Mộ Dung Khuê mới lên ngôi vua, đến mộ mẹ đẻ Đỗ Thị tế bái, ước nguyện:" Nếu mẫu hậu còn sống, trẫm nguyện…”
Tiếng nói chưa dứt, bỗng một luồng sáng xẹt qua, Đỗ Mạn Thanh xuyên qua rơi vào ngực hắn,mặt đối mặt nhìn nhau.
Các quan viên đều ngạc nhiên nhìn Đỗ Mạn Thanh, từ tướng mạo đến trang phục, cùng với Đỗ Thị đã qua đời đều chênh lệch không bao nhiêu.
Mộ Dung Khuê nghênh đón “mẫu hậu” trời ban Đỗ Mạn Thanh hồi cung phụng dưỡng, nuôi nuôi, rồi biến nàng từ “Mẫu hậu” trở thành Hoàng hậu.
***
Truyện này nói về nữ chính xuyên không về cổ đại, vì có ngoại hình rất giống với mẫu hậu của nam chính và vì chị xuyên vào lúc anh đang ở trong từ đường cúng bái mẫu hậu của mình nên lúc đầu anh cứ nghĩ chị là mẫu hậu. Sau đó anh phát hiện ra chị không phải mẫu hậu nên quyết định học làm bếp để vỗ béo chị, không cho chị quay về hiện đại. Cách anh yêu chị cực kỳ dễ thương. Tiếc là không có ngoại truyện.
***
Nam Chu quốc,niên hiệu Cảnh Long,năm thứ hai,tháng ba,cái lạnh đầu xuân dần dần qua,đương lúc có gió mát.
Tân hoàng đế Mộ Dung Khuê bắt tay vào xử lí công văn,hai mắt hướng về phía cửa sổ,dừng lại ở một gốc cây đầy hoa,mắt thấy nhiều bông bị gió thổi bay,hoa ở cành đầu có hơi lung lay,bỗng thấy có chút cô đơn như nụ hoa đầu cành ấy,hai hàng mi dần dần khóa chặt lại.
Lạc Công Công hầu hạ đứng bưng trà bên cạnh,mắt thấy dáng vẻ trầm tư suy nghĩ của Mộ Dung Khuê,ông không dám quấy rầy,chỉ lẳng lặng đứng yên.
Mộ Dung Khuê trầm lặng trong phút chốc,lúc này mới đưa tay tiếp nhận ly trà từ Lạc Công Công,phân phó:” Truyền Đỗ thị trung đến gặp ta”
“ Dạ” – Lạc Công Công vội vàng vâng mệnh,đi ra ngoài cửa điện truyền gọi.
Đỗ Thị trung trong miệng Mộ Dung Khuê vốn tên là Đỗ Bá Ngọc,là em ruột của Đỗ Thị-mẹ đẻ Mộ Dung Khuê.Xét về thân thích,Đỗ Bá Ngọc là cậu ruột của hoàng đế.
Năm đó, tiên đế Mộ Dung Khuông đi tuần ở phía Nam,đến vùng Giang Nam thiên nhiên tươi đẹp,lại gặp Đỗ Thị nhan sắc mặn mà, rồi sủng hạnh nàng. Mười tháng sau, Đỗ Thị sinh hạ nhi tử là Mộ Dung Khuê.
Đỗ Thị sau khi sinh không được chăm sóc chu đáo,dung nhan tiều tụy làm Mộ Dung Khuông cảm thấy chán ghét rồi vứt bỏ. Mộ Dung Khuê được bế đến cho Khương hoàng hậu nuôi dưỡng,mẹ đẻ chàng buồn bực sinh bệnh mà mất.
Khương hoàng hậu không có con, tự nhiên xem chàng như con đẻ mình mà đối đãi,gắng sức bồi dưỡng.Tiên đế thấy Mộ Dung Khuê thông minh,hiền tuệ,lại được hoàng hậu nuôi dưỡng yêu thương,liền lập chàng làm thái tử.
Năm ngoái Mộ Dung Khương băng hà, Mộ Dung Khuê thay thế cha ngồi lên đế vị, sửa quốc hiệu là Cảnh Long,đại xá thiên hạ, đồng thời hạ chỉ lập từ đường cho Đỗ Thị, mong rằng an ủi linh hồn mẫu hậu trên trời có linh thiêng.
Trong việc lập cho mẫu hậu,Mộ Dung Khuê tự muốn gặp Đỗ Bá Ngọc hỏi mấy câu.
Đỗ Bá Ngọc năm nay đã ngoài 30, ông xuất thân khoa cử, lúc trước trên con đường làm quan gặp nhiều sóng gió, không thể cống hiến sức lực, đến khi Mộ Dung Khuê lên ngôi ông mới may mắn được vào triều làm quan. Mặc dù chức quan phẩm cấp không cao nhưng do thân phận là cậu ruột của hoàng đế nên cũng được mọi người coi trọng.
Ngay lập tức Đỗ Bá Ngọc có mặt ở Dưỡng Tâm Điện,quỳ xuống hành lễ:” Tham kiến hoàng thượng. Trong lòng ông cảm khái ngàn lần, tỷ tỷ chết quá sớm, nếu nàng còn sống thì gia tộc họ Đỗ có lẽ đã được vinh quang,thật đáng tiếc!
Mộ Dung Khuê liếc qua Đỗ Bá Ngọc,khoát tay: “Đứng lên nói chuyện”
Sau khi ban ngồi,Mộ Dung Khuê liền nói: “Mẫu hậu lúc còn sống trẫm đã không phụng dưỡng được người,cũng không nhớ nổi tướng mạo hình dáng của người. Hôm nay vì người mà lập từ đường,cũng muốn làm tròn chữ Hiếu. Chỉ là mẫu hậu qua đời quá sớm,cũng không để lại chân dung của Người. Nếu muốn đúc tượng theo tướng mạo người trước kia thì cần một bức họa vẽ Người .Ngươi mau về nhớ lại, họa một bức tranh hình dáng của Người rồi trình lên.”
Đỗ Thị đã mất hơn hai mươi năm,nói thật, Đỗ Bá Ngọc cũng không còn nhới rõ dung mạo của bà.Nhưng hoàng đế đã nói như vậy,ông lại không thể từ chối,suy nghĩ sau khi về nhà làm sao tìm họ hàng thân thích hỗ trợ hoàn thành.
Đỗ Bá Ngọc nói chuyện một lúc,khi đã bớt hồi hộp,to gan liếc nhìn tướng mạo Mộ Dung Khuê. Tân đế lông mi rậm,mắt phượng hẹp dài,giống như Tiên đế đến chín phần, ít giống với người của Đỗ gia, không khỏi buồn buồn vô cớ.
Sau khi Đỗ Bá Ngọc lui xuống,Mộ Dung Khuê triệu kiến học sĩ Nghiêm Thừa Ân.
Nghiêm Thừa Ân vốn là bạn học của Mộ Dung Khuê. Tuy bây giờ hai người là quan hệ quân thần nhưng vì lớn lên bên nhau,lại hay gặp mặt nên tình nghĩa chưa hề giảm xuống.
Nghiêm Thừa Ân được gọi tới,chỉ hơi hành lễ liền cười nói: “ Không biết hoàng thượng muốn gặp thần có gì phân phó? “
Mời các bạn đón đọc
Manh Hậu của tác giả
Cống Trà.