DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Bức Họa Maja Khỏa Thân - Samuel Edwards

Tác giả Samuel Edwards
Bộ sách
Thể loại Kinh điển
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 6140
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Samuel Edwards Tiểu thuyết Kinh Điển Lịch Sử Văn học Mỹ Văn học phương Tây
Nguồn vuontaodan.net

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
BỨC HOẠ MAJA KHOẢ THÂN của Samuel Edwards là một cuốn tiểu thuyết lịch sử sôi động và hấp dẫn từ đầu đến cuối, một cuốn sách nồng nàn hơi ấm tình yêu Tổ Quốc, tình yêu tự do, công lý, tình yêu nghệ thuật, một cuốn sách phản ánh lịch sử và nghệ thuật trên quan điểm tiến bộ của thời đại chúng ta.

Ít có cuốn sách nào viết về một nghệ sĩ của quá khứ mà lại sinh động, phong phú và chứa đựng được nhiều tư tưởng tốt đẹp đến như vậy. Phải yêu và phải hiểu Gôya đến thế nào, và hơn nữa phải có một tình yêu sâu sắc đối với đất nước và nhân dân lao động Tây Ban Nha như thế nào, phải hiểu và đồng cảm với nghệ thuật và nghệ sĩ đến thế nào… mới có thể tái hiện lại cả một đất nước và con người vĩ đại qua mấy trăm trang sách làm say mê mọi người…

Samuel Edwards, một nhà văn tiến bộ Mỹ chưa phải là một tên tuổi lớn của văn học thế giới, nhưng rõ ràng chỉ với tác phẩm này thôi, đóng góp của ông thật đáng quý và đáng ghi nhận cho thể loại tiểu thuyết lịch sử và thể loại truyện danh nhân.

Nhưng tại sao lại có tiêu đề BỨC HOẠ MAJA KHOẢ THÂN? – Đó là một bức tranh danh hoạ của thiên tài Gôya, kết quả của tình yêu nghệ thuật và của những giây phút đắm say trong tình yêu của nghệ sĩ với Maria Cayettana, một phụ nữ quý tộc lừng danh tiêu biểu cho khát vọng tự do, dân chủ, cho ý chí chống lại triều đình phong kiến mục nát.

Toà án Giáo hội Tây Ban Nha, một công cụ của chế độ chuyên chế tàn ác, đã đưa bức hoạ này ra như một bằng chứng để kết tội hoạ sĩ. Chúng cho rằng vẽ người trần truồng là chống lại Thượng đế, chống lại con người là trọng tội. Nhưng Gôya, với lòng yêu và kính trọng vẻ đẹp của con người, vì những thôi thúc chống lại chế độ chuyên chế tàn bạo đè bẹp con người dưới những tín điều kinh viện học trung cổ của nó, đã dõng dạc trả lời:

- Thân thể trần truồng của đàn bà là tác phẩm tuyệt mỹ của tạo hoá, còn ý thức về sự tà dâm, về sự trần truồng ấy là sản phẩm của bản chất gian manh!

Cần phải đặt bức tranh vào bối cảnh lịch sử đã sản sinh ra nó để hiểu nó và hiểu Gôya, và hiểu vì sao tiểu thuyết này lại mang tên bức tranh ấy, một cái tên có ý nghĩa ẩn dụ, tuyệt nhiên chẳng phải vì muốn khơi gợi một ý nghĩ không lành mạnh nào…

Cuối tiểu thuyết này có những ưu điểm lớn: qua cuộc đời của một nghệ sĩ, nó làm ta hiểu và yêu cả một đất nước, một dân tộc. Dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ chuyên chế, những người lao động Tây Ban Nha luôn luôn nung nấu một ý chí đấu tranh cho tự do, công lý. Những con người bình thường ấy là bạn của Gôya, cũng như chính Gôya vĩ đại là con của một người thợ mộc bình thường ở một miền quê. Và khi quân xâm lược Pháp tới, những con người ấy đã đứng lên, cầm vũ khí, vào rừng sâu, chống giặc. Đất nước của những trận đấu bò tót, của những đấu sĩ bò tót (matađo) của những người áo vải, những người cùng khổ, những cô “maja”, đất nước của Xecvantec, của Gôya và của Picatxô sau này… đấy là một đất nước trong đau thương vẫn nồng thắm tình yêu đời, tình yêu công lý.

