Trên hành tinh của chúng ta cũng như trên bất kỳ một thiên thể nào trong vũ trụ, ở đâu có nước mới có sự sống. Nước ngọt là yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Theo đà phát triển nền văn minh nhân loại, nhu cầu nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất công, nông nghiệp ngày càng tăng. Điều cần nhấn mạnh là toàn bộ lượng nước cấp cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,.... sau khi được sử dụng đều trở thành nước thải và bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, cuối cùng đều được thải vào môi trường. Ngoài ra, do mất rừng, suy giảm lớp thực vật che phủ mặt đất, lượng nước ngọt ngày càng dễ bị mất do bốc hơi và do hạ mức nước ngầm. Như vậy khối lượng nước ngọt có thể được sử dụng hiện nay chủ yếu từ sông hồ và một phần nước ngầm đã rất hạn chế lại còn bị cạn kiệt dần về khối lượng và suy giảm về chất lượng. Những điều trình bày trên đây chứng tỏ nước là tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người. Sự phát triển bền vững cuộc sống của nhân loại cần phải gắn liền với bảo vệ tài nguyên nước.
Cuốn sách Hóa học nước do Lâm Ngọc Thụ, Trần Thị Hồng biên soạn sẽ giúp sinh viên và cán bộ giảng dạy có thêm tài liệu tham khảo. Cuốn sách có kết cấu gồm 6 chương trình bày các nội dung về: cacbon dioxit hòa tan, kim loại vết - chu trình, sự điều chỉnh và vai trò sinh học, những quá trình quang hóa, tương tác hạt - hạt, điều chỉnh thành phần hóa học của nước tự nhiên.
Mời các bạn đón đọc Hóa Học Nước của tác giả Lâm Ngọc Thụ & Trần Thị Hồng.