DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW


akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Khi “Cái chết của người chào hàng” công diễn lần đầu, rất nhiều khán giả đã khóc vì quá xúc động. Nó như một bi kịch điển hình cho mặt trái của chủ nghĩa tư bản. Nhân vật chính, ông già Willy Loman 60 tuổi cô đơn, trên đường rong ruổi bán hàng được Miller xây dựng bằng những nét khắc họa sắc sảo không kém những nhân vật trong bi kịch của Shakespeare. Trong thế giới của Loman, quan hệ giữa con người bị biến thành hàng hóa và bi kịch của ông, như lời người bạn Charley nhận xét: “Điều duy nhất ta có trên cuộc đời này là những gì ta có thể bán được. Thật buồn cười, anh là người chào hàng mà lại không biết điều đó”. 

Cho tận đến ngày nay, vở kịch vẫn được đón nhận vì nó miêu tả chính xác tâm trạng bất an của con người trong một thế giới bị qui luật đồng tiền chi phối. 

Phần nhiều những tác phẩm kịch của Arthur Miller đều được ông lấy nguyên mẫu từ cuộc sống hằng ngày của nước Mỹ. Trên cơ sở đó, ông đã tái tạo hình tượng nhân vật và chi tiết để tạo nên kịch tính cho từng vở kịch…Vì vậy, trong nhiều vở kịch của Arthur Miller như “Con vịt trời”, “Nhà búp bê hay hồn ma bóng quỷ của Ibsen”... khán giả bắt gặp không khí mơ màng, huyền ảo nhưng lại rất hiện thực.

Nhân vật của Miller có đủ thành phần xã hội, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính… tất cả là người Mỹ được cô đúc lại với đầy đủ tâm lý của một dân tộc trong xã hội tiêu dùng và hậu công nghiệp. Ông đề ra nguyên tắc cho mình: “Trước khi viết ra giấy một chữ nào, tôi cần nắm được chắn chắn các hình tượng này đã nảy sinh trong tôi, khi tôi nhìn thấy mọi ngóc ngách của tâm hồn. Bao giờ tôi cũng xuất phát từ một cá nhân cụ thể. Các sự kiện và các hồi lớp của sân khấu, tính tổng hợp của kịch trường - rồi chúng sẽ đến sau, tôi không hề quan tâm đến điều đó khi tôi đã nắm chắc được tất cả đặc điểm nhân vật đó”.

***

Tủ sách Kiệt tác Sân khấu thế giới ra mắt bạn đọc  là công sức của nhiều thế hệ Sân khấu nối tiếp sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu với bạn đọc Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ qua, có ảnh hưởng lớn không chỉ về Sân khấu mà có tầm ảnh hưởng đến phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung. Tất nhiên tiếp nhận và giao lưu văn hoá nghệ thuật không diễn ra một chiều mà tác động qua lại.

Bắt đầu từ các tác phẩm cổ đại Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ với các tên tuổi hàng đầu về bi kịch và hài kịch như : Exkhin, Ơripít, Xôphốc, Vương Thừa Phủ, Kaliđáx... bộ sách trải rộng qua nhiều thời kỳ rực rỡ của  Sân khấu thế giới như thời đại Phục Hưng, Lãng mạn và Hiện đại... giới thiệu những kiệt tác  chói sáng có sức sống xuyên qua nhiều thế kỷ của những nhà viết kịch  kiệt xuất như Sếchxpia, Sinlơ, Môlie, Coócnây, J.Gớt, Gôgôn, Ípxen, Muyxê, Ghenman, B.Brếch, Sêkhốp, Bếckét, Raxin, Jăng Anui, Camuy, Tào Ngu... Nhiều tác phẩm ra đời từ hàng ngàn năm trước nhưng tư tưởng và nghệ thuật vẫn đồng hành với bạn đọc và khán giả hôm nay.

Tác phẩm của ba tác giả Sân khấu Việt Nam: Đào Tấn, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi có mặt trong Tủ sách Kiệt tác Sân khấu thế giới đã đáp ứng đòi hỏi của đông đảo bạn đọc. 

Nhà xuất bản Sân khấu cảm ơn Hội đồng tuyển chọn gồm các nhà Sân khấu học tiêu biểu và Công ty Minh Thành: Bộ Chỉ huy Quân sự TP Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tận tình, trách nhiệm cao để Tủ sách kiệt tác kịp thời ra mắt  bạn đọc trọn vẹn 100 cuốn trong năm 2006, chào mừng những sự kiện trọng đại của đất nước.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc

***

Arthur Miller, sinh ngày 17/10/1915, là một nhà viết kịch vĩ đại. Với vở kịch kinh điển "Cái chết của người chào hàng", ông được coi là người đặt nền móng cho nền kịch nghệ đương thời của nước Mỹ.

