Mãnh liệt nhất, đớn đau nhất, say đắm nhất phải là việc nàng mở từng lớp khóa trái tim mỏng manh để đặt vào đó cái tên Trọng Uyên.
Chàng không phải là Đông phương Thanh đế Phục Nghi trong sách ghi chép, cũng không phải là Nguyệt Hoa thượng thần Phất Tức của hiện tại, chàng chỉ là người sẵn sàng chịu ba trăm lôi hình thay nàng nơi Lôi Trạch, dám bỏ hết công lao tu tập ngàn năm vì nàng…
Rốt cuộc là thứ tình yêu gì lại có thể khiến chàng tình nguyện hy sinh tất cả vì nàng?
Tại hạ nhưng mà là vương mẫu trên núi một cái không quá chịu đợi gặp Tiểu Phượng hoàng, như thế nào có thể được nguyệt hoa thượng thần chi chiếu cố.
Không thể tưởng được này cái gọi là nguyệt hoa thượng thần nhưng mà là cái cầm đèn đốt lửa phái đi, chỉ là như thế này bất nhiễm trần tục nhân, vì sao sẽ là ủy khuất như vậy?
Thì ra của ngươi nguyên thân, cư nhiên như vậy đáng yêu… Từ nay về sau, ta còn là gọi ngươi tiểu sủng hảo.
Cửu Thiên huyền nữ, thanh đế Trọng Uyên, nhạc thần Trường Cầm. Cũng hoặc là vương mẫu sơn hạ điềm xấu chim chóc Tiểu Bạch hoàng, chiết cánh hậu thế nguyệt hoa thượng thần, hóa thành mây khói chẳng biết đi đâu thái tử Trường Cầm.
Đó là một về Ngũ Đế chi chiến trước sau, không khổng lồ mà lại không ngược luyến tiểu chuyện xưa. Sơn hải hồng hoang trung thần tiên, tiện tay mà viết, ba phần thực đến thất phân bịa đặt.
***
Lâm Yên chỉ là một tiểu cô nương chưa đầy ba tuổi nhưng thiên bẩm thông minh đĩnh ngộ, là tiểu thần tiên được chú ý nhiều nhất từ trước đến nay. Thế nên từ nhỏ cô bé đã có khí chất nổi trội hơn hẳn những bạn bè cùng trang lứa.
Cô thích nhất là được khai đàn thuyết pháp bên bờ suối Dao Sơn. Giữa đám đông tiểu bằng hữu đồng lứa xúm xít vây quanh, Lâm Yên tỏ vẻ uyên thâm lắm, bắt đầu kể chuyện bằng một câu thế này: Cha nói rằng…
Dân chúng bốn bề Dao Sơn đều biết cha Lâm Yên là ai, cho nên chỉ cần nghe những lời ấy là đã đủ tò mò háo hức lắm rồi. Lâm Yên càng được dịp thể hiện, khua khoắng tay chân, chỉ trỏ đông tây, nói chưa tròn chữ nhưng vẫn liên thiên như đúng rồi, chốc chốc còn dụ thêm được vài linh thú chưa được khai sáng tìm đến lắng nghe.
Một ngày nọ, Lâm Yên vừa kể hết đoạn “Âm phù kinh” cha giảng cho bèn đưa mắt trông về phía xa, thấy con đại dã thú vẫn ngồi yên vị ở chỗ cũ, đôi mắt sáng quắc không thôi liếc nhìn mình. Cô bé cảm thấy vô cùng hiếu kỳ, nghiêng đầu săm soi mấy lần, nói với đám bạn vài câu gì đó, rồi nhanh chân chạy như bay về phía đại dã thú.
Nếu là một đứa trẻ bình thường, nhất định đã phải sợ hãi lắm, hoặc ít ra cũng không tự dấn thân vào chốn nguy hiểm như thế.
Nhưng Lâm Yên thì khác hẳn. Thân thể khỏe khoắn, hơn nữa sau lưng lại có một cao nhân đắc đạo phi phàm. Tuy tiểu cô nương hãy còn thấp bé, nhưng số pháp bảo cất trong thắt lưng không ít hơn chục loại. Chẳng trách từ trước tới giờ Lâm Yên luôn hành xử vừa quyết đoán vừa cẩn trọng, không e sợ điều gì.
Đại dã thú thấy Lâm Yên đuổi theo bèn quay người chạy về phía rừng sâu.
Lâm Yên cho là nó sợ mình, nên càng bám sát, miệng la lớn: “Nè, ngươi chớ có chạy…”.
...
Mời các bạn đón đọc
Cửu Thiên Khuynh Ca của tác giả
Trúc Yến Tiểu Sinh.