Những người Việt Nam chúng ta, qua kinh nghiệm của bản thân mình, qua cuộc chiến đấu mấy chục năm cho độc lập, tự do của Tổ quốc, thông cảm sâu xa điều này. Và cuộc đời của một nghệ sĩ vĩ đại như Gôya bao giờ cũng gắn liền với vận mệnh của Tổ quốc và nhân dân mình.

Bản thân cuộc đời Gôya là sôi động và phong phú. Nhưng nếu chỉ qua tóm lược tiểu sử hay qua sự thể hiện vụng về, sơ lược, sự phong phú ấy sẽ bị rơi rụng gần hết. Phải tái hiện lại. Nhưng bằng cách nào? Không thể bịa đặt, thêm thắt, mà phải căn cứ vào những sự kiện có thực trong cuộc đời nghệ sĩ, rồi bằng sự hiểu biết và rung cảm của mình đối với cuộc sống Tây Ban Nha thời đại Gôya, mà chắp cánh cho trí tưởng tượng và dựng lại cuộc đời ấy như chính mình từng chứng kiến.

Như thế cuốn sách làm phong phú thêm chứ không làm nghèo đi cuộc đời Gôya, mà vẫn chân thật, một sự thật đầy tính nghệ thuật, nghĩa là một sự chân thật có cân nhắc, chọn lọc và đạt đến sự hoàn mỹ. Có thể xem cuốn sách là một trong những mẫu mực về viết danh nhân lịch sử, danh nhân văn hoá.

Chúng tôi đã từng đọc Pie đại đế của A. Tôlxtôi, một mẫu mực (tuy A. Tôlxtôi chưa viết xong) về tiểu thuyết lịch sử. Cuốn sách này là một mẫu mực khác, của một tác giả khác viết về đất nước khác.

Chúng tôi hy vọng rằng với việc xuất bản cuốn sách này sẽ cung cấp thêm một tài liệu tham khảo về việc viết danh nhân ở nước ta. Và tỉnh Nghĩa Bình, quê hương của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, quê hương của Đào Tấn, quê hương của đồng chí Phạm Văn Đồng… mong mỏi có được những cuốn sách tái hiện cuộc đời của các danh nhân ấy trong cuộc đời của đất nước và nhân dân ta qua mấy thế kỷ đấu tranh kiên cường, bất khuất.

Như thế, mặc dù rất hấp dẫn – cái hấp dẫn trước hết là thuộc về chất liệu, về nội dung hừng hực sôi động của cuộc đời Gôya, thuộc về nghệ thuật biểu hiện của tác giả, cuốn sách này mang trong nó những chủ đề lớn, rất gần gũi với tâm hồn dân tộc ta. Đây không phải thuộc loại sách hấp dẫn bằng cái màu mè bên ngoài, cái nhảm nhí nhất thời, mà hấp dẫn bằng quy luật vĩnh cửu của cuộc đời và nghệ thuật: tư tưởng sâu sắc, nghệ thuật trác việt.

