DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW


akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết Cơ Trưởng Từ Buồng Lái của tác giả Thư Uyển & Ngày ngày viết chữ.

THƯ UYỂN hiện là cơ trưởng máy bay Airbus A321 của Vietnam Airlines.
.
Mở sách ra và chào mừng bạn đến với “chuyến bay” đầy cảm xúc vào thế giới hàng không của Cơ trưởng từ buồng lái- cuốn sách đầu tiên về chủ đề phi công thương mại của một cơ trưởng người Việt. “Tôi không khỏi choáng ngợp về nghề bay với những khung trời, những vùng đất, những tập thể, những cá nhân, những nỗi âu lo, những niềm phấn khích, những phút thăng hoa, những giây chùng lòng... được tái hiện đầy sức sống và đa sắc đa diện dưới ngòi bút của một phi công - người vốn quen số liệu và tính toán. Từng chuyện, từng chuyện trải ra như một chuyến bay đường dài. Chuyến bay ấy có lúc êm ái như đang xuyên qua vùng trời trong, cũng có lúc tròng trành như đang lao vào vùng mây mù.” – Nguyễn Thùy Dung, từ Ngày ngày viết chữ
Bằng cách góp nhặt những câu chuyện đi bay trong chặng đường hơn một thập kỷ - từ những giờ bay huấn luyện đầu tiên trên máy bay con cóc, cho đến những chuyến bay thương mại trên phi cơ phản lực chở vài trăm khách - cuốn tự truyện hé lộ nhiều khía cạnh ít ai biết về công việc thực sự của một phi công thương mại, cũng như những góc nhìn mới về hàng không. Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho hầu hết tò mò của mình với những câu chuyện hấp dẫn được cơ trưởng kể từ buồng lái.
.
“Tôi vừa đưa tay kéo cần điều khiển càng lên thì một tiếng động phát ra inh cả buồng lái. Ting ting ting ting ting liên hồi, kèm theo những ánh đỏ thoáng chớp thoáng tắt của đèn báo hiệu. Địa ngục chắc cũng chỉ làm người ta giật mình đến vậy là cùng. Tôi nhìn vào màn hình trung tâm, thấy dòng chữ ENG 2 FIRE đỏ như máu. Động cơ bên phải đã bốc cháy.”
***

chuyện bay góp nhặt dông dài

Leonardo da Vinci có nói rằng, một khi đã nếm trải cảm giác bay lượn, người ta sẽ mãi mãi đi dưới đất với ánh nhìn hướng lên vòm trời, vì đó là nơi người ta khát khao trở lại. Tôi đã từng tin đó là sự thật, cho đến ngày đích thân mình nếm trải cảm giác bay lượn.

Đó là vào một buổi trưa hè ở Montpellier, vùng cực nam nước Pháp, mười năm trước, tôi bay chuyến đầu tiên trong khóa huấn luyện phi công thương mại của mình. Tôi cất cánh vào thời điểm nóng nhất trong ngày, lúc 13 giờ, trong một chiếc máy bay con cóc bị gió và nhiễu động đánh cho chồng chềnh hệt như một chiếc thuyền nan gặp phải sóng cả. Lúc ấy, trong đầu tôi chỉ nghĩ được một thứ, một mong muốn hoàn toàn trái ngược với khát khao của vị bác học người Ý: Tôi muốn xuống đất.

Khởi đầu trúc trắc ấy là tín hiệu báo với tôi rằng con đường trở thành phi công trước mắt sẽ nhọc nhằn. Bầu trời có thể là chốn nên thơ, nhưng cũng là nơi lắm cạm bẫy. Để làm việc được ở trên đó, người ta phải rèn luyện những kỹ năng mới mẻ và đặc biệt. Mà những kỹ năng này đối với tôi - một cựu nhân viên văn phòng vốn chỉ quen dùng máy vi tính và kỹ năng mềm - như hái sao trên trời.

