Yukio Mishima (1925-1970) được đánh giá là một trong những tác giả quan trọng nhất trong nền văn học Nhật Bản thế kỷ 20. Trước tác của ông bao gồm 40 cuốn tiểu thuyết, 20 tuyển tập truyện ngắn và khoảng vài chục vở kịch cùng với một số bài thơ. Ông là nhà văn 3 lần được coi là ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Văn học.
Hà Linh -
Những tác phẩm xuất sắc của Mishima có The Temple of the Golden Pavilion (Ngôi đình tạ bằng vàng -1956), bộ bốn tác phẩm The Sea of Fertility (Biển cả muôn màu - 1965-70)...
Mishima sinh năm 1925, con trai của một quan chức chính phủ. Tên thật của ông là Kimitaka Hiraoka. Bố ông vốn không muốn con trai mình đi theo nghiệp văn chương chữ nghĩa nên ông phải đổi tên để viết trộm. Hiraoka được nuôi nấng và trưởng thành dưới sự giám sát chặt chẽ của bà nội. Trong thế chiến II, nhà văn được miễn nghĩa vụ quân sự, ông làm việc trong một nhà máy. Đây là điều khiến Mishima day dứt suốt cuộc đời. Nhà văn cho rằng mình đã sống sót một cách đáng xấu hổ trong khi rất nhiều người khác phải đổ máu ngoài chiến trường.
Sau chiến tranh thế giới II, Mishima học luật tại Đại học Hoàng gia Tokyo. Trước khi dấn thân vào sự nghiệp văn chương, ông làm việc một năm trong Bộ Tài chính. Năm 1946, ông gặp gỡ Kawabata Yasunari, người sau đó đã giới thiệu những truyện ngắn đầu tay của ông với một vài tạp chí văn học uy tín. Confessions of a Mask (Lời thú nhận của người đeo mặt nạ - 1949) là tác phẩm đầu tiên ghi lại dấu ấn tên tuổi của Mishima trên văn đàn. Cuốn sách chính là một lối thoát giúp nhà văn giải tỏa những cảm xúc của chính mình khi phát hiện bản thân là người đồng tính. Trong truyện, nhân vật người kể chuyện thú nhận, ông đã phải tự trang bị cho mình một chiếc mặt nạ "bình thường" để tránh sự xoi mói của xã hội.
Mishima chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa yêu nước trung quân truyền thống và tinh thần võ sĩ đạo samurai của Nhật Bản, tuy ông vẫn diện đồ tây và ở nhà tây. Năm 1968, ông thành lập Hiệp hội Shield (Tate no Kai - Hội lá chắn) - một tổ chức bán quân sự tập hợp khoảng 100 thanh niên trai tráng với mục đích chấn hưng tinh thần võ sĩ đạo Bushido, tán dương chủ nghĩa quốc gia và bảo vệ Hoàng đế Nhật. Không biết do đâu, Hội lá chắn cũng được quyền tham gia huấn luyện cùng quân đội Nhật. Ngày 25/11/1970, ông cùng những người bạn bao vây Cục Phòng vệ Nhật Bản ở Tokyo, bắt giam Tướng Kanetoshi Mashita và xúi giục quân sĩ tiến hành chính biến. Lời thỉnh cầu này của ông gặp sự phản ứng dữ dội của quân đội. Thất bại, tuân thủ tinh thần võ sĩ đạo, ngày 25/11/1970, ông đã tự sát bằng cách tự mổ bụng moi gan theo nghi thức seppuku. Trước khi chết nhà văn còn hô to: "Hoàng đế muôn năm".
Cũng trong ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ông giao nốt cho nhà xuất bản những trang viết còn lại của bộ cuốn tiểu thuyết The Sea of Fertility.
Cái chết của Mishima được tác giả Christopher Ross miêu tả trong cuốn sách Mishima's Sword (Lưỡi kiếm của Mishima) như sau: "Lưỡi kiếm đã ngập sâu vào khoang bụng cỡ 10 cm, ông ấn lưỡi kiếm chầm chậm từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, mở toác từng lớp da. Máu tràn ra lênh láng trên sàn nhà. Một cuộn nội tạng màu hồng hồng xam xám nhờ nhờ thòi ra từ vết thương. Mùi tanh nồng xông lên khắp căn phòng". Không thanh lịch, không tao nhã, nghi thức chết của Mishima cũng không hề khoa trương. Nhà văn từng gợi ý cho một nhà báo là nên quay lại cảnh ông tự sát. Nhưng họ cũng không chuẩn bị gì trước để đón nhận sự kiện này. Khoảng 2 giờ trước khi tiến hành nghi thức tự sát, ông gọi điện cho hai phóng viên và úp mở với họ rằng: "Có chuyện sắp sửa xảy ra".
