DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Lịch Sử Việt Nam: Từ Vua Tự Đức 1862 Đến Đức Quốc Trưởng Bảo Đại 1949

Tác giả Phan Xuân Hòa
Bộ sách Lịch sử Việt Nam
Thể loại Lịch sử - Quân sự
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 2976
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Phan Xuân Hòa 1000 eBook Việt Nam Một Thời Vang Bóng Lịch sử Việt Nam Lịch Sử
Nguồn scmn-vietnam.blogspot.com
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Xã-hội Việt-nam, thời bấy giờ gồm có hai hạng người ; một hạng đứng trong tổ-chức chính-quyền là những kẻ «  », một hạng đứng trong tổ-chức xã-thôn là khối cần-lao nông, công, thương.

Những người đứng trong tổ-chức chính-quyền gọi là quan, lại. Các quan làm việc, thẳng chịu mệnh lệnh của nhà vua, gọi chung là « đình thần », tùy theo phẩm trật cao thấp mà phân công, lập thành các cơ-quan (bộ) tại kinh-đô 1. Mỗi tháng 2 lần, nhà vua triệu tập đình-thần vào điện (thiết triều) để bàn định việc nước. Tại Triều-đình, có việc gì quan hệ (hoặc việc do các tỉnh đệ về, hoặc việc do ai có sáng-kiến dâng lên), vua giao cho đình-thần chung xét, rồi vua có chuẩn y mới được thi hành.

Nếu vua làm điều sai lầm, có Giám-sát ngự-sử trong Đô-sát-viện (một cơ-quan có tính-cách độc-lập) bày tỏ và can ngăn. Các quan làm điều sai lầm, Giám-sát ngự-sử đủ quyền đàn-hạch, và tâu vua trị tội.

Ngoài các tỉnh, có Tổng-đốc, Tuần-phủ, Bố-chánh, Án-sát làm việc theo chỉ-thị của Triều-đình. Mỗi tỉnh chia làm nhiều phủ, huyện, có Tri-phủ, Tri-huyện trực tiếp trị dân, dưới sự kiểm-soát của cấp tỉnh.

Để mở mang dân trí, và lựa người vào tổ-chức Chính-quyền, Triều-đình lập ra ngành Học-chính, có Đốc-học, Giáo-thụ và Huấn-đạo khắp các tỉnh, phủ, huyện.

Đốc-học, Giáo-thụ và Huấn-đạo mở trường các nơi. Dân chúng ai đến học cũng được. Đến kỳ thi, các Quan Đốc học, Giáo-thụ và Huấn-đạo sát-hạch trước, học-sinh nào khá mới được đi thi Hương. Thi Hương đỗ Cử-nhân mới được thi Hội, thi Đình. Các quan ở Kinh ra chấm bài thi Hương, có treo biển đề 4 chữ « phụng chỉ cầu hiền » (phụng chỉ Vua, tìm người giỏi).

3 năm mở một khoa thi : năm trước thi Hương, năm sau thi Hội. Thi Hương lấy Cử-nhân, Tú-Tài, thi Hội lấy Tiến-sĩ, Phó-bảng. Những người thi đậu, lần lượt được thu dụng làm « quan » nghĩa là gia-nhập tổ-chức Chính-quyền như trên đã nói.

Trong Xã-hội Việt-nam, về thời này, chỉ có quan mới được ăn sung mặc sướng ; lại được ỷ vào quyền Vua trị vì quốc-gia, mọi người phải kính sợ. Bởi vậy, ai ai cũng muốn được làm quan.

Xưa kia, học cho biết luân thường đạo lý, trau dồi tiết tháo, học để cách vật trí tri, tìm đường tế thế kinh bang, thì đời này một số đông theo lối học « từ chương », « cử nghiệp », cốt nhớ sách, chải chuốt câu văn, thi đậu để làm quan.

