Sau hào hứng hơi vô sỉ của cuốn Người đàn bà đánh phấn, và tính phi đạo đức rõ ràng của các nhân vật, tác giả buộc phải, và tác giả cũng muốn thay đổi phong cách và tất cả. Thời đại của chúng ta ít có chỗ bíu cho mơ mộng, tác giả không ẩn mình trong một tháp ngà hố??c trong một nông thôn hẻo lánh để thả mình vào cảm hứng trữ tình đã bắt đầu thiết hụt trong tác giả, vì vậy phải dứt khoát thay đổi thời đại. Do đó câu chuyện phải là sôi sục, nếu không thì nhạt nhẽo, cốt truyện phải diễn ra vào năm 1830 và nó phải có phong cách thời đại, Vì thế tác phẩm Bão Lặng ra đời.
***
Françoise Sagan – tên thật là Françoise Quoirez – là nhà văn, nhà biên kịch người Pháp. Sagan đã được nhà văn François Mauriac ca ngợi là "một tiểu quái quyến rũ" trên trang nhất của tờ báo Le Figaro, Sagan nổi tiếng về các tác phẩm với những chủ đề cực lãng mạn liên quan đến các nhân vật tư sản giàu có và bị vỡ mộng. Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Sagan là quyển tiểu thuyết đầu tiên của bà - Bonjour Tristesse (Buồn ơi, chào mi) (1954) - được viết khi bà còn là một thanh thiếu niên.
Sagan sinh tại Cajarc, Lot, trong một gia đình khá giả, là con của Pierre và Marie Quoirez. Sagan là con út trong số 4 anh chị em (Suzanne (1924), Jacques (1927) và Maurice (chết non). Trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai gia đình bà sống ở vùng Dauphiné, rồi Vercors. Cụ nội của Sagan là một người Nga xuất xứ từ Sankt-Peterburg. Khi là học sinh trung học, Sagan đã thích đọc các tác phẩm của các nhà văn Jean Cocteau, Arthur Rimbaud, Marcel Proust, Stendhal, Flaubert, William Faulkner, Ernest Hemingway, Albert Camus, Francis Scott Fitzgerald, André Malraux và Jean-Paul Sartre; sau đó đã làm bạn với Sartre (Sagan thường ăn điểm tâm buổi sáng với Sartre ở tiệm Closerie des Lilas). Năm 1951, sau khi thi trượt bằng tú tài, Sagan đã dành một mùa hè học vội để thi lại và đã đậu. Sau đó Sagan ghi danh xin học Đại học Sorbonne, nhưng năm 1953 đã bị trượt Chứng chỉ dự bị đại học.
Bút hiệu "Sagan" được lấy từ nhân vật "Princesse de Sagan" trong quyển À la recherche du temps perdu (Đi tìm thời gian đã mất) của Marcel Proust. Quyển tiểu thuyết đầu tay Bonjour Tristesse của Sagan được xuất bản năm 1954, khi bà mới 18 tuổi, nói về cuộc sống của một cô gái tên Cécile 17 tuổi ham vui cùng mối quan hệ với người bạn trai và người cha playboy ngoại tình của cô, đã lập tức có tiếng vang quốc tế.
Các nhân vật của Sagan - đã trở thành một chút biểu tượng cho những thanh thiếu niên bị vỡ mộng - theo một cách nào đó đều tương tự như các nhân vật của nhà văn Mỹ JD Salinger. Trong suốt sự nghiệp văn học kéo dài đến năm 1998, Sagan viết hàng chục tác phẩm, trong đó nhiều truyện đã được quay thành phim. Bà duy trì một văn phong chân phương của lối tiểu thuyết tâm lý Pháp, ngay cả khi phong trào tiểu thuyết mới đang thịnh hành. Những lời đối thoại giữa các nhân vật của bà thường được coi là có hàm chứa sắc thái chủ nghĩa hiện sinh. Ngoài các tiểu thuyết, kịch, và một cuốn tự truyện, bà cũng đã viết lời bài hát và kịch bản phim.
Trong thập niên 1960, Sagan đã dành nhiều thời gian để viết kịch; tuy nhiên - mặc dù phần đối thoại giữa các nhân vật kịch được khen là xuất sắc - nhưng kịch của bà không được thành công nhiều. Sau đó, bà đã tập trung vào sự nghiệp viết tiểu thuyết.
***
Mùa hè năm 1835 ở Charante thực sự là một mùa hè sôi động nhất mặc dù tôi luôn ở trong một tâm trạng giận dữ điên cuồng. Những vị khách trẻ trung tài hoa, các nhạc sĩ, nhà văn, những phụ nữ trẻ đẹp đi đi về về tới vài chục lần giữa Paris và Angoulême, mỗi lần họ ở lại vài ngày với Flora và chàng thi sĩ trẻ của cô. Họ là những người hết sức vô tư, sống theo phong cách thoải mái, không già nua khô hạnh như chúng tôi. Gildas và Flora thực sự hạnh phúc - không phải riêng tôi mà tất cả mọi người đều nhận ra điều ấy. Chúng tôi, những vị khách bản địa luôn được mời tới trong những dịp ấy và lấy làm thú vị khi tiếp xúc với những con người đầy tri thức và dí dỏm sắc sảo, được tham dự những cuộc nói chuyện đầy kiến thức cao siêu của họ...
Tôi thực sự xấu hổ vì những gì mình vừa viết. Tôi cảm thấy cay đắng và bất công. Nói cho cùng thì bạn bè của Gildas và Flora là những người Paris, họ vô tư, thư thái và sống quả quyết hơn chúng tôi. Họ sống thân thiện, sôi động và nhiệt tình. Dưới sự đánh giá khách quan của họ thì tất cả những gì vốn là niềm tự hào của Aquitaine rốt cuộc chỉ là sự khổ hạnh đáng buồn, niềm tin mù quáng của hầu hết những người phụ nữ cuồng tín nơi đây đối với xứ đạo của họ sẽ khiến người ta phát hiện ra rằng ở họ không bao giờ có một dấu hiệu nào của cuộc sống đồi bại. Trong số khách khứa của Flora, những người đàn ông không bao giờ xuất hiện hai lần với cùng một người phụ nữ. Song những mối quan hệ đó diễn ra một cách kín đáo, không bao giờ gây ra một điều tiếng gì. Với họ, việc thay đổi bạn tình liên tục là một việc hết sức bình thường. Không ai tỏ ra thắc mắc, ngạc nhiên về việc người ta có thể lại bắt đầu một mối quan hệ dan díu mới ngay lập tức sau khi vừa cắt đứt mối quan hệ cũ. Là trung tâm của những cuộc vui của cách sống đơn giản và có vẻ hạnh phúc ấy, Flora và Gildas dường như là hiện thân của niềm hạnh phúc. Điều này thì không chỉ chúng tôi nhận ra không chỉ chính tôi, một kẻ chìm sâu trong niềm tuyệt vọng trước hạnh phúc của họ, nhận ra mà cả những người bạn Paris của họ - những người mà không dè dặt giấu giếm sự ngưỡng mộ đối với mối quan hệ rực rỡ và chung thủy đó.
...
Mời các bạn đón đọc
Bão Lặng của tác giả
Francoise Sagan.