Cánh Cửa Thứ 4 |
|
Tác giả | Paul Halter |
Bộ sách | Dr. Twist |
Thể loại | Trinh thám |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook prc pdf epub azw3 mp3 |
Lượt xem | 6348 |
Từ khóa | eBook prc pdf epub azw3 mp3 Sách Nói Audio full Paul Halter Dr. Twist GianggSmith Tiểu thuyết Trinh thám Văn học Pháp Văn học phương Tây |
Nguồn | tve-4u.org |
Tác phẩm trinh thám đầu tay của nhà văn Paul Halter, cánh cửa thứ 4 [1987] , đã khiến cho em cảm nhận như thế nào về nó.
Tác phẩm nay theo đánh giá của em là dở , tình tiết truyện bất hợp lí , dựa vào yếu tố tâm linh 1 cách bừa bài . Dù em đọc trinh thám cổ điển khá ít , nhưng thấy cách tạo vụ án trong truyện và cách giải quyết vụ án khá phi thực tế tạo ra cảm giác ức chế cho người đọc , các tình tiết như đầu thai , mơ thấy mẹ bị tại nạn , …. khá vô lí.
Quyển truyện này thuộc dạng vụ án trong căn phòng kín , những vụ án kiểu đó phụ thuộc nhiều vào cách tạo hiệu trường và vụ án của nhà văn , đặc biệt thứ khiến người đọc thỏa mãn chính là cách đáp số của nó . Nhưng khi đọc xong tác phẩm này em thấy không thỏa mãn ức chế khá nhiều vào nhà văn , việc nhà văn thêm vào những chi tiếc thừa thãi làm tụt cảm xúc người đọc khá nhiều
Theo em quyển này không đáng mua , đánh giá trên thang điểm 10 , 3,5 điểm .
ĐÂY CHỈ LÀ Ý KIẾN CÁ NHÂN CỦA EM KHÔNG CÓ HÀM Ý XÚC PHẠM MONG MỌI NGƯỜI THÔNG CẢM
Cánh cửa thứ tư – Paul Halter. Một cuốn tiểu thuyết trinh thám đầy sạn.
Bạn chắc chắn sẽ thấy hấp dẫn khi đọc nó. Những vụ án mạng liên tiếp diễn ra trong phòng kín. Tên sát nhân rời đi không để lại bất kì một dấu vết nào. Cùng với sự tham gia của những nhà ngoại cảm, câu truyện lại nhuốm màu tâm linh, thần bí.
Tuy nhiên, cách giải thích thì lại dở như hạch. Việc vẽ lên chân dung của thủ phạm quá hoàn hảo khiến cho việc phá án đầy sạn và không thuyết phục. Làm gì có chuyện thông tin trong chiếc phong bì được niêm phong lại bị đọc được do dùng chiếc nhíp dài. Theo giải thích là thông qua vết dán, dùng nhíp gắp giấy ra rồi khéo léo nhét lại. Hay đến chuyện tiếng súng nổ mà không ai nghe thấy vì mọi người mải hát Happy birthday cứ cho là vậy đi chắc hàng xóm, những người k hát happy birthday điếc hết… Rồi cả tên thủ phạm nhận ra mình được đầu thai rồi từ đấy làm điều xằng bậy. Ông thanh tra thì tự nhận lỗi về mình vì đã nói ra câu chuyện đó . Ôi nhảm nhí không tả được.
Được cái mở đầu và kết hay. Tóm lại nó phi logic quá. Vừa đọc vừa chửi thề.
Nhắng Nhít
Đối với mình, khi gấp lại một cuốn trinh thám, cảm giác duy nhất mình cần đó là THỎA MÃN. Tuy nhiên, thật sự sau khi đọc xong cuốn này thì mình lại không có được cảm giác đó. Về bối cảnh và tình tiết có nhiều điểm không thực tế lắm, mình không tiện kể chi tiết, nhưng bạn nào đã đọc hẳn sẽ hiểu. Tuy nhiên, khi đọc một cuốn trinh thám, đặc biệt là loại classic như cuốn này, mình thường tâm niệm trong đầu rằng đừng bao giờ thắc mắc những vấn đề như: sao hung thủ may mắn vậy, sao lúc nào cũng có tuyết tới rồi ngừng đúng thời điểm gây án vậy, sao cái này như vậy, cái kia như vậy… vì đơn giản, đây không phải trinh thám xã hội, đây là trinh thám cổ điển, là một thế giới riêng biệt mà chính tác giả tạo ra với những bối cảnh, điều kiện phù hợp cho cả thám tử lẫn hung thủ trổ tài. Khi một người đố bạn câu đố về 3 con kiến (ai chưa biết câu này search Google nhé :v) Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ thắc mắc tại sao con kiến cuối cùng lại đi lùi, vì đơn giản đó là một câu đố, người ra câu đố được quyền xây dựng nó tùy thích. Vấn đề ở đây là, một khi đã đặt ra câu đố thì bạn phải giải quyết được mọi khía cạnh của câu đố đó.
