TRUNG HOA: Dòng sông Dương Tử dài ba ngàn dặm chảy qua miền nam màu mỡ phì nhiêu; xa hơn, trên miền bắc, dòng sông Hoàng Hà đổ xuống từ những rặng núi phía Tây, chay giữa những bình nguyên hoàng... - văn minh Trung Quốc đã phát triển dọc hai con sông đó. Triết gia Diderot viết về người Trung Hoa như sau: “Dân tộc ấy văn minh hơn tất cả các dân tộc khác ở châu Á về lịch sử xa xưa, về nghệ thuật, trí thức, minh triết, nền chính trị, và niềm đam mê triết học; và một số tác giả còn bảo rằng về tất cả các phương diện ấy, họ không thua sút những dân tộc văn minh nhất châu Âu”. NHẬT BẢN: Những làn gió nồm ấm áp mang theo hơi lạnh từ những đỉnh núi, đã đem đến cho đất nước Nhật Bản khí hậu của nước Anh, mưa nhiều và ban ngày trời thường đầy mây, nuôi dưỡng những con sông ngắn nhưng chảy xiết, rất thuận lợi cho nông nghiệp và cảnh vật. Một nửa đất nước Nhật Bản là những khu vườn Địa Đàng vào mùa hoa nở; những ngọn núi không phải là những tảng đá hoặc đất bụi, mà là những tác phẩm nghệ thuật với những đường nét tuyệt đẹp, như núi Phú Sĩ. Đất nước này kiên trì chịu đựng những làn roi của hoàn cảnh, và từ những đổ nát cứ liên tục lặp lại, họ đã vươn lên bằng sự cần cù không nản chí, và dũng cảm đáng cho thế giới phải sợ hãi.

Quay lại
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Phần I: Di Sản Phương Đông (tập 3)