Vậy xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc danh tác về Gôya này của Samuel Edwards với hy vọng sẽ mở rộng thêm chân trời văn hoá và nghệ thuật của tất cả chúng ta, chân trời tuy xa mà ích lời thì gần gũi trong mỗi cuộc đời chiến đấu cho độc lập tự do, cho nền văn hoá, nghệ thuật mới xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
SỞ VĂN HOÁ và THÔNG TIN NGHĨA BÌNH​
***
Bức họa Maja khỏa thân (La Maja Nue) tác phẩm của Samuel Edwards, viết về Francisco José de Goya y Lucientes – họa sĩ người Tây Ban Nha, người theo trường phái lãng mạn từ thế kỷ 19 cho đến tiền bán thế kỷ 20. Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử không chỉ viết về một phần đời của người họa sĩ tài hoa mà còn cung cấp cho người đọc một một cái nhìn khái quát nhưng rất chân thực và sống động về lịch sử đất nước Tây Ban Nha thời ấy, những quan điểm về đấu tranh cho tự do, những giằng xé tâm lý giữa trách nhiệm, nghĩa vụ, tình yêu, lý tưởng, niềm kiêu hãnh và danh dự…
Cuốn sách không làm công việc tóm tắt cuộc đời và tác phẩm của người nghệ sĩ, mà thay vào đó, bằng ngôn từ đã xoáy sâu vào phần tâm thức của Goya, ảnh hưởng của phần tâm thức này trên những bức họa mà ông vẽ “…Nó cay độc và tàn nhẫn – song chân lý nhiều khi tàn ác có phải không? Tranh của ông làm tôi có cảm giác như tận mắt nhìn thẳng vào sự thật. Rõ quá. Đáng sợ quá. Tại sao như vậy?...”
Tác giả Samuel Edwards cũng nêu ra trong truyện những vấn đề tác động đến tình cảm giữa hai con người không cùng giai cấp Goya và nữ Công tước Maria, họ tuy khác biệt nhau nhưng lại cũng rất giống nhau. Họ cuốn hút nhau không chỉ bởi vẻ đẹp bề ngoài mà còn bởi lòng tự tôn và lý tưởng mà họ mang trong mình. Hai con người này, vừa kiêu hãnh lạnh lùng, lại vừa nồng nàn say đắm, trong xã hội nước Tây Ban Nha phong kiến, thoáng qua tưởng chừng như chẳng thể nào đến được với nhau bởi ngăn cách giữa họ là những vấn đề có thể hoặc không thể dễ dàng trả lời, nhưng khi chịu khó đọc kỹ và ngẫm nghĩ vẫn có thể nhận thấy lời yêu chưa ngỏ, khao khát biện minh cho chính mình của Goya, tỉ như đoạn ông đáp trả những lời buộc tội của nữ Công tước về bức biếm họa của mình “…Tôi thấy dường như trong cuộc sống, sự thật cái mà ta gọi là chân lý ấy, mang bộ mặt của ác quỉ. Nhưng quỉ dữ không làm ta sợ hãi, nếu ta dám nhìn thẳng vào mặt nó. Chỉ khi nào ta tìm cách tự đánh lừa mình, chỉ khi nào ta cố tình và hèn nhát lẩn trốn trong sự dối trá thì đó mới là điều nguy hiểm…”.
Cuốn truyện cuốn hút không chỉ bởi câu chuyện tình yêu của họa sĩ và nữ Công tước mà còn trải ra trước mắt bạn là cả một đất nước Tây Ban Nha với đủ mọi tầng lớp, từ vua chúa, quý tộc tới thị dân, đấu sĩ, những cô “maja” phục vụ trong quán rượu, với đủ mọi bộ mặt của lớp người đại diện cho nó và còn nhiều nhiều nữa những ẩn ý nằm sâu trong từng câu chữ và câu truyện quanh bức họa Maja khỏa thân.
Người đọc nào chưa có điều kiện đọc và tìm hiểu lịch sử cũng như nền hội họa châu Âu trong nửa đầu thế kỷ mười chín, qua cuốn tiểu thuyết này có thể có được một cái nhìn tổng quan và hiểu biết thêm.
Sau tất cả, khi khép lại cuốn truyện này, đọng lại trong tôi là là những xúc cảm rất thực, đau đáu nỗi niềm của nữ Công tước Maria và Goya, người nghệ sĩ – họa sĩ tài hoa, cả hai đều chất chứa trong tim mình tình yêu dành cho tổ quốc, và tình yêu họ dành cho nhau đan xen trong đó, họ “mắc nợ” nhau:
Anh mắc nợ em một lời xin lỗi
Em mắc nợ anh một đời nông nổi
Và cũng bởi “duyên” và “nợ” mà họ luôn đau đáu hướng về nhau. Họ đã minh chứng trong chuyện tình của mình một chân lý mà dù ở thời đại nào tôi vẫn thấy đúng “ Trong tình yêu, không có chỗ cho hận thù và lòng kiêu ngạo”– Phải. Cho đi để đón nhận hạnh phúc, vì sao phải mãi so đo thiệt hơn?
Trân trọng giới thiệu tác phẩm này với các bạn.
 
Mời các bạn đón đọc Bức Họa Maja Khỏa Thân của tác giả Samuel Edwards.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000