Charlotte (Tiếng Việt) |
|
Tác giả | David Foenkinos |
Bộ sách | |
Thể loại | Tiểu thuyết |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 |
Lượt xem | 678 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 full David Foenkinos Hoàng Nhụy Charlotte Salomon Hiện Thực Tiểu Thuyết Lãng Mạn Văn học Pháp Văn học phương Tây |
Nguồn | ebook©vctvegroup |
Người nào, lúc sống, không khuất phục được cuộc đời thì một tay cần gạt bớt nỗi thất vọng số mệnh đã gây cho mình.
KAFKA,
Nhật ký, 19 tháng Mười năm 1921.
“Trong suốt nhiều năm, những suy nghĩ về cuộc đời và hành trình của bà ấy cứ ám ảnh tôi. Và đây là lần đầu tiên tôi hiện diện trong một tác phẩm để lý giải về niềm mê say tôi dành cho bà ấy.”
David Foenkinos
Cuốn tiểu thuyết này được lấy cảm hứng từ cuộc đời của Charlotte Salomon.
Một nữ họa sĩ người Đức bị sát hại năm hai mươi sáu tuổi, đương lúc mang thai.
Nguồn tư liệu chính của tôi là tác phẩm tự thuật của bà: Cuộc đời? hay Sân khấu?
***
Tiểu thuyết Charlotte của David Foenkinos kể về cuộc đời của Charlotte Salomon, một nữ họa sĩ người Do Thái gốc Đức, bị sát hại khi mới 26 tuổi và đang mang thai trong Thế chiến II. Lấy cảm hứng từ tác phẩm tự thuật Cuộc đời? hay Sân khấu?, cuốn sách khắc họa những bi kịch đeo bám Charlotte từ gia đình đến xã hội, từ nỗi đau cá nhân đến sự hủy diệt của cả một dân tộc trong thời kỳ Đức Quốc Xã.
Charlotte sinh ra trong một gia đình có quá khứ đầy thương đau với những người phụ nữ lần lượt tự sát. Cô sống trong một thế giới đầy áp bức: bị cản trở trong hành trình sáng tạo, chịu đựng những tổn thương về tình cảm, và cuối cùng bị đẩy vào vòng xoáy chiến tranh. Giữa những khó khăn, Charlotte vẫn bền bỉ theo đuổi hội họa, coi đó là cách duy nhất để khẳng định sự tồn tại của mình.
Cuốn sách không chỉ thuật lại cuộc đời Charlotte mà còn phản ánh hành trình của chính tác giả David Foenkinos khi lần theo dấu vết của nữ họa sĩ này. Với lối viết ngắn gọn, mỗi câu chỉ chiếm một dòng, tác giả tạo ra khoảng trống giúp người đọc “hít thở” trong nỗi ám ảnh về một thiên tài bị lãng quên.
David Foenkinos chọn một phong cách viết đặc biệt: mỗi câu là một đoạn riêng biệt, như những nét vẽ đứt đoạn nhưng khi ghép lại, tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh về Charlotte. Lối viết này tạo cảm giác như một bài thơ tự do, vừa đẹp vừa bi thương, đồng thời mang lại hiệu ứng "hơi thở" giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc đời nhân vật.
Cuốn sách không phải là một tiểu thuyết hư cấu thuần túy mà mang đậm tính tư liệu. David Foenkinos không cố gắng lấp đầy những khoảng trống trong tiểu sử Charlotte bằng trí tưởng tượng mà bám sát vào các sự kiện có thật. Ông cũng xen vào những suy nghĩ của mình, khiến tác phẩm trở thành sự kết hợp giữa tiểu thuyết, nhật ký và hành trình khám phá lịch sử.
Một trong những điểm sáng của cuốn sách là sự đối lập mạnh mẽ giữa nghệ thuật và chiến tranh, giữa cái đẹp và sự hủy diệt. Charlotte bị tước đoạt mọi thứ nhưng cô vẫn kiên trì vẽ, như một sự phản kháng thầm lặng. Câu nói của cô trước khi chết: “Tôi là một họa sĩ” trở thành biểu tượng cho lòng kiêu hãnh của nghệ thuật trước bạo lực.
Giữa những cuốn sách viết về chiến tranh, Charlotte nổi bật bởi cách tiếp cận tinh tế và đầy cảm xúc. Tác phẩm không tập trung quá nhiều vào sự tàn khốc của trại tập trung mà đặt trọng tâm vào cuộc đời Charlotte trước đó—những ước mơ, đấu tranh, sáng tạo và tình yêu. Chính điều này giúp cuốn sách trở thành một bản điếu văn lặng lẽ nhưng đầy sức mạnh dành cho nữ họa sĩ bị lãng quên.
Charlotte không phải một tiểu thuyết thông thường mà là một tác phẩm đặc biệt—một sự kết hợp giữa nghệ thuật, tiểu sử và văn chương. Với lối viết tối giản nhưng đầy cảm xúc, David Foenkinos đã khắc họa thành công chân dung một nữ họa sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh, đồng thời mang đến cho người đọc một câu chuyện đau thương nhưng không bi lụy. Đây là một cuốn sách ám ảnh, đẹp đẽ và xứng đáng được nhớ mãi.
