Loan Mắt Nhung |
|
Tác giả | Nguyễn Thụy Long |
Bộ sách | |
Thể loại | Tiểu thuyết |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 |
Lượt xem | 916 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 full Nguyễn Thụy Long Tiểu Thuyết Văn học Việt nam Văn học phương Đông |
Nguồn | vietmessenger.com |
Nguyễn Thụy Long - từ Loan Mắt Nhung ... Đến Hồi Ký Viết Trên Gác Bút
Trần Yên Hòa
Tôi thích đọc văn Nguyễn Thụy Long từ những truyện đầu của ông. Có thể đó là truyện ông viết đăng nhiều kỳ trên tuần san Thứ Tư ở Sài Gòn trong những năm khoảng 1966 - 1967. Truyện Bước Giang Hồ – Đó cũng là những ngày đầu tiên tôi vào Sài Gòn học đại học. Thuở đó, tôi ở trọ trên một căn gác nhỏ trong một con hẽm của đường Lê Văn Duyệt, chênh chếch rạp chiếu bóng Thanh Vân. Người bạn cùng quê với tôi vào Sài Gòn trước, đang làm thuê (bỏ báo) cho nhà Tổng phát hành Nam Cường, nên buổi chiều, khi bạn tôi đi làm về, đem theo bao nhiêu là báo, từ các báo hằng ngày, đến báo hằng tuần.
Tôi bắt gặp truyện Nguyễn Thụy Long trong tạp san Thư Tư, “Bước Giang Hồ” đăng ở đây và đọc mê mẩn. Nhưng tôi thật sự “mê” Nguyễn Thụy Long khi ông in tập Loan Mắt Nhung, truyện dài, mang hơi hướm du đảng, đĩ điếm, với những cảnh đời đau thương của giai cấp dưới đáy xã hội. Giai cấp bị bóc lột, bị ruồng bỏ, dù có cố muốn thoát ra kiếp người cùng cực, đọa đày, nhưng vẫn không sao thoát ra nổi.
Sau này tôi có xem phim Loan Mắt Nhung do đạo diễn Lê Dân thực hiện. Các diễn viên chính là Huỳnh Thanh Trà (Loan Mắt Nhung, Thanh Nga (Xuân), Kim Xuân (Dung), Tâm Phan, ca sĩ Thiên Trang, Ngọc Phu, Nguyên Hạnh. Hãng sản xuất phim: Cosunam. Phim này được giải thưởng: Giải Văn học nghệ thuật Sài Gòn 1970 về truyện phim hay nhất. Độ dài : 90 phút. Cốt truyện có thể tóm lược như sau:
Loan là một thanh niên lương thiện bị hoàn cảnh xã hội đưa đẩy trở thành du đãng nổi tiếng (Loan có đôi mắt rất đẹp như nhung nên gọi là Loan Mắt Nhung). Vì cuộc sống khốn khổ, Loan phải đương đầu để sinh tồn rồi trở thành một đàn anh trong giới dao búa. Khi còn lương thiện, Loan đã có mối tình rất đẹp với một cô gái tên Xuân (Thanh Nga đóng). Vào với giang hồ, Loan gặp Dung (Kim Xuân). Loan đã thực hiện nhiều phi vụ lớn, ăn cướp, buôn lậu... nhưng anh vẫn mong có một ngày trở về cuộc sống lương thiện. Gặp lại Xuân trong tình cảnh éo le, khi Xuân bị bọn xấu hãm hại và giết chết. Quá đau khổ, Loan nổi loạn giết hết bọn du đãng, giang hồ rồi ra đầu thú chính quyền.
Phim có nhiều cảnh ăn chơi, sinh hoạt vũ trường của Sài Gòn trước 1975. Vai Thanh Italy do Ngọc Phu thể hiện được đánh giá là vai diễn nổi bật nhất trong phim. Huỳnh Thanh Trà trong vai Loan Mắt Nhung, vốn là một diễn viên thoại kịch, diễn xuất rất xuất sắc.
