Hội chợ phù hoa (Vanity Fair) nổi bật trong danh sách này như một tác phẩm vĩ đại thời kỳ Victoria, được viết và xuất bản giữa thời kì phát triển của dòng văn học Anh. Trên thực tế, Thackeray rất oai phong trên đỉnh cao quyền lực của mình (vài người cho rằng ông ta không hề viết gì, hay không hề sắc bén một tí nào) đến mức Charlotte Bronte đã đề cập đến trong lời đề tựa tác phẩm Jane Eyre (Đứng thứ 12 trong danh sách này) tên của tác giả Hội chợ phù hoa.
Một trăm năm sau sự xuất bản của Clarissa (đứng thứ 4 trong danh sách), Thackeray không chỉ miệt mài hăng say vì tính khả thi của thể loại này, mà ông còn tiến hành minh họa tác phẩm của mình trên một vài bản khắc gỗ giá rẻ. Hội chợ phù hoa được xuất bản theo dạng series (bao gồm những đọan kết treo đáng lưu ý, ví dụ như đoạn Becky Sharp tiết lộ đám cưới của cô ấy với Rawdon Crawley) từ tháng một 1847 đến tháng sáu 1848. Thackeray, trong khí thế cao nhất, sử dụng cách thức truyền thống, vượt mặt tất cả những nỗ lực ông từng thể hiện với vai trò là một nhà văn, với những tác phẩm như May mắn của Barry Lyndon (1844)
Bản phác thảo ban đầu của tác phẩm, với tên tạm thời là “quyển tiểu thuyết không có anh hùng” thiếu vắng hình bóng vô cùng quan trọng của William Dobbin, một nhân vật tốt một cách hoàn hảo và vô cùng đáng yêu vốn là hình mẫu từ chính Thackeray. “Hội chợ phù hoa”, tên gọi xuất phát từ một phút xuất thần khi tác giả đang nằm trên giường một đêm nọ, trên thực tế bắt nguồn từ tác phẩm Pilgrim’s Progress (đứng thứ 1 trong danh sách này), và hội chợ được đề cập đến được dựng nên bởi hai con quỷ là Beelzebub và Appolyon trong thị trấn Vanity. Không như Bunyan, Thackeray khó được xem như một tín đồ thiên chúa, hơn hết ông có hứng thú với một cuộc đời đầy lạc thú và giàu sang, và ông cũng chính là người, bằng chứng lấy từ những lá thư của ông, đánh giá Kinh Thánh vừa lố lăng vừa nhạt nhẽo. Với tựa đề của mình, “Hội chợ phù hoa” đem lại sắc thái miêu tả xã hội rõ ràng hơn, hơn là tựa đề “Sự hư ảo của lửa thiêng” (The Bonfire of the Vanities) được viết bởi Tom Wolfe (người cũng tự minh họa cho tác phẩm của mình) năm 1987.
Dự định của Thackeray là chủ trương châm biếm và hiện thực. Viết vào khoảng giữa thế kỉ, ông đặt siêu phẩm của mình trong thời kì Nhiếp Chính Anh quốc, giữa cuộc chiến tranh Napoleon, với ý định những giá trị từ câu chuyện sẽ thể hiện cân xứng với chính thời kỳ của mình. Nếu đối chiếu hiện tại thì việc làm này cũng như thể những tiểu thuyết gia văn học hiện đại đặt bối cảnh giữa chiến tranh thế giới thứ hai, hay trong những cuộc oanh tạc.
Đỉnh cao của tiểu thuyết đi cùng với cuộc chiến Waterloo. Không như Tolstoy, người viết tác phẩm Chiến tranh và hòa bình vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ Hội chợ phù hoa, Thackeray rất hiếm khi đề cập đến những chi tiết về quân đội, và chọn để những cảnh chiến đấu ngoài trang sách. Điều này làm những cảnh bạo lực càng tạo ấn tượng hơn, như cái chết của George Osborne, “nằm úp mặt, chết, với một viên đạn xuyên tim” trên chiến trường Waterloo, như thể xảy ra trong một đoạn văn tường thuật.
Thackeray nắm rõ độc giả của mình và không ngừng làm gián đoạn câu chuyện và trêu đùa độc giả (“chương hiện tại (8), rất êm dịu. Những chương khác – nhưng chúng ta sẽ không đoán trước”). Câu chuyện, ngược lại, không hề bị chê trách nhiều. Một Becky Sharp toan tính lém lỉnh, và người bạn ngọt ngào, tận tụy Amelia Sedley của cô ta hoàn toàn xứng đôi với gã George Osborne chơi bời đểu cáng và chàng William Dobbin vụng về, tốt tính. Những câu chuyện đời sống của từng cặp đôi làm cho câu chuyện vô cùng mang tính đối xứng.
Chìa khóa của sự thần kỳ trong quyển tiểu thuyết này, ngoại trừ cái hay của việc thể hiện một xã hội trong thời nhiếp chính rỗng tuếch, chính là ở sự tương phản giữa một Becky mưu mô, một trong những nhân vật nữ chính tuyệt với nhất và một William vụng về, nhưng đầy trách nhiệm, luôn ôm ấp một tình yêu son sắt dành cho Amelia, như thể chính hình bóng của Thackeray trong tình yêu với một người phụ nữ đã có chồng.
Cuối cùng, hơn hết, với tất cả chủ nghĩa hiện thực của mình, Hội chợ phù hoa là một buổi biểu diễn xuất sắc của một tác giả đã nhận ra thế mạnh của mình. Series này đã đem lại danh tiếng cho tác giả của nó, chính Thackeray đã tự đánh giá câu chuyện của mình với một sự tán đồng đầy tính sân khấu: “Nào những đứa trẻ, hãy đóng hộp đồ chơi và quên đi những con rối, tác phẩm của chúng ta đã được biểu diễn rồi.”
Vài lưu ý:
Hội chợ phù hoa, với tên phụ là “Quyển tiểu thuyết không có anh hùng”, được xuất bản lần đầu tại Punch, sau đó xuất bản (với cùng nội dung đánh máy) bởi Bradbury và Evans của Bouverie Street vào tháng 7 năm 1848. Phần chỉnh sửa và ngôn ngữ gọn gàng hơn được xuất hiện năm 1853, không kèm minh họa. Hội chợ phù hoa là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Thackeray được xuất bản dưới tên thật của ông ta. Để nhấn mạnh thêm sự tự tin, trong bản giới thiệu bản xuất bản năm 1848, ngày 28 tháng 6, tác giả đề cập: “lòng tốt nhận được từ những thị trấn danh giá nhất ở Anh… nơi có những đánh giá tán thành nhất từ những người lập lên Press, và Nobility và Gentry. Ông ta tự hào là Những con rối của mình đem lại sự hài lòng cho những công ty tốt nhất tại vương quốc này.”
Một vài tác phẩm khác
The yellowplush Papers, The luck of Barry Lydon, Pendennis; The history of Henry Esmond; The Newcomes.
Anh Tô (bookaholic.vn- theo Guardian)