Ông nổi tiếng thế giới không phải vì từng là người chồng một thuở của diễn viên điện ảnh huyền thoại Marilyn Monroe, cũng không phải vì ông là Chủ tịch Hội văn bút quốc tế. Trên tất cả, ông là một nhà văn, một nhà viết kịch vĩ đại, với 20 vở kịch nói trong tổng số gia tài 55 tác phẩm văn học đủ các thể loại được công bố.

Arthur Miller sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng cuộc đại khủng hoảng đầu những năm 1930 làm gia đình ông khánh kiệt. Miller làm đủ thứ nghề để kiếm sống: Ông làm thư ký, làm bồi bàn trong khách sạn và tự học ban đêm ở Đại học Tổng hợp Michigan.

Thành công đầu tiên trong cuộc đời sáng tác của Arthur Miller là tác phẩm “Tất cả là con tôi”, nhưng đến vở kịch “Cái chết của người chào hàng”, tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng. Tác phẩm “Cái chết của người chào hàng” đã mang về cho Miller giải thưởng Pulitzer vào năm 1949. 50 năm sau khi được trình diễn lần đầu, nó lại nhận được giải thưởng Tony Award cho những vở kịch hay nhất tái diễn trên sân khấu Broadway vào năm 1999.  

Miller còn có nhiều vở kịch nổi tiếng khác như: “Người toàn gặp vận may”, “Kẻ thù của nhân dân”, “Sự biến ở Vichy”, “Chiếc đồng hồ Mỹ”, “Người Yankee cuối cùng”, “Chiếc cốc vỡ”... và tiểu thuyết “Tiêu điểm” cùng rất nhiều truyện ngắn, tiểu luận văn chương, lý luận về kịch, trong đó có những trang viết trung thực và xúc động về mối quan hệ với diễn viên điện ảnh xinh đẹp nổi tiếng và là vợ ông: Marilyn Monroe.

Với những đóng góp to lớn đó, Arthur Miller đã được nhận giải thưởng Pulitzer, 7 lần nhận giải thưởng Tony Award về kịch, 1 giải thưởng Obie, 1 lần nhận giải thưởng Olivier, giải thưởng của Hội đồng nghệ thuật Nhật Bản. Ông được phong tặng tiến sỹ danh dự của Đại học Oxford (Anh) và Harvard (Mỹ).

Mặc dù sức sáng tạo nghệ thuật của Miller sút giảm từ thập niên 1960, song ông vẫn lên tiếng bảo vệ hòa bình và công bằng xã hội. Ông là một trong những nhân vật nổi tiếng đầu tiên lên tiếng chống cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam.

Trong những ngày chiến tranh ác liệt trên đất nước Việt Nam, khi bom đạn Mỹ đang ào ạt trút xuống hai miền Nam - Bắc, Nhà hát kịch Việt Nam đã công diễn kịch của Arthur Miller. Hành trang của những người lính trên đường ra mặt trận, ngoài súng đạn, gạo muối còn có cả “Tất cả đều là con tôi” và “Cái chết của người chào hàng”. Người Việt Nam coi Arthur Miller như một người bạn quốc tế cùng chiến hào.

Arthur Miller qua đời ngày 11/2/2005 ở tuổi 89. Tất cả ánh đèn sân khấu Broadway đêm 11/2 đã được tắt lúc 8 giờ tối để tưởng niệm một tài năng của sân khấu đã ra đi. Sau khi mất, ông được đánh giá là “nhà viết kịch vĩ đại của nước Mỹ và của cả thế giới”, bởi kịch của ông là “Tấm gương phản ánh chân thực sinh động xã hội, con người và những vấn đề của xã hội Mỹ thời kỳ cận đại, nửa cuối thế kỷ XX” , “Kịch của ông gây xúc động và có ảnh hưởng sâu sắc trên toàn thế giới”.

Nhận xét về ông, nhà phê bình Brooks Atkinson đã viết: “Miller đã nhìn sâu vào trái tim của những người Mỹ bình thường bằng cả lòng trắc ẩn và lặng lẽ chuyển tải những niềm ước vọng và nỗi thống khổ của họ lên sàn diễn”.

Mời các bạn đón đọc Cái Chết Của Người Chào Hàng của tác giả Arthur Miller.
FULL: PDF

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000