Arthur Hailey (người Anh có quốc tịch Canada) (1920 - 2004) là tác giả của mười một cuốn best-sellers, trong đó có "Bản tin chiều" đã được dựng thành phim. Ông có 11 tiểu thuyết bán rất chạy được in ở 40 quốc gia với 170 triệu bản.
Hailey được coi là người trường vốn trong sự nghiệp sáng tác. Những cuốn truyện ông viết đã vượt khỏi quê hương, được xuất bản trên 40 nước với hơn 170 triệu bản. Điểm nổi bật trong tác phẩm của ông là những nhân vật có xuất xứ rất tầm thường nhưng khi bị đẩy vào hoàn cảnh bi hùng đã vượt lên thành một số phận khác.
Sinh ngày 5/4/1920, Hailey sớm phải bỏ học ở tuổi mười bốn, bởi cha mẹ không đủ tiền chu cấp ăn học cho con trai. Sau đó, chàng trai Arthur trở thành phi công trong quân chủng Hoàng gia Anh trong đại chiến 2. Năm 1947, nhà văn tương lai rời bỏ xứ sở sương mù đến Canada và nhập quốc tịch tại đây. Thời gian đầu nơi đất khách, Hailey phải kiếm sống như một nhân viên tiếp thị cho nhà máy sản xuất máy kéo. Được một thời gian thì việc viết lách đã cám dỗ Hailey. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông là The Final Diagnosis, xuất bản năm 1959, kể về một bác sĩ chẳng may gây ra cái chết với một bé sơ sinh.
Mải mê với những con chữ trong một thập kỷ, rồi ông trở về công việc kinh doanh, chỉ ngồi vào bàn viết như một thú vui.
Bà vợ của Hailey cho biết, nhà văn rất khiêm tốn và giản dị, nhưng ông có một niềm hân hoan đặc biệt khi đọc những bức thư của độc giả tán dương tác phẩm mình. Hậu duệ của ông dự định sẽ tổ chức một bữa tiệc tưởng nhớ ông vào tháng giêng theo đúng nguyện ước của người quá cố.
Mười bốn tuổi đã nghỉ học vì cha mẹ không đủ tiền cho ông đi học tiếp, Arthur Hailey tham gia thế chiến thứ 2 với tư cách là phi công trong không lực hoàng gia Anh và trở thành nhà văn khi xuất bản tác phẩm đầu tay The final diagnoisis vào năm 1959.
Arthur Hailey có cách viết tiểu thuyết rất hấp dẫn, mô tả những người bình thường trong hoàn cảnh bất thường. Năm 2001 ông nói với hãng tin AP: "Tôi không thật sự tạo ra ai cả. Tôi chỉ lấy từ đời thật". Một số tác phẩm của ông đã được ra tiếng Việt như Phi trường, Bản tin chiều, Trong khách sạn...
***
Partridge biết anh đã tính toán sai. Họ đã bi chậm rất nhiều.
Cái anh không tính tới khi chọn Sion thay vì chọn điểm hẹn gần hơn là xuồng gặp sự cố. Việc đó xảy ra khoảng hai tiếng sau khi rời Nueva Esperanza, tức là còn một tiếng nữa mới đến chỗ họ bỏ thuyền lên bờ và bắt đầu đi bộ tới điểm đỗ máy bay.
Cả hai máy vẫn đang hoạt động bình thường tuy kêu hơi to, thì bỗng chuông trong máy bên trái xuồng réo ầm lên, Ken O’Hara lập tức giảm ga, về số không, và tắt máy. Chuông và máy đều im lặng.
Chiếc máy ở mạn phải vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng lúc này xuồng chạy chậm hẳn lại.
Partridge bước về phía cuối xuồng và hỏi O’Hara: "Sao thế? Liệu có sửa được không?".
"Tôi e rằng không", O’Hara trả lời. Anh đã tháo nắp máy và đang xem xét bên trong. "Máy nóng quá, vì thế chuông báo. Nước làm mát máy rất trong, chứng tỏ bơm đã hỏng. Cho dù tôi đủ dụng cụ tháo rời máy ra, có thể vẫn cần phụ tùng thay thế. Mà chúng ta không có cả hai thứ…". Anh bỏ lửng không nói hết câu.
"Tức là chắc chắn không thể chữa được nữa?".
O’Hara lắc đầu: "Rất tiếc là vậy, Harry ạ".
"Nếu cứ cho chạy tiếp thì sao?".
"Máy sẽ hoạt động một thời gian ngắn, rồi lại bị nóng. Sau đó máy quá nóng, pittong và xilanh chảy dính với nhau. Rồi chỉ còn mỗi một việc là quẳng ra bãi rác".
"Cho chạy đi", Partridge bảo. "Nếu không còn cách nào khác, cứ chạy được chừng nào hay chừng ấy". "Được thôi, anh là thuyền trưởng mà", O’Hara trả lời, mặc dù anh rất ghét làm hỏng chiếc máy, mà giá ở hoàn cảnh khác vẫn chữa chạy được.
...
Mời các bạn đón đọc
Bản Tin Chiều của tác giả
Arthur Hailey.