Có thể nói, hai nhà văn Việt Nam trước bảy lăm viết về du đảng, đĩ điếm mà tôi thích nhất là Duyên Anh và Nguyễn Thụy Long, nhưng Nguyễn Thụy Long qua truyện Loan Mắt Nhung, sau khi được lên phim, nhìn Loan Mắt Nhung, nhân vật chính đóng vai Loan là Huỳnh Thanh Trà, với đôi mắt to đen, thân hình thanh niên trai trẻ cường tráng đầy cá tính, tôi mê tác phẩm Loan Mắt Nhung của Nguyễn Thụy Long hơn. (hơn Huy Cường trong vai Hoàng Guitar trong phim Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, truyện của Duyên Anh).
*
Đến ngày 30-4-1975 - có nhiều người gọi ngày này là ngày “đứt phim”, ngày “đổi đời” hay ngày “trời sụp”, cũng đều đúng cả. Những sĩ quan trong quân lực VNCH phải vào trại tập trung ngồi đếm lịch sau 30-4 vài tháng - cứ ngỡ những người ở ngoài sẽ sung sướng hơn - nhưng không ngờ, xã hội bên ngoài sau 30-4, càng khổ sở hơn. Có người nói “tù trong hay tù ngoài” cùng khổ như nhau, kể cả các nhà văn, trong đó có Nguyễn Thụy Long, ông cũng bị bầm dập, trầy lên trụt xuống mãi gần 34 năm, cho đến ngày ông mất (2009).
Tiểu thuyết "Loan Mắt Nhung" của Nguyễn Thụy Long là một trong những tác phẩm nổi bật miêu tả cuộc sống giang hồ đầy phức tạp và khốc liệt của Saigon trước 1975. Qua cuộc đời của Loan, từ một thiếu niên trong sáng, ngây thơ với đôi mắt đẹp như nhung, cuốn sách đã khắc họa một hình ảnh đầy đau thương về số phận và sự biến chuyển của một con người dưới tác động của hoàn cảnh xã hội. Nguyễn Thụy Long đã thành công trong việc chuyển tải nỗi lòng và tâm trạng của những nhân vật sống giữa bộn bề của thời cuộc, qua đó phản ánh một cách sinh động và chân thực cuộc sống của giới trẻ lúc bấy giờ.
Tác phẩm không chỉ là câu chuyện về một đại ca giang hồ, mà còn là bản tình ca buồn về những mất mát, hy sinh và tình yêu tan vỡ trong bối cảnh xã hội đầy biến động. Nguyễn Thụy Long đã vẽ nên một bức tranh đa sắc về cuộc sống giang hồ, đồng thời thể hiện sự khao khát và tìm kiếm hạnh phúc, yêu thương trong tâm hồn mỗi con người. Qua đó, "Loan Mắt Nhung" cũng phản ánh một phần đời sống văn hóa và xã hội của Saigon trước 1975, nơi mà văn hóa phương Tây và phương Đông giao thoa, tạo nên một nét đặc trưng riêng biệt.
Việc tác phẩm được chuyển thể thành phim và nhận được nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật đã chứng minh sức hút và giá trị của nó đối với độc giả cũng như khán giả. "Loan Mắt Nhung" không chỉ là câu chuyện về giang hồ mà còn là bản án phê phán xã hội đương thời, nơi mà sự bất công và áp bức khiến con người phải chọn lựa con đường sống trái với bản chất lương thiện của mình.
Cuốn sách là sự kết hợp giữa tình tiết hấp dẫn, nhân vật phong phú và một cốt truyện sâu sắc, đem lại cho độc giả cái nhìn toàn diện về một thời kỳ đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Nguyễn Thụy Long qua "Loan Mắt Nhung" đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc, không chỉ bởi giá trị văn học mà còn bởi những bài học về cuộc sống, tình người mà tác phẩm mang lại.