Nghĩa lý không biết, xử thế mù quáng, hạng quan lại do bộ máy « cử nghiệp » tác thành này, đã là những ung nhọt của thời đại : ganh đua nhau xu nịnh nhà Vua ; cái gì trái ý Vua, thì hay mấy cũng chê bai cho thành dở, cái gì Vua yêu, thì dở mấy cũng vẽ vời cho hóa hay. Nếu có ai hiểu thời thế, hiến kế « phú dân cường quốc », thì lấy làm viển-vông, tìm cách gièm-pha cho không thành 2. Đối với dân chúng, hạch lạc đủ trăm đường bóc lột làm giàu. Tiền nhân làm quan giữ được thanh bần là quý, danh lưu thiên cổ, thì hạng quan đời này lại hãnh diện được « phú quý lưỡng toàn », dày xéo lên dư luận.

2) TỔ CHỨC XÃ THÔN

Xã, Thôn (thôn là những Xã nhỏ hay những xóm thuộc vào Xã, nhưng ở riêng ra một khoảng) cấu tạo nên bởi nhiều Họ (mỗi Họ có nhiều gia-đình do một ông Tổ sinh ra). 3, 4 hay 5, 6 xã thôn lân cận, liên lạc mật thiết với nhau, họp lại thành một Tổng. Nhiều Tổng liên khu kết thành một Phủ hay Huyện.

Xã Thôn được quyền tự trị, đứng biệt lập ra ngoài tổ-chức Chính-quyền. Xã Thôn hoạt động theo tục-lệ riêng gọi là Hương-Ước, lập thành bởi ý kiến chung của dân chúng trong Xã Thôn. Xã Thôn tự cử lấy Hội-đồng kỳ-dịch (trong các Bô Lão) trông coi việc thi hành Hương-Ước. Ban Kỳ-dịch bầu lấy Xã-trưởng, Tổng-trưởng làm mối dây liên-lạc giữa hai tổ-chức Chính-quyền và Xã Thôn.

Các quan của Triều-đình bổ ra tỉnh, phủ, huyện chỉ để lập sổ đinh, điền, thu thuế, tuyển binh, tìm cách giúp dân mở mang trí tuệ, nhưng không can-thiệp gì vào nội-trị của Xã Thôn. Thế cho nên có câu « Phép Vua thua Lệ làng ». Nếu dân chúng Xã Thôn không làm điều phạm vào quyền lợi quần chúng, không gây sự rối loạn hại đến chính-quyền, cung cấp đủ những cái Vua Quan đòi hỏi : sưu thuế, binh lính… thì Vua Quan không phiền nhiễu gì tới dân.

Xã Thôn tự do mở trường học, tự do cày cấy, hội họp, đi lại, buôn bán hay theo công nghệ ; tự lập ban tuần-đinh (phiên) giữ lấy trật-tự và an-ninh.

Tất cả dân chúng đứng trong tổ-chức xã thôn theo đuổi 3 nghề : Nông, Công, Thương. Ngoài ra có một số « Sĩ » thi hỏng (không được gia nhập tổ-chức chính-quyền) theo nghề dạy học, làm thuốc, thầy tướng, số, cúng…

Tổ chức Xã Thôn (xưa gọi là chế độ Lão-quyền) có tinh-thần « dân-chủ », cũng như chính-thể « địa-phương tự trị » bây giờ, chỉ hiềm về thời đại « Quân-chủ chuyên chế », dân xã thôn không được tham dự chính-quyền, không được phát biểu ý kiến gì, vua quan làm gì cũng phải chịu, cho nên tinh thần ấy đã không có đất mà nảy nở 3. Dân tộc Việt-nam, bởi thế, đã phải trải qua một giai-đoạn vô cùng suy nhược về phương-diện xã-hội và kinh-tế.

3) TÌNH TRẠNG XÃ-HỘI VÀ KINH-TẾ

Dân thường mà xây nhà có gác, hay kiểu chữ Công là có tội. Dân thường mà quần là áo lượt, ra giầy vào dép, cũng có tội…

Để phủ-nhận cái chính-sách ấy là « chuyên chế » phản tự-do, phản dân-quyền, triều-đình nói « muốn dân tiết kiệm, để dành tiền ». Nhưng bắt dân để dành tiền làm gì, một khi triều-đình không tìm cách nâng đỡ các nghề nông, công, thương và không mưu cầu việc ích chung lớn lao phải cần vốn để khuếch trương ?