***
Cuộc gặp gỡ tình cờ với tác phẩm của Charlotte Salomon tại một triển lãm ở Berlin đã gây cho David Foenkinos một “cú sét nghệ thuật”. Nó thôi thúc anh lần theo từng dấu vết của nữ họa sĩ đoản mệnh và quyết tâm đưa tài năng của bà ra ánh sáng, thêm một lần nữa.
Được viết bằng thứ ngôn ngữ tối giản, tự do, mỗi câu không quá một dòng, theo cách mà như chính David Foenkinos đã nói là để có không gian “hít thở”, Charlotte có thể khiến người đọc bối rối về thể loại, nhưng đổi lại, là đó là một cuốn sách quá đỗi sống động, về cuộc đời bi thương nhưng đầy say mê của Charlotte Salomon, nữ họa sĩ tài năng người Do Thái bị sát hại năm hai mươi sáu tuổi, khi đang mang thai đứa con đầu lòng.
***
Charlotte (David Foenkinos, Hoàng Nhụy dịch) đem đến cho người đọc một hình dung khác về tiểu thuyết đương đại. Bạn sẽ hỏi đâu là chỗ cho hư cấu?
Charlotte Salomon, họa sĩ người Do Thái, bị sát hại trong Thế chiến II khi mới 26 tuổi và đang mang thai ở tháng thứ năm.
Câu chuyện bi thương đó được trải ra trên trang viết khá lạnh lùng, chỉ chưa đến hai trang mô tả cái chết trong trại tập trung diệt chủng, không trực tiếp, nếu không muốn nói là "nhẹ hều" so với toàn bộ tiểu sử cuộc đời Charlotte.
Trong bối cảnh cái chết cận kề, người mẹ trẻ đang mang thai Charlotte nói như ký thác trước những kẻ vô luân: "Tôi là một họa sĩ".
Đó là một cuộc đời nặng nề với nhiều ẩn ức. Ám ảnh về chuyện những người đàn bà ruột thịt trong gia đình lần lượt tự sát, sự "lạc lối" của những người đàn ông mà cô nhìn thấy, yêu thương trong cuộc đời... đã tạo nên các góc khuất, uẩn khúc trong đời sống tinh thần của người đàn bà bé nhỏ.
Một Charlotte được tái hiện giữa những khắc khoải đời riêng với những xô đẩy của bối cảnh từ gia đình đến trường học, từ khát vọng tự do sáng tạo với môi trường nghệ thuật trong bối cảnh toàn trị, từ nước Đức thời cuồng tín chủ nghĩa dân tộc cực đoan đến trại tập trung diệt chủng Do Thái.
Cuốn tiểu thuyết thành công khi tạo ra được sự tương phản mạnh mẽ giữa một không gian bị bủa vây bởi những bức tường, những áp đặt của thứ lý thuyết độc đoán đã tạo ra "những màn hành quyết nghệ thuật", hủy diệt quyền tự do sáng tạo với một Charlotte "chọn đứng về phe những nghệ sĩ bị khinh miệt", "hứng thú với những bước tiến triển của hội họa".
Khởi đầu là cuộc tiếp xúc tình cờ của David Foenkinos với tác phẩm của Charlotte tại một triển lãm ở Berlin và từ đó, nhà văn bước vào một vùng miền thời gian khác, nơi ông chạm vào một "sự sống lặng thinh", một cuộc quẫy đạp kiếm tìm tự do trong sáng tạo của Charlotte và những nghệ sĩ sống chết cho sáng tạo giữa đời sống gông cùm.
David Foenkinos đôi khi bước thẳng vào văn bản để thuật lại quá trình sưu khảo tài liệu tiểu sử của mình. Nhà văn trong vai một nhà biên khảo chính hiệu, làm cho cuốn tiểu thuyết toát lên sắc thái của sự khám phá sử liệu cá nhân, chứ không lệ thuộc vào năng lực bịa đặt của trí tưởng tượng.
Nếu những cuốn tiểu thuyết về các nhân vật trong quá khứ thường tạo cho người đọc cảm giác bán tín bán nghi bởi quyền năng hư cấu của các nhà văn, thì David Foenkinos cố tình triệt tiêu tính hư cấu và đẩy cao phong cách ngôn ngữ tiểu sử để Charlotte thực sự là một cuộc tái tạo tiệm cận đời thực, đi dần đến sự chân xác.
Bằng cách đó, Charlotte phục sinh dưới câu chữ gãy gọn, chối bỏ viễn mơ của David Foenkinos. Khi ấy, tiểu thuyết đã âm thầm chống lại sự quên lãng.
Nhà văn, nhà biên kịch người Pháp David Foenkinos sinh năm 1974, vừa có chuyến thăm Việt Nam, gặp gỡ độc giả tại Hà Nội và Sài Gòn vào tháng 11-2018. Các tác phẩm đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam: Những lần chia tay, Mối tình Paris, Chỉ tại vợ tôi gợi tình, Charlotte...
Với Charlotte, mỗi đoạn là một câu văn ngắn. Lối viết "rớt dòng" tạo ra khoảng trống văn bản gần như thơ, nhưng đó là thứ thi ca đang nhoài về phía tiểu sử, khiến ta nghĩ cuốn tiểu thuyết này là một bản lược khảo chuẩn xác và cô đọng.