10 Tác phẩm từng bị cấm phát hành nhưng lại trở thành những cuốn sách hay nhất mọi thời đại
Dù gây tranh cãi liên quan tới đạo đức, chính tri... dẫn tới việc bị cấm xuất bản trong một thời gian dài nhưng đây vẫn là những tác phẩm được nhiều người yêu sách tìm đến...
10 Tác phẩm từng bị cấm phát hành nhưng lại trở thành những cuốn sách hay nhất mọi thời đại.
Dù gây tranh cãi liên quan tới đạo đức, chính tri... dẫn tới việc bị cấm xuất bản trong một thời gian dài nhưng đây vẫn là những tác phẩm được nhiều người yêu sách tìm đến.
Brave New World (Aldous Huxley -1932): Nội dung về những điều chướng tai gai mắt trong giai đoạn công nghiệp hóa và xã hội ngày càng tha hóa. Sách bị chính quyền Ireland phất cờ vì đề cập thẳng thừng đến vấn đề sinh đẻ nhạy cảm. Nhiều trường tại Mỹ cũng thu hồi Brave New World do nó có “nội dung tiêu cực”. |
|
The Grapes of Wrath (John Steinbeck - 1939): Dành giải Pullitzer, tác phẩm viết về lạm phát và hậu quả của nó lên người nghèo. The Grapes of Wrath bị cấm do phản ánh đúng sự thật không mấy huy hoàng của cường quốc Mỹ một thời. |
|
Tropic of Cancer (Henry Miller - 1934): Viết theo ngôi kể thứ nhất, Tropic of Cancer là cuộc hành trình của tác giả thời mới đến Pháp. Sách chứa nhiều câu chuyện về các mối tình Henry Miller trải qua, bị tòa Thượng thẩm Pennsylvania thu hồi, phán quyết “nó không phải là tiểu thuyết, tệ không khác gì rác rưởi - một tác phẩm đồi trụy đáng kinh tởm”. |
|
Slaughterhouse-Five (Kurt Vonnegut - 1969): Bị Hiệp hội thư viện Mỹ ALA xếp vào sổ đen, Slaughterhouse-Five kể về Billy Pilgrim – lính Mỹ bị hoang tưởng sau thời gian bị quân Đức nhốt tại một lò mổ cũ. Chính phủ Mỹ rõ ràng không muốn thế hệ trẻ biết nhiều về một cuộc chiến khác nhiều cựu binh phải chịu. |
|
The Satanic Verses (Salman Rushdie - 1988): Truyện kể về Gibreel Farishta – ngôi sao Bollywood sống sót sau tai nạn máy bay và hành trình tìm ánh hào quang tại nước Anh. Một hành khách thoát nạn khác là Saladin Chamcha - một người nhập cư bình thường – lại có cuộc sống khó khăn. The Satanic Verse được cho là phỉ báng đạo Hồi và bị cấm tại nhiều nước như Venezuela, Nhật và Mỹ. |
|
The Perks of Being a Wallflower (Stephen Chbosky -1999): Nội dung về cậu bé Charlie thường xuyên trao đổi thư tín với một người bạn nặc danh. Trong đó cậu miêu tả chi tiết về các vấn đề nhức nhối thanh thiếu niên thường gặp như sống khép mình, thắc mắc về giới tính, bị bạo hành và nghiện thuốc. Nhiều thư viện Mỹ từ chối lưu The Perks of Being a Wallflower do nội dung đề cập đến vấn đề đồng tính. |
|
Things Fall Apart (Chinua Achebe - 1958): Tác phẩm này không được Malaysia lưu hành do nội dung động chạm đến chế độ quân chủ và những mặt tối của nó. Truyện kể về Okonkwo – một nhà lãnh đạo tại quốc gia Umofia và công cuộc truyền bá chế độ quân chủ và đạo Thiên chúa tại đây. |
|
American Psycho (Bret Easton Ellis - 1991): Ai từng xem bộ phim Mỹ điên chắc đều hiểu tại sao nguyên bản truyện lại gây tranh cãi đến vậy. Sách bị hạn chế lưu hành tại nhiều quốc gia như Đức, Canada, Australia… Nội dung về doanh nhân Patrick Bateman thành công nhưng mắc chứng bệnh tâm thần với sở thích quái gở là giết chóc. |
|
The Metamorphosis (Franz Kafka - 1915): Truyện kể về thương nhân Gregor Samsa bất ngờ biến thành côn trùng khổng lồ và bị xa lánh. Anh bị nhốt trong phòng và bị quên lãng. Tác phẩm của Kafka bị cấm tại các quốc gia Phát xít và Soviet cũ. |
|
Lolita (Vladimir Nabokov - 1955): Nội dung cuốn sách gây tranh cãi về mối tình không chính thống giữa bố dượng và con vợ trong cùng một gia đình. Chuyện kể về học giả Pháp Humbert Humbert và nỗi ám ảnh của ông với các cô gái trẻ. Humbert và con riêng của vợ vướng vào quan hệ tình cảm và bỏ nhà chạy trốn. Sách bị chính phủ Pháp thu hồi và coi là văn hóa phẩm đồi trụy. |