Đoạn Kết Của Thời Gian |
|
Tác giả | Jiddu Krishnamurti David Bohm |
Bộ sách | |
Thể loại | Triết Học |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook prc pdf epub azw3 |
Lượt xem | 5520 |
Từ khóa | eBook prc pdf epub azw3 full Jiddu Krishnamurti David Bohm Triết Học Tư Tưởng |
Nguồn | |
Nói chuyện lần thứ nhất cùng Dr David Bohm
Ojai, ngày 1 tháng tư năm 1980
Krishnamurti: Thưa bạn, chúng ta sẽ bắt đầu nói chuyện này như thế nào?
David Bohm: Tôi hiểu ông muốn nói điều gì đó.
Krishnamurti: Nhiều vấn đề lắm nhưng tôi không biết bắt đầu như thế nào.
David Bohm: Ô.
Krishnamurti: Thưa bạn, tôi muốn hỏi liệu con người đã theo một hướng sai lầm.
David Bohm: Một hướng sai lầm? Ồ, đúng là nó đã được theo như thế, cách đây lâu lắm rồi, tôi nghĩ.
Krishnamurti: Đó là điều gì tôi cảm thấy. Cách đây lâu lắm rồi con người đúng là đã theo hướng sai lầm.
David Bohm: Vâng.
Krishnamurti: Tôi chỉ đang tìm hiểu.
David Bohm: Nó có vẻ theo hướng đó.
Krishnamurti: Nó có vẻ theo hướng đó – tại sao? Bạn thấy, như tôi theo dõi, con người đã luôn luôn cố gắng trở thành cái gì đó – trở thành.
David Bohm: Ồ, có thể như thế. Ông thấy, tôi nghĩ rằng, tôi bị kinh ngạc bởi điều gì đó mà tôi đã đọc cách đây lâu rồi, về câu chuyện con người bị sai lầm khi anh ấy bắt đầu biết ăn cắp và bắt giữ những nô lệ cách đây khoảng năm hay sáu ngàn năm. Và rồi sau đó mục đích chính của sự tồn tại của anh ấy là chỉ bóc lột và ăn cắp và bắt giữ những nô lệ.
Krishnamurti: Vâng, nhưng ý thức của trở thành phía bên trong.
David Bohm: Ồ, vâng, chúng ta nên trình bày rõ ràng làm thế nào điều này được liên kết. Loại trở thành nào được bao hàm trong thực hiện việc đó? Thay vì xây dựng và tìm ra những kỹ thuật và những kim loại mới và vân vân, họ lại thấy dễ dàng hơn khi ăn cắp những người gần bên của họ và bắt giữ những nô lệ tại những thời điểm nào đó.
Krishnamurti: Vâng, vâng, tất cả việc đó.
David Bohm: Bây giờ, họ đã muốn trở thành cái gì?
Krishnamurti: Đó là, xung đột đã là gốc rễ của tất cả việc này.
David Bohm: Xung đột đó đã là gì? Ông thấy nếu chúng ta có thể đặt mình trong vị trí của những con người thời xa xưa, làm thế nào ông sẽ thấy xung đột đó?
Krishnamurti: Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
David Bohm: Ồ, có vẻ nó thường xuyên là những ham muốn bị mâu thuẫn.
***
Jiddu Krishnamurti hay J. Krishnamurti, là một tác gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Các chủ đề bao gồm (nhưng không giới hạn): mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu.
Jiddu Krishnamurrti được sinh ra ở Ấn độ năm 1895 và, lúc 13 tuổi, được bảo trợ bởi Tổ Chức Thần học Theosophical Society, đã công nhận ông là phương tiện cho “Thầy Thế Giới” mà sự xuất hiện của ông đã được công bố từ trước. Chẳng mấy chốc K đã nổi lên như một người thầy, không thể phân hạng, không thỏa hiệp và đầy quyền năng; những buổi nói chuyện và những tác phẩm của ông không liên quan đến bất kỳ tôn giáo đặc biệt nào và cũng không thuộc phương Đông hay phương Tây nhưng dành cho toàn thế giới. Cương quyết phủ nhận hình ảnh đấng Cứu thế, vào năm 1929 ông tuyên bố giải tán tổ chức lớn và giàu có đã được xây dựng quanh ông và tuyên bố sự thật là “một mảnh đất không lối vào”, không thể tiếp cận được bởi bất kỳ tôn giáo, triết lý hay giáo phái chính thức nào.
Trong suốt cuộc đời còn lại K liên tục phủ nhận danh vị đạo sư mà những người khác cố gắng ép buộc ông phải nhận. Ông tiếp tục thu hút vô số người khắp thế giới nhưng khẳng định không là uy quyền, không muốn những môn đồ, và luôn luôn nói chuyện như một cá thể cùng một cá thể khác. Tâm điểm những lời giáo huấn của ông là nhận ra những thay đổi cơ bản trong xã hội chỉ có thể được tạo ra bởi sự thay đổi của ý thức cá thể. Sự cần thiết phải hiểu rõ về chính mình và hiểu rõ những ảnh hưởng gây tách rời, gây giới hạn của tình trạng bị quy định thuộc quốc gia và tôn giáo liên tục được nhấn mạnh. Krishnamurti luôn luôn vạch ra sự cần thiết cấp bách phải có được sự khoáng đạt, phải có được “không gian rộng lớn trong bộ não” mà trong đó có năng lượng vô hạn. Điều này dường như đã là nguồn suối của sự sáng tạo riêng của ông và cốt lõi cho những ảnh hưởng to tát của ông đối với vô số người khắp thế giới.
Ông tiếp tục giảng thuyết khắp thế giới cho đến khi qua đời năm 1986 ở tuổi chín mươi. Những buổi nói chuyện, những cuộc đối thoại, những lá thư và những bài viết trên báo của ông đã được tổng hợp thành hơn sáu mươi quyển. Từ những lời giáo huấn nhiều như thế một loạt những quyển sách có đề mục này đã được biên soạn, mỗi quyển sách tập trung vào một đề tài có liên quan đặc biệt và khẩn cấp trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.