Cái chết của nhà văn lúc bấy giờ đã gây nên một chấn động dữ dội không chỉ với Nhật Bản mà đặc biệt là đối với người phương Tây. Nhiều học giả phương Tây đã đến Nhật Bản để tìm hiểu ý nghĩa cái chết của ông: Liệu đó là một bức thông điệp chính trị của nhà văn hay là một tác phẩm nghệ thuật cuối cùng của ông theo tinh thần võ sĩ đạo. Cho đến nay, hầu như họ không có được câu trả lời như mong đợi.
Người dân Nhật hiện đại ngày nay coi cái chết phi thường của nhà văn là vô nghĩa, là "ngớ ngẩn" và "không đáng". Tác giả của cuốn sách Mishima's Sword - Christopher Ross - kể: Trong một lần Ross đang ngồi đọc các tác phẩm của Mishima trong một hàng cà phê sách, một nhân viên cửa hàng bảo ông: "Mishima là quá khứ, không phải là hiện tại và càng không phải là tương lai".
Dẫu vậy, Yukio Mishima vẫn là một tên tuổi quan trọng trên văn đàn Nhật thế kỷ 20.
***
Rodder lao ra ngoài, tay cầm súng lục. Ambler muốn lên tiếng cảnh báo đồng bọn, nhưng muộn rồi: Justus đập cho gã đàn ông một đòn chí mạng.
Rodder ngã văng khỏi lan-can và đập mạnh thân hình xuống nước.
Hài lòng, Justus theo những bậc thang trèo lên.
- Bây giờ đến lượt các người đi tắm! - cậu nói lớn rồi cười. Nhưng chẳng còn mấy thời gian để mà tận hưởng mùi vị chiến thắng, việc đầu tiên là phải giúp Sandy và Bob trèo lên tàu, sau đó lao xuống cabin giải phóng cho Peter.
Rodder bận bịu với việc giữ cho Ambler ngoi được cổ lên trên mặt nước.
Khẩu súng lục của gã bây giờ nằm thật chắc chắn dưới đáy biển.
- Kéo bọn tao lên tàu ngay lập tức, - Rodder ra lệnh.
- Lũ chuột cống nhà chúng mầy!
Bob lắc đầu, nhưng cũng ném cho Rodder và Ambler hai chiếc phao cứu hộ.
Chầm chậm, con tàu bị gió và những dòng nước cuốn dần ra phía biển. Justus lại bước ra ngoài, đi sát phía sau là Peter. Hãnh diện, Thám tử phó cầm " người đẹp Helena" trong tay.
- Cảm ơn các bạn, - Cậu nói rồi giơ bức tượng cho nó lóng lánh trong ánh nắng.
- Cha, Rodder, gió lại xoay chiều rất nhanh!
Rodder buông ra một câu chửi tục, trong khi Ambler loay hoay với chiếc phao cứu hộ. Thất bình tĩnh, Sandy vởi bộ chân nhái của cô.
- Bây giờ mình sẽ gọi điện đàm cho cảnh sát, - cô gái nói.
- Mình biết sử dụng loại máy đó.
Justus gật đầu với cô.
- Bạn bảo họ mang theo một cái lưới đánh cá, - cậu nói.
- Bọn ta vừa bắt được cả hai con cá to sù.
- Cậu ngồi xuống bên mép tàu, để cho hai chân thõng xuống, đu đưa nhè nhẹ.
- Cái phương pháp đánh lạc hướng bằng thư gửi đã được ông phát triển nên từ thời còn ở New York, ông Rodder.
Nó cũng có phần nhắm chứng tỏ là mình tài năng hơn cảnh sát, những người đã đuổi việc ông. Và chắc vì vậy mà ông cũng sữ dụng mặt nạ chó sói: ông có cảm giác như mình là một con chó sói bị đuổi ra khỏi đàn.
Rodder ném cho cậu một cái nhìn huỷ diệt, nhưng chỉ giúp cho Justus nhận rõ là cậu phỏng đoán đúng.
- lẽ ra chúng tôi phải nghĩ đến sớm hơn mới phải, - Peter bổ sung. Cậu ngồi xuống bên cạnh Justus.