Trước kia nhà Lý đã khuyến kích dân buôn bán với Ai-lao. Đời Tây-Sơn (Nguyễn-Huệ) tổ chức ngoại thương với Trung-hoa. Đời Lê áp dụng phép « quân điền » để dân chúng ai cũng có ruộng mưu sinh. Bao chính sách ấy đều theo cái đích chấn hưng nông, công, thương : tăng gia sản xuất ở trong, tìm nơi tiêu thụ ở ngoài. Hoạt-động như thế mới cần tiền giúp cho công cuộc xã-hội mỗi ngày một mở mang.

Trái lại, về đời này, không ngoại quốc nào được thông thương với Việt-nam, Việt-nam không chịu thông thương với nước nào 4. Vậy thì công nghệ phát tiển làm sao được mà có tiền. Đã không có tiền, lấy gì để dành ? Phải chăng bắt dân ăn mặc cực khổ chỉ là để làm bật hẳn cái giá-trị đặc-biệt của quan-lại, tự cho mình phải sung sướng hơn đại-chúng một cách rõ rệt ? Nhưng gián-tiếp cái chính-sách ấy đã soạn sửa đất cho bọn tham quan ô lại có nơi dọa nạt mà bóc lột làm giàu ; và lũ bất lương có nơi dòm dỏ để trộm ngày cướp đêm.

Hoàn-cảnh xã-hội đã khiến dân chúng không cần lam lũ làm ăn, miễn sao đủ sống : có bát cơm ăn, có túp lều ở, thêm bộ quần áo nâu dành khi ra ngoài, ở nhà đóng khố cũng xong. Như thế yên thân đã tránh được sự dòm dỏ của bọn tham ô, còn không bị trộm cướp hoành hành.

Những kẻ học mà không đạt đạo lý, nắm giữ chính quyền như thế, đã đưa lại cho xã-hội một cái tai hại : mọi nghề đều bị rẻ rúng, để rồi mai một dần trong xã thôn bùn lầy nước đọng.

Nếu có ai đeo đuổng công nghệ (tuy có nhiều nghề, dân chúng đã học được từ lâu và đã làm được khá tinh xảo) 5 cũng chỉ là tạo tác lặt vặt những cái cần thiết cho đời sống đơn giản của dân chúng địa-phương. Nghề thương cũng vậy. Một số ít gánh hàng loanh quanh mấy chợ gần thôn xã, bán được đồng nào hay đồng ấy, không cần phấn-đấu cạnh-tranh. Công, thương bị coi thường đến nỗi, nếu người làm nghề cần nguyên-liệu, ai mang nguyên-liệu đến bán tận xã thôn mới mua ; nếu muốn bán sản-phẩm gì, ai tìm sản-phẩm ấy tận xã thôn mới bán.

Chỉ còn một nghề « nông » là trọng yếu làm căn-bản cho nền kinh-tế quốc-gia.

Xưa kia, lẽ cố nhiên, ai cũng có một phần ruộng, dăm ba sào, một đôi mẫu… cày cấy, sinh sống và cung phụng vua quan. Tuy nhiên, đã bao thế-kỷ trôi qua, cày bừa vẫn với những khí cụ thô sơ truyền lại từ thượng cổ ; cách bón xới, lấy nước, cũng chưa canh tân 6. Mùa màng hoàn toàn chịu sự điều khiển của thời tiết thiên nhiên. Năm nào mưa thuận, gió hòa, mùa màng khá khá, ấy là dân chúng được no ấm. Nhược bằng gặp hồng-thủy, hạn-hán, hay hoàng-trùng tàn phá, là chịu nạn đói kém khổ sở, vì không còn biết bám vào kế gì khác để sinh nhai. Mối nguy cơ không tránh được nữa là số nhân khẩu mỗi ngày đông thêm, diện tích thì nhất định 7. Nhân khẩu càng tăng lên, điền thổ càng phải chia nhỏ mãi ra. Như thế chỉ những bờ phân giới hạn đã làm hụt dần đất đi kể biết là bao 8. Đã vậy, triều-đình còn thả lỏng cho ruộng đất được mua bán tự do. Thành thử hạng quan lại sẵn tiền, ỷ thế, thu hút dần các ruộng của dân để đồng thời trở nên « điền-chủ ». Nghề không có, ruộng lại hết, dân chúng phải đi « lĩnh canh », khó nhọc nhiều, hưởng lợi ít.