Tôi ngụp lặn trong những chuyến bay đáng thất vọng của mình một thời gian dài. Tôi tìm nhiều cách để tự cứu mình, tuy nhiên, dù có tự cố gắng và nhận được nhiều hỗ trợ, tôi vẫn tiến bộ rất chậm. Một ngày, tôi nhận được một lời khuyên từ một người phi công đã về hưu, ông khuyên tôi nên viết. Ông giải thích rằng, khi viết ra, dù là viết câu chuyện của chính mình, thì mình cũng sẽ trở thành người kể chuyện. Người kể chuyện trong phút chốc được tách mình ra khỏi câu chuyện và trở thành người thứ ba. Do người thứ ba thì luôn sáng suốt hơn người trong cuộc, nên anh ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn, công minh và độ lượng hơn với những khó khăn của bản thân, nhờ đó mà biết cách giải quyết chúng.

Nghe thấy có lý và thử cũng không mất gì, nên tôi làm theo. Nhưng sau vài lần, tôi nhận ra việc này không giúp được cho tôi nhiều. Giống như cầu nguyện, việc viết ra những khó khăn của mình không giúp cho tôi tiến bộ trong chuyên môn. Muốn bay tốt hơn, tôi cần thời gian, cần thực tập, cần nghiêm túc, cần chuyên tâm, chứ không phải là cần kể lể. Tuy nhiên, như phản ứng phụ của một viên thuốc, việc viết mang đến một hiệu quả khác. Cũng như cầu nguyện, viết giúp tôi đón nhận mọi việc dễ dàng hơn, bình thản hơn.

Tôi đã bắt đầu viết về đời bay của mình như vậy. Ban đầu, vì việc viết này không đem lại thứ tôi cần, nên tôi chỉ thi thoảng mới làm nó như một hoạt động ngoại khóa mà lâu lâu người ta vẫn làm cho cuộc đời có thêm màu sắc. Nhưng khi trở thành phi công, khi làm việc trên không nhiều hơn là sống dưới đất, khi dành thời gian ở những nơi xa lạ nhiều hơn là ở nhà, tôi viết đều hơn. Tôi tìm được một lý do khiến mình phải viết xuống, phải kể ra. Lý do này - tôi sẽ kể cụ thể ở những dòng cuối của cuốn sách này - làm tôi viết được cho đến năm nay là một thập kỷ.

Trong quãng thời gian này, cứ vài ba năm tôi lại thử hoàn thiện những bài viết của mình để in một cuốn sách, nhưng chưa bao giờ làm được đến nơi đến chốn. Mỗi lần ngồi vào bàn viết với quyết tâm biến những bài viết của mình thành một bản thảo, tôi lại thấy thiêu thiếu một thứ gì đó. Tôi cứ nghĩ là do trải nghiệm của mình chưa đủ, cảm xúc chưa cao trào, và khả năng chuyển suy nghĩ trong đầu mình thành con chữ chưa hoàn thiện. Nhưng đó không hẳn là lý do chính.

Hóa ra những gì tôi thiếu là một biến cốmột sự hỗ trợ.

Một biến cố làm tôi phải bấp bênh, tạo ra một khoảng lặng để tôi chiêm nghiệm về nghề. Một sự hỗ trợ giúp tôi trau dồi tiếng mẹ đẻ, để tôi viết được đúng, trôi chảy và Việt Nam hơn.

Biến cố mà tôi muốn nhắc đến chính là đại dịch COVID-19 toàn cầu, một biến cố có thể sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta mãi mãi. Đầu năm 2020, khi Sài Gòn giãn cách xã hội chống dịch COVID-19 lần đầu, tôi phải ở nhà dài ngày vì không có chuyến bay. Rảnh rỗi, tôi lại bắt tay (lần thứ n) vào việc hoàn thiện bản thảo. Lần này, tôi đã làm được. Tôi chỉnh sửa, viết lại, sắp xếp từng bài từng bài một mà không hề cảm thấy mất hứng hay hụt hơi. Tôi biết mình đã sẵn sàng.