- Theo tắc thì kể cả hai tội phạm đầu tiên, vụ ăn trộm ở cửa hàng Outdoor World và vụ ăn trộm súng bắn tỉa cũng như những lời trích dẫn tứ bài hát đều chỉ nhằm hướng chúng tôi về phía lý thuyết của một vụ ám sát tổng thống. Đấy là hoàn toàn chưa kể đến cái mặt nạ tổng thống kia.
Ambler, kẻ vừa chui được người vào giữa chiếc phao cứu hộ, giờ lên tiếng ngắt lời Peter.
- Nhưng để tìm ra được lời của bài hát đó, bọn nhóc các cậu cũng phải cần rất nhiều thời gian!
- Nhưng vẫn còn nhanh hơn là cảnh sát, - Bob chen vào.
- Nhanh hơn cả các chuyên viên tâm lý.
Justus cởi chiếc áo lặn ra. Bài báo mà cậu luôn mang trong người bây giờ ướt sũng, dán sát vào da thịt. Thận trọng, cậu gỡ mảnh giấy ra, nhưng lại ngay lập tức bóp nát nó.
- Đáng tiếc, - Justus nói.
- Giờ tôi không thể cho hai người xem được nữa. Đây là một bức ảnh rất thú vị, anh Ambler. Nó cho thấy anh đã quen ông Rodder từ thời còn ở New York, chắc là thời anh học đại học. Anh đã mê mẩn gã tội phạm kia. kể từ vụ nầy anh muốn kết hợp hai mục đích với nhau.
Thứ nhất là vụ ăn trộm bức tượng và thứ hai… tại sao anh không ngửi được chị Harding, Ambler?
- Cô ta cuỗm mất chỗ của tôi, - Ambler kêu lên và đạp chân, muốn lại gần con tàu thêm một chút.
- Lẽ ra tôi là người nhận được công việc tại Los
Angeles. Nhưng rồi đột ngột xuất hiện cái con bé hỉ mũi chưa sạch đó, mới từ trường đại học ra, và ngồi ngay xuống trước mặt tôi. Còn cái tay Cotta nhà các cậu lại chính là kẻ viết thư giới thiệu nó!
- Tôi cũng đã đoán như vậy.
- Justus gật đầu.
- Và anh biết là chị Harding đã làm bài tốt nghiệp về vụ ám sát tổng thống Kennedy. Vì thế mà anh viết những bức thư theo hướng nầy. Nữ chuyên viên tâm lý từ đó không còn nghĩ được đến một thứ gì khác ngoài một vụ ám sát tổng thống. Bản thân chuyên viên tâm lý
Harding trong vụ nầy cũng bị đẩy vào một góc tranh tối tranh sáng. Đối với anh, Ambler, dĩ nhiên là một thắng lợi bổ sung. Tôi cũng phải công nhận rằng đến cả bản thân tôi cũng đã có ý nghi ngờ chị Harding.
- Có thế chứ, - Ambler nói.
- Ta đã khoái trá khôn tả khi nhìn hai con gà trống choai chọi với nhau. Một trận chiến cạnh tranh thật sự!
- Nhưng mà chúng tôi có ba người, - Peter lên tiếng sau một cái liếc xéo về phía Justus.
- Anh Ambler, làm thế nào mà anh ăn cắp được khẩu súng của cảnh sát? Trò leo tường bình thường ra vốn là đặc sản của Rodder?
- Cái đó các cậu phải tìm ra thôi, các cậu thông minh lắm kia mà, - Ambler kêu lên.
- Không thành vấn đề! - Justus thẳng lưng dậy.
- Anh đâu có vào phòng qua đường cửa sổ. Chỉ giả bộ thế thôi. Anh muốn tô đắp thêm cho cái huyền thoại Mặt Chó Sói. Mãi sau nầy tôi mới hiểu ra. Những miếng kính cửa sổ nằm không đúng chỗ! Anh Ambler, anh đã mở cửa sổ từ phía trong phòng rồi sau đó mới đập vỡ kính. Những miếng kính vỡ đó nằm sát chân tường!
- Đúng, đúng, phải! - Ambler mỗi lúc một bực bội hơn.
- Bây giờ cho tôi lên.
Tôi không ở dưới nầy lâu hơn được nữa!
- Thế bằng cách nào mà anh vào được phòng đựng vũ khí? - Peter hỏi, không thèm để ý đến lời đề nghị của đối phương.