Tóm lại, về thời này, trước chính-sách « bế môn tỏa cảng » của triều-đình, dưới sự bóc lột hà hiếp của quan liêu, dân chúng đói khổ vô cùng. Đó, lý do xô đẩy dân chúng hùa theo đảng phái tìm cảnh sống an nhàn hơn, bằng cách « làm giặc » chống lại triều-đình.

Nước Việt-nam đã như cây cổ-thụ, khô khan thiếu nhựa sống, lại bị mọt từ trong lõi mọt ra, phỏng cái cây ấy có đứng vững chăng, giữa lúc Tây-phương, vì sự tiến bộ của khoa-học ầm ầm xô nhau đi như giông tố, vin bất cứ vào cớ nào, để gây chiến tranh, chiếm thuộc địa, thị trường khắp bốn phương ?

4) VIỆC GIAO-THIỆP VỚI PHÁP DƯỚI TRIỀU TỰ-ĐỨC

Nguyên do từ đời Minh-Mệnh dân theo đạo Gia-tô đã bị tàn sát rất nhiều. Qua đời Thiệu-Trị, chính-sách « bài đạo » cũng được tiếp tục thi hành làm dư luận sôi-nổi và thủy-binh Pháp đã bắn phá Đà-nẵng thị uy hôm 14-4-1847 (Xem bài 26-27 quyển III).

Sau khi Triệu-Trị chết, Tự-Đức lên ngôi lại cũng cho tàn sát dân công-giáo (xem bài 28 quyển III).

Từ khi những giáo-sĩ Augustin Schoeffler, Bonard, Char-bonnier, Matheron (Pháp), Diaz (Y-pha-nho) bị giết, các giáo-sĩ khác phải đào hầm trốn tránh. Báo chí bên Pháp ngày ngày thuật lại những thảm-trạng của tín-đồ Gia-tô ở Việt-nam, khiến lòng người náo động khắp Âu-châu. Và chính-phủ Pháp phải đứng ra can-thiệp.

Montigny (Lãnh-sự Pháp tại Thượng-hải, đang ở Paris vào tháng 11 năm 1855) được cử sang công cán bên Tiêm-la, thay mặt Pháp-hoàng (Napoléon III) ký thương-ước với nước ấy. Nhân tiện, Pháp-hoàng giao cho Montigny trách-nhiệm ghé lại Việt-nam thu xếp việc « bài đạo » và, nếu có thể, cũng ký với Việt-nam một thương-ước thay Pháp-hoàng.

Nhưng vì bị lưu lại Tiêm-la lâu ngày, Montigny phái Le Lieur tới Việt-Nam trước, với chiến thuyền Catinat.

Hôm 16 tháng 9 năm 1856, chiến thuyền Catinat tới Đà-nẵng. Le Lieur đệ lên triều-đình Huế một bức thư của vị Khâm-mạng Pháp-hoàng trách Việt-nam về việc giết đạo. Le Lieur không thấy Việt-nam nói gì, mà lá thư của Montigny bị đặt trả lại trên bãi cát, còn giáp nguyên 9. Le Lieur cho thế là Việt-nam làm bỉ mặt Pháp-hoàng, hạ lệnh bắn phá các đồn lũy men bể (26-9-1856). Rồi cho 50 tên quân đổ bộ chiếm Đà-nẵng.

Đến 23-1-1857, Montigny từ Tiêm-la mới cập vịnh Đà-nẵng. Montigny đưa thư xin triều-đình Việt-nam cho người Pháp vào thông thương, đặt lãnh-sự ở Huế và cho các giáo-sĩ đi truyền đạo tự do.