Sự hỗ trợ tôi nhận được đến từ cô Nguyễn Thùy Dung, cô giáo dạy viết và dạy tầm nguyên Hán tự của tôi ở Ngày ngày viết chữ. Cô đã nhận lời làm cơ trưởng cho chuyến bay có mục đích là biên tập những bài viết thành một bản thảo hoàn chỉnh. Chuyến bay đã hạ cánh thành công. Cảm ơn Captain Dung.

Sau khi hoàn thiện, tôi gửi bản thảo đến Nhã Nam và nhận được sự hợp tác nhiệt tình từ đội ngũ làm sách của Nhã Nam, đặc biệt là biên tập viên Ngọc Linh. Những gợi ý sắc bén của Linh như một bộ khung để tôi dựa vào đó mà căn chỉnh. Đôi lần tôi phải đẽo gọt những gì đã viết để vừa vặn với bộ khung; nhưng phần lớn thời gian, tôi phải phát triển và đào sâu để Cơ trưởng từ buồng lái hấp dẫn, đầy đặn và cứng cáp hơn. Một trải nghiệm vất vả và vui vẻ. Nếu như bản thảo trước khi gửi đến cho Nhã Nam là một cậu thư sinh, thì qua tay Linh, nó thành một anh lực điền. Cảm ơn cơ phó Linh.

Đến thời điểm này trong sự nghiệp, tôi trải qua ba giai đoạn: học viên, cơ phó, cơ trưởng, và tôi chia cuốn sách của mình ra làm ba chương chính tương ứng. Ở hai chương đầu, bạn sẽ đọc được nhiều thứ rất gần với phi công - huấn luyện, máy bay, không lưu, hạ cánh, lịch bay, giả lập... Từ Chương 3 trở đi, bạn sẽ đọc được những câu chuyện xa hơn chuyên môn một ít - ngành hàng không, khí hậu, lịch sử, tiến hóa... Điều này là vì ở vị trí cơ trưởng, tôi buộc phải có cái nhìn tổng thể hơn, phải nhìn được toàn cục, phải cao cổ hơn là cao cờ như tục ngữ hay nói. Ở góc nhìn đó, tôi phát hiện những chiều kích khác của nghề, nên tôi kể về chúng, chứ không hề có ý lấn sân.

Trong chặng đường cơ trưởng, tôi gặp virus Corona và tôi dành một chương ngắn cho biến cố đó. Bạn sẽ đọc thấy nó làm xáo trộn cuộc sống của người đi bay như thế nào ở chương này, đặc biệt trong năm đầu tiên của đại dịch. Cuối cùng là lời (tạm) kết, tạm vì tôi chưa nghĩ mình sẽ kết ở đấy, tôi chắc còn gắn bó với nghiệp bay dài dài, nên sẽ còn nhiều chuyện để kể.

Cứ cách vài bài, bạn sẽ thấy trang Transit. “Vì độc giả cần nghỉ ngơi”, cô Dung giải thích khi đề xuất tôi viết những trang Transit này. Ở đó, tôi giới thiệu sơ một số thông tin về nghề bay, để bạn hiểu hơn những bài viết trước và sau; hoặc đơn giản là những mẩu chuyện vụn vặt mà tôi nghe được loanh quanh khu vực buồng lái, để bạn đọc thư giãn.

Transit trong hàng không là quá cảnh, là nối chuyến, là nghỉ ngơi. Ban đầu, tôi phân vân không biết có nên dịch từ transit ra tiếng Việt hay không, nhưng sau thì quyết định để tiếng Anh, như vậy độc giả sẽ cảm được không khí nghề nghiệp. Vì cái không khí nghề nghiệp ấy nên từ transit và một số ít ỏi những chữ ngoại ngữ không được chuyển ngữ sang tiếng Việt. Chúng thường rất dễ hiểu và khi để nguyên trạng thì chúng sẽ tái hiện được bối cảnh sống động hơn, giúp độc giả cảm thấy mình thật sự đang sống trong câu chuyện. Dĩ nhiên, sẽ có giải thích.