Đó chính là điểm khiến mình cảm thấy không thỏa mãn sau khi đọc xong Cánh cửa thứ 4. Tác giả tạo nên một câu đố rất ấn tượng, có thể nói mình đã bị cuốn vào câu chuyện của tác giả. Mình có một thói quen khi đọc truyện trinh thám đó là: đếm số nút thắt và…. nút mở . Mình quan niệm rằng trinh thám phải là một tổng thể hoàn hảo, không hề có tình tiết thừa thải, có thắt có mở, đã đặt được vấn đề thì phải giải quyết được cho triệt để, cái gì không giải quyết được thì đừng đề ra, người viết truyện có thể đưa ra những triết lý về nhân sinh, những bình luận về xã hội, những thắc mắc về cuộc sống mà không cần giải đáp, tuyệt nhiên, những thứ này TUYỆT ĐỐI không liên quan đến cách thức thực hiện tội ác của hung thủ (điều mà mình coi trọng nhất đối với một cuốn trinh thám, vì vậy nên mới cuồng trinh thám cổ điển :v), dù hung thủ có may mắn đến đâu, cách thức thực hiện tội ác vẫn phải dựa trên nền tảng khoa học, phải thực hiện được trong điều kiện hoàn hảo (nếu tập hợp được mọi điều kiện đã nêu trong tiểu thuyết, cũng lại vì vậy mà mình rất không thích các tác phẩm có dính đến ma quỷ, tâm linh). Hơi xa bờ rồi :v quay lại chỗ nút thắt, nút mở, Paul Halter viết nên câu chuyện này với vô vàn nút thắt, thế nhưng chỉ mở được vài nút đàng hoàng, còn lại là….lấy kéo cắt phăng cho xong chuyện, thậm chí có một tình tiết tác giả cắt thô bạo đến không thể chấp nhận được :@. Tóm lại, rất gượng ép, giống như lướt qua luôn vài tình tiết nhỏ (tác giả nghĩ là nhỏ) vì sợ ảnh hưởng đến mạch truyện chính của mình. Nói ra thì sợ spoiler, bạn nào đọc rồi chắc chắn sẽ nhận ra ngay nếu để ý.
Tóm lại, truyện đọc rất giải trí, mặc dù hơi unsatisfied nhưng không cảm thấy hối tiếc khi đọc xong cuốn này (vì không có ma quỷ giết người, nếu có cho ra ve chai ngay và luôn :))))))).
Đêm ấy tôi về phòng sớm, dự định tận hưởng buổi tối dễ chịu cùng một cuốn sách. Nhưng chưa kịp ấm chỗ thì nghe cửa phòng vang lên ba tiếng gõ dè dặt. Người chọn đúng thời điểm này để tìm đến, không ai khác hơn là Elizabeth em gái tôi.
Ở tuổi mười tám, em đã trở thành một thiếu nữ đẹp mê hồn, song đôi lúc tôi tự hỏi liệu em có nhận ra điều đó hay không. Em thay đổi rất nhiều chỉ trong mấy tháng qua, sắc đẹp của em khiến John Darnley không thể làm ngơ, để rồi theo đuổi với một quyết tâm thầm lặng. Trong khi hãnh diện rõ rệt vì sự chú ý của cậu ta, em lại để mắt tới Henry White nhà hàng xóm đồng thời cũng là người bạn thân nhất của tôi. Còn Henry, dù có phong thái tự tin đầy học thức, nhưng lại nhút nhát không ngờ trước con gái, đặc biệt là trước Elizabeth, người mà cậu cũng rất si mê.
“Em có làm phiền anh không, James?” em hỏi, tay do dự đặt nơi nắm cửa.
“Đương nhiên là không rồi,” tôi nói với một tiếng thở dài và hi vọng là đầy ý tứ, mũi vẫn chúi vào cuốn sách.
Elizabeth ngồi xuống giường, cạnh tôi, đầu cúi gầm, hai bàn tay bồn chồn vặn vẹo. Cuối cùng nghiêm trang ngước cặp mắt to màu nâu nhìn tôi.
“James, em phải nói chuyện với anh.”
“Gì thế?”
“Đó là về Henry.”
Tôi biết tiếp theo là gì rồi. Tôi sẽ phải làm ông tơ cho hai người: một quá kiêu hãnh, còn một quá nhút nhát không dám thể hiện cảm xúc của mình.
Elizabeth giật lấy quyển sách từ tay tôi và gay gắt hỏi, “Anh có định nghe em nói không, James?”
Bất ngờ khi thấy em cao giọng, tôi bèn hạ cố nhìn em, châm một điếu thuốc và tập trung nhả vài vòng khói tròn hoàn hảo. Hồi nhỏ, tôi không thích gì hơn là chọc tức em bằng cách giữ thái độ lạnh lùng bình thản mỗi khi em khó chịu. Tôi luôn tính toán làm sao để đẩy em vào cơn giận cực độ, và phải xấu hổ thừa nhận rằng tôi đã duy trì rất tốt sở trường đó. Mặc dù vậy, không muốn đi quá giới hạn chịu đựng của em, tôi lại mềm lòng.