- Chỉ là cái trò ăn cắp cỏn con thôi, - Ambler uể oải nói.
- Tôi đã rút chiếc chìa khoá của tay hạ sĩ trực rồi lại kịp thời đút lại chỗ cũ. Đoạn dây đã được tôi buộc từ trên nóc nhà thõng xuống dưới từ trước.
Bob nhận thấy cả đám mỗi lúc một bị cuốn ra xa bờ hơn.
- Để mình ném mỏ neo xuống, - cậu nói. Justus gật đầu. Bob giơ cao mỏ neo và ném nó qua thành tàu. Vài giây đồng hồ sau, con tàu rùng mình nhẹ. Bây giờ nó nằm yên.
- Ra là bọn mày biết tất cả, - Rodder kêu lên.
- Thế bây giờ tao có thể hỏi chút được không? Nầy cái thằng béo lắm lời kia, tại sao mà mày lại chui vào cửa hàng của ông Laurent? Toàn bộ chuyện chó chết nầy khởi đầu từ đó!
- Chút nữa đã, Rodder, tôi còn chưa hỏi hết! - Peter, Bob và Sandy nhìn Justus đầy khấp khởi. Cậu nói tiếp.
- Tôi nghĩ là tiện thể ở đây, ta có thể giải thích luôn cả một câu chuyện khác nữa, Rodder. Đi cùng với " người đẹp Helena" là bức tượng của hoàng tử Paris, bức tượng đã biến mất cách đây vài năm. Cho tới nay chưa có ai nghi ngờ là ông có liên quan tới vụ ăn trộm đó!
Nhưng thủ phạm cũng chính là ông, Rodder!
Qua ánh mắt ngạc nhiên của Mặt Chó Sói, Justus thấy rõ: cậu vừa bắn trúng hồng tâm.
- Đúng thế, cú điện thoại ban nãy của ông đã khiến tôi nghĩ đến khả năng nầy. Ông đã xoáy Paris trước đây vài năm. Và bây giờ ông muốn bán thêm cho nhà sưu tầm tư nhân giàu có của mình cả bức tượng quý báu thứ hai, người đẹp Helena. Cho một giá tiền đặt trước không nhỏ, ông lại một lần nữa lao vào trò ăn cắp!
- Làm sao mà mày biết đó là một nhà sưu tầm tư nhân? - Rodder kêu lên, tiếng kêu đồng thời cũng là lời công nhận.
- Chắc chắn phải là một người tư nhân, Mặt Chó Sói, - Justus trả lời.
- Mà là một người có rất nhiều tiền. Người ta không thể bán những bức tượng đó ở thị trường tự do. Chuyên gia nào cũng biết chúng.
Rodder đầu hàng.
- Bọn mày thông minh thật đấy, mấy thằng nhóc! Đó là một người đàn ông giàu có trong ngành làm phim, nhưng tao thậm chí chưa biết tên ông ấy. Thế, bây giờ cho bọn tao lên tàu đi!
Sandy trỏ về phía bờ biển, nơi có một con tàu cảnh sát đang lại gần.
- Cha, - Justus chuyển sang lời kết luận.
- Cái chuyến du lịch dễ chịu của hai người vậy là không thành rồi. Chắc là cú ăn trộm nầy sẽ mang lại đủ tiền để cả hai người sống thoải mái cho đến cuối đời? Hơn nữa vụ ăn trộm bức tượng Paris chắc chắn cũng còn để lại một vài dollar.
- Đúng thế!, - Rodder gầm lên.
- Và chuyện thối nhất là để cho lũ nhóc con bọn mầy chen vào giữa. Tất cả là lỗi của Scott! - gã nhìn Ambler, kẻ vẫn đang tiếp tục vùng vẫy bên cái phao cứu hộ.
- Bây giờ mày vẫn còn tin đám nhóc con nầy là một luồng gió mát chứ?
Ambler phun ra một ngụm nước biển, không nói nửa lời. Gã ta quá mệt, không còn sức đâu mà cãi cọ.
Justus lại lật cho đoạn thang chĩa xuống nước. Con tàu cảnh sát bây giờ đã đến rất gần. Cậu thấy rõ thanh tra Cotta đứng trên boong. Chị Hannah Harding đứng cạnh ông và vẫy tay về phía họ.
...
Mời các bạn đón đọc
Mặt Chó Sói của tác giả
Mishima Yukio.