Tôi cũng thay đổi tên của tất cả các nhân vật - kể cả nhân vật tôi, tên chuyến bay, ngày giờ bay, và nhiều chi tiết mà tôi nghĩ sẽ ảnh hưởng đến sự riêng tư và tính bảo mật. Mặc dù những chuyện tôi kể và góc nhìn tôi chọn (hy vọng) ít có khả năng gây hiểu lầm và tranh cãi, nhưng cẩn trọng vẫn hơn - nghề dạy tôi thế.

Có một câu đùa thế này: “Đừng kể chuyện gì cho phi công nghe. Hoặc là họ sẽ không tin bạn, hoặc là họ sẽ có câu chuyện khác hay hơn.” Thế nên, cuốn sách này chắc không dành cho phi công, họ hẳn sẽ có những chuyện hấp dẫn hơn. Cuốn sách này hợp hơn với hai đối tượng: người nhà phi công và độc giả phổ thông.

Đối với người nhà phi công, qua những chuyện tôi kể, hy vọng bạn hiểu hơn về người chồng, người vợ, người cha, người mẹ, người anh, người chị, người em, người con phi công của mình. Hiểu cho những thử thách họ phải kinh qua, những bổn phận họ phải gánh vác, những dịp đoàn tụ mà họ phải vắng mặt, những thiếu sót mà họ vô tình để gia đình phải nhận.

Hiểu để yêu họ nhiều hơn.

Đối với độc giả phổ thông, tôi mong sẽ giới thiệu được cho bạn một thế giới khác, để bạn được, dù trong giây lát, sống một cuộc đời khác. Đó chẳng phải là lý do mà chúng ta tìm đến những câu chuyện mới hay sao? Còn nếu cuốn sách này chưa làm được việc ấy, tôi mong những chuyện bay góp nhặt dông dài trong này, mua vui cũng được một vài trống canh.

Một cũng được, mà vài thì càng hay.

. “Xin kính chào quý khách, cơ trưởng từ buồng lái.
Cơ trưởng và phi hành đoàn hân hạnh chào mừng quý khách đến với chuyến bay hôm nay. Máy bay của chúng ta đang hoàn tất công tác chuẩn bị và dự kiến khởi hành trong vài phút tới. Xin quý khách vui lòng tắt điện thoại, cài dây an toàn, dựng thẳng lưng ghế, gấp bàn ăn và mở tấm che cửa sổ. Chúc quý khách một chuyến bay tốt đẹp.”

Mời các bạn tải đọc sách Cơ Trưởng Từ Buồng Lái của tác giả Thư Uyển & Ngày ngày viết chữ.

Tóm tắt và đánh giá tiểu thuyết "Cơ Trưởng Từ Buồng Lái" của Thư Uyển

Tóm tắt nội dung

“Cơ Trưởng Từ Buồng Lái” là cuốn sách đầu tiên về nghề phi công thương mại của một cơ trưởng người Việt - Thư Uyển, hiện là cơ trưởng của Airbus A321 tại Vietnam Airlines. Cuốn sách kể lại hành trình hơn một thập kỷ gắn bó với bầu trời, từ những giờ bay đầu tiên trên chiếc máy bay nhỏ đến việc đảm nhận vai trò cơ trưởng trên các chuyến bay thương mại.

