Tính đến năm 2007, Vở kịch The Mousetrap (Cái bẫy chuột) của Agatha Christie hiện đang giữ kỷ lục vở kịch được công diễn lâu nhất trong lịch sử sân khấu London, ra mắt lần đầu tại rạp Ambassadors Theatre ngày 25 tháng 11 năm 1952 và vẫn tiếp tục được diễn cho đến nay với trên 20.000 buổi diễn. Nội dung của nó kể về một vụ án mạng có thật, từng gây chấn động Vương quốc Anh vào năm 1945.
Chiến tranh thế giới thứ hai, Vương quốc Anh là một trong những đế quốc tham chiến sớm nhất. Cho đến ngày hiệp ước đình chiến được các bên ký kết, tổng thiệt hại về người của đảo quốc sương mù cho cuộc chiến này là 320.000 người. So với những quốc gia tham chiến khác như Liên Xô, Đức, Ba Lan… thì con số này rất "nhỏ". Thế nhưng, chỉ tính riêng tại Vương quốc Anh, thì con số này lớn vô cùng.
Ngày 9/1/1945, cậu bé Dennis O’Neill - 13 tuổi bị phát hiện đã chết trong tình trạng thể chất vô cùng kinh khủng. Cậu bé gần như chỉ còn một bộ da bọc xương, cơ thể bầm dập những vết đòn roi, vết đòn cũ chưa mờ thì đã bị che lấp bởi những trận đòn kế tiếp. Dennis và em trai Terence - 11 tuổi, được một đôi vợ chồng trung niên nuôi nhận ở một nông trại hẻo lánh tại Shropshire.
13 giờ chiều, mẹ nuôi của Dennis - bà Esther Gough gọi điện báo với bác sỹ rằng Dennis đã ổn định, sức khỏe đang hồi phục. Thế nhưng đến 15h cùng ngày, khi vị bác sỹ đến nông trại, Dennis đã chết. Và theo khám nghiệm tử thi cũng như kết luận từ các bác sỹ, Dennis đã chết nhiều giờ trước đó. Nước Anh một phen chấn động về cái chết của Dennis.
Thời điểm ấy, báo chí xứ sở sương mù chỉ đưa tin về những chiến thắng của quân đội Anh trước phe phát-xít, về hàng nghìn kẻ thù bị tiêu diệt trong ở mỗi chiến trường, về những thiệt hại của người Anh trong cuộc chiến. Vậy nhưng, hình ảnh về cái chết thương tâm của Dennis O’Neill vẫn khiến tất cả phải ngậm ngùi.
Kết quả khám nghiệm tử thi gây sốc với tất cả. Dennis bị trụy tim do bị đánh quá mạnh vào lồng ngực. Cậu bé bị giết, chứ không phải vì chết đói nữa. Dennis chết, chỉ 2 ngày trước sinh nhật tuổi 13. Và phải có kẻ phải chịu trách nhiệm cho tội ác này.
***
Agatha Christie sinh năm 1890 tại Torquay, Anh. Cha bà tên là Frederick Miller, nên tên khai sinh của bà là Agatha Miller. Hồi còn nhỏ, Agatha không được tới trường mà chỉ được gia đình thuê gia sư về dạy dỗ tại nhà.
Là một đứa trẻ nhút nhát, khó có thể diễn tả chính xác ý kiến của mình, ban đầu bà tìm đến âm nhạc như một cách giải tỏa tâm sự và sau này là viết sách. Năm 1914, bà kết hôn với Archie Christie, một phi công chiến đấu. Trong khi đức lang quân bận rộn chiến đấu ngoài chiến trường thì bà làm y tá trong bệnh viện. Chính trong thời kỳ này, ý tưởng viết tiểu thuyết trinh thám đã nảy sinh trong tâm trí bà. Chỉ một năm sau bà đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên Những bí ẩn vùng Styles, nhưng phải tới 5 năm sau nó mới được xuất bản (1920).
Agatha Christie được mọi người tôn vinh là Nữ hoàng truyện trinh thám. Trong suốt cuộc đời mình, bà đã sáng tác 66 tiểu thuyết, rất nhiều truyện ngắn, kịch và hàng loạt tiểu thuyết tình cảm lãng mạn với bút danh là Mary Westmacott. Vở kịch Chiếc bẫy chuột của bà có lẽ là vở kịch trinh thám hay nhất thế giới. Một số tác phẩm của bà đã được chuyển thể thành phim, nổi bật là bộ phim Murder on the Orient Express (Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông) đã đoạt giải thưởng Hàn lâm năm 1974. Tác phẩm của bà được dịch ra hơn 100 thứ tiếng.
Trong suốt cuộc đời mình, nữ nhà văn Agatha Christie luôn căm ghét bạo lực và máu. Bà thường thú nhận rằng không biết gì về những công cụ giết người thông thường. Thậm chí bà cũng chưa từng một lần tiếp xúc với một kẻ giết người.
Mời các bạn đón đọc
Cái Bẫy Chuột của tác giả
Agatha Christie.