Với nhóm quan lại « thủ cựu », tự hào, văn hay chữ tốt, tài giỏi hơn người, không thèm giao hảo với « bạch-quỷ » (chỉ người Âu-châu) man-di, triều-đình Huế nhất thiết không chịu nhận một điều nào của Montigny. Sau 15 ngày tranh luận cuộc thương-nghị Việt-Pháp bị cắt đứt.

Montigny cho rút quân xuống tầu về Pháp, nhưng không quên để lại một tờ bá-cáo : « Nếu còn tàn-sát dân Công-giáo, Việt-nam sẽ chịu trách-nhiệm về những sự phản ứng sau đây… »

Thế là việc giao-thiệp Việt-Pháp đã gay go từ đây, càng gay go thêm.

Xét qua thế cuộc hồi bấy giờ thì then-chốt của sự gay go này không phải là vấn-đề tôn-giáo, mà là quyền lợi kinh-tế.

Các dân-tộc Âu-Mỹ, sau những cuộc khủng hoảng về chính-trị, đã đi đến chính-thể « Dân chủ », kỹ nghệ hóa, xây dựng một nền văn-minh vì khoa-học. Trên đường tiến, cuộc cách-mệnh kỹ-nghệ đã thúc đẩy sự sản-xuất mỗi ngày mỗi tăng gia. Do lẽ đó, Âu-Mỹ cần tìm thị-trường tiêu thụ sản-phẩm và khai tầm nguyên-liệu. Mà ngoài Âu-Mỹ còn thị-trường nào lợi hơn Đông-Á với số dân đông đúc lại chưa biết kỹ-nghệ là gì ? Âu-Mỹ bèn rủ nhau đem quân đội qua đàn áp Trung-hoa ; thế là quyền-lợi kinh-tế, bắt nguồn từ nền văn-minh kỹ-nghệ hóa, đã hướng dẫn Âu-Mỹ đến địa hạt « đế quốc » bằng sức mạnh.

Bắt đầu, người Anh gây ra « nha-phiến chiến-tranh » 10 bắt hiếp Trung-hoa ký hòa-ước Giang-ninh năm 1842 cắt Hương cảng cho Anh và mở 5 cửa bể (Quảng-châu, Hạ-môn, Phúc-kiến, Ninh-ba, Thượng-hải) cho ngoại-quốc vào buôn bán. Tiếp sau, cả Anh Pháp tổ-chức liên-quân bắt Trung-hoa ký hòa-ước Thiên-tân hôm 26, 28 tháng 6 năm 1858 rồi đến hòa-ước Bắc-kinh năm 1860, mở nhiều thương-phủ cho Âu-Mỹ đi lại tự do, và đặt công-sứ hưởng quyền lãnh-sự tài-phán. Nhận thấy Trung-hoa chịu lép vế Âu-Mỹ, Nga bắt Trung-hoa ký hòa-ước Ái-quân xẻ một phần đất Hắc-long-giang cho Nga và để Nga thông thương ở Tân-cương.

Trong lúc thi đua xâu xé cái thị-trường vĩ-đại Trung-hoa, các nước Âu-Mỹ chen nhau tìm căn-cứ quân-sự ở chung quanh cho tiện đường lui tới, ngõ hầu bảo vệ kiều-dân và quyền lợi kinh-tế ở Trung-hoa.

Anh đã chiếm được Ấn-độ và Mã-lai, để ý tới Diến-điện có sông Irraouddi thông nhập đất Trung-hoa 11. Nga dòm ngó Tây-bá-lợi-á. Nhật đặt tham vọng vào Triều-tiên và Mãn-châu. Tây-ban-nha có Phi-luật-tân, Bồ-đào-nha có Áo-môn. Mỹ nhận phần mấy đảo Thái-bình-dương. Pháp thì đặc-biệt chú ý đến Việt-nam có sông Mékong 12 thông lên Trung-quốc.

Thế cho nên trên đường ngoại-giao, Pháp cố tình gây sự, để kéo quân qua chinh-phục nước Việt-nam. 13


Mời các bạn đón đọc Lịch Sử Việt Nam: Từ Vua Tự Đức 1862 Đến Đức Quốc Trưởng Bảo Đại 1949 của tác giả Phan Xuân Hòa.

may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000