Cuốn tự truyện được chia thành ba chương, tương ứng với ba giai đoạn trong sự nghiệp của tác giả: học viên, cơ phó và cơ trưởng. Các câu chuyện xoay quanh những trải nghiệm cá nhân trong quá trình huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ, và cả những thử thách khi đối mặt với biến cố như đại dịch COVID-19. Đặc biệt, tác giả khéo léo đưa độc giả khám phá nhiều khía cạnh ít được biết đến của ngành hàng không, từ kỹ thuật bay, các tình huống khẩn cấp đến những câu chuyện nhân văn trong cuộc sống của phi công.

Ngoài ra, cuốn sách còn có các trang "Transit" đóng vai trò như những khoảng nghỉ giữa các câu chuyện chính, giúp độc giả hiểu hơn về nghề bay hoặc thư giãn với các mẩu chuyện nhỏ từ buồng lái.

Điểm nổi bật

  1. Góc nhìn thực tế và độc đáo:
    Là một phi công thực thụ, Thư Uyển mang đến góc nhìn chân thực về nghề bay, từ những kỹ thuật phức tạp đến các cảm xúc cá nhân khi đối mặt với áp lực và thách thức trên bầu trời.

  2. Ngôn ngữ sống động, chân thật:
    Dù không phải nhà văn chuyên nghiệp, Thư Uyển thể hiện khả năng kể chuyện tự nhiên và gần gũi, khiến người đọc dễ dàng hòa mình vào từng câu chuyện.

  3. Kết hợp kiến thức và cảm xúc:
    Cuốn sách không chỉ nói về kỹ thuật hay các sự kiện nghề nghiệp mà còn lồng ghép cảm xúc, bài học cuộc sống, và sự chiêm nghiệm của tác giả, tạo nên một câu chuyện đầy màu sắc và ý nghĩa.

  4. Ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19:
    Một phần quan trọng của cuốn sách là những tác động của đại dịch đối với ngành hàng không, đặc biệt là cuộc sống của phi công. Qua đó, Thư Uyển chia sẻ cách biến khoảng thời gian khó khăn này thành cơ hội để hoàn thiện bản thân và hoàn thành cuốn sách.

Đánh giá

Ưu điểm:

  • Tính chuyên sâu và hấp dẫn: Sách cung cấp những thông tin độc đáo về nghề phi công mà ít ai có cơ hội trải nghiệm, thu hút cả những người yêu thích hàng không lẫn độc giả phổ thông.
  • Nhân văn và gần gũi: Những câu chuyện đời thường, những trăn trở cá nhân, và sự nhấn mạnh vào giá trị của sự kiên nhẫn, chuyên tâm khiến cuốn sách có tính lan tỏa mạnh mẽ.
  • Thiết kế nội dung hợp lý: Cách chia chương và thêm các trang “Transit” giúp cân bằng giữa các phần nội dung kỹ thuật và câu chuyện giải trí.

Nhược điểm:

  • Một số đoạn văn hơi dài dòng: Một số phần mô tả chi tiết kỹ thuật hoặc cảm xúc có thể tạo cảm giác lê thê cho người đọc không quen thuộc với ngành hàng không.
  • Tính chuyên môn cao: Đôi khi, các thuật ngữ kỹ thuật có thể khiến người đọc phổ thông khó tiếp cận dù đã được giải thích.

Kết luận

"Cơ Trưởng Từ Buồng Lái" không chỉ là cuốn tự truyện về nghề phi công mà còn là một hành trình trưởng thành và khám phá bản thân. Cuốn sách mang lại góc nhìn độc đáo về ngành hàng không và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho những ai đang theo đuổi ước mơ, bất kể lĩnh vực nào. Đây là lựa chọn phù hợp cho những người yêu thích câu chuyện chân thực, giàu cảm xúc, và khát khao học hỏi từ những trải nghiệm thực tế.

Đánh giá: ⭐⭐⭐⭐ (4/5)

Mọi người cũng tìm kiếm


may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 299.000

Giá bán

239.200

Tiết kiệm
59.800 (20%)
Giá bìa 299.000

Giá bán

239.200

Tiết kiệm
59.800 (20%)