DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Mùa Thu Đức 1989

Tác giả Egon Krenz
Bộ sách
Thể loại Lịch sử - Quân sự
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 2808
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Egon Krenz Biên Khảo Lịch Sử Lịch Sử Thế Giới
Nguồn waka.vn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Một quyển sách quan trọng của Egon Krenz - nguyên tổng bí thư Đảng Xã hội chủ nghĩa dân chủ thống nhất Đức - vừa xuất bản với những thông tin về thời điểm mở cửa biên giới chấm dứt bức tường Berlin vào ngày 9-11-1989.

Vào thời điểm đó, Egon Krenz còn là chủ tịch Hội đồng nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức, ông đã thuật lại những diễn biến căng thẳng của những người lãnh đạo CHDC Đức trước quyết định nhà nước này tồn tại hay không tồn tại.

Những chuyến bay đối ngoại, những cuộc điện thoại và họp bàn với Gorbachev, các tính toán, kế hoạch và tâm niệm “không bao giờ có chiến tranh khởi phát từ đất Đức lần nữa”... đã được kể lại bởi một người trong cuộc từng giữ vị trí quan trọng, để “ngày 9-11 gần như tình cờ mà trở thành một thời điểm của lịch sử Đức đương đại”.

Tập sách công bố lần đầu tiên vào tháng 2-2009 đã tạo nên một tâm điểm chú ý của dư luận. Đến nay, bạn đọc Việt Nam có thể tiếp cận bản dịch tiếng Việt nhờ vào nỗ lực thương thảo tác quyền của Alpha Books và liên kết xuất bản với NXB Công An Nhân Dân.

LAM ĐIỀN
***

LỜI NÓI ĐẦU

Mùa thu Đức 1989 là tên cuốn hồi ký của Egon Krenz, Tổng bí thư Đảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Đức, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức vào thời điểm Bức tường Berlin được mở ngày 9/11/1989, công bố lần đầu tiên vào tháng 2/2009 tại Đức đã tạo nên một tâm điểm chú ý của dư luận.

Tham gia vào các sự kiện Mùa thu Đức ở cương vị nguyên thủ và chịu trách nhiệm cao nhất, ông đã thuật lại một cách chi tiết, đầy đủ các diễn biến chính trị dẫn tới việc sụp đổ của Cộng hòa Dân chủ Đức. Phân tích, lý giải các sự kiện trong Mùa thu Đức 1989, ông đồng thời lý giải nó trong bề sâu có tính lịch sử, về các nguyên do của nước Đức XHCN, Liên bang Xô viết và khối Hiệp ước Warszawa. Nhiều năm sau các sự kiện, tác giả có điều kiện chiêm nghiệm và đối sánh trong bối cảnh nước Đức thống nhất và thế giới xóa bỏ Chiến tranh lạnh nhưng tiếp tục phân rã, do đó cái nhìn phân tích của ông càng đáng lưu tâm. Là một người cộng sản, Egon Krenz không ngần ngại phê phán các sai lầm của chủ nghĩa xã hội, song ông trung thực bảo vệ lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Những gì trong Mùa thu Đức 1989 cho thấy, trước sau Egon Krenz là người cộng sản ái quốc - với ông Tổ quốc đồng nghĩa với Cộng hòa Dân chủ Đức XHCN.

Thông qua cuốn sách, Nhà xuất bản Công an Nhân dân và Công ty Sách Alpha mong muốn giới thiệu với độc giả một tài liệu tham khảo có giá trị về lịch sử cách đây chưa lâu của một đất nước có quan hệ mật thiết với Việt Nam. Đồng thời bản thân các sự kiện lịch sử này cho đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa và vô cùng cần thiết cho những ai muốn suy ngẫm về chủ nghĩa xã hội.

Xin trân trọng giới thiệu.

NHà XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

Tháng 11-2009

***

LỜI TÁC GIẢ

Tôi xin tường thuật lại mùa thu Đức năm 1989. Tôi viết ra những gì đã trải nghiệm. Tôi chuyện trò với nhiều người hoạt động chính trị ở CHDC Đức và nước ngoài - cả với các tổng thống, lãnh đạo đảng và nhà nước ở nhiều quốc gia cũng như với các nhân vật thân tín hoặc đối thủ của họ. Một số người hôm nay đã mất. Những người còn sống thì phát biểu hoặc xử sự mỗi người một kiểu, có người thuật lại đã suy nghĩ và hành động ra sao, cố gắng khỏa lấp lịch sử và đóng góp của mình trong đó, những người khác chân thành muốn phục dựng lịch sử trong tính mâu thuẫn của nó - tùy vào chủ đích, hoàn cảnh sống và tư chất của họ.

Ngày ấy tôi còn là người giữ nhiều bí mật. Hôm nay tôi vẫn đọc các bí mật quốc gia mà từ khi CHDC Đức thôi tồn tại thì chúng không còn gì bí mật nữa. Chúng nằm trong các văn khố của CHLB Đức. Tôi so sánh những ghi chép riêng, ghi chú trong lịch, biên bản và thư từ của mình với hồ sơ trong văn khố. Một số tài liệu mà tôi đã bỏ lại trong két sắt của mình ở Trung ương đảng SED hồi năm 1989, nay không tìm thấy ở văn khố liên bang nữa. âu cũng là chuyện thường tình khi có biến động xã hội, đặc biệt - như trong trường hợp này - khi đó là biên bản các cuộc hội đàm bí mật giữa Honecker hay tôi với các chính khách của nhà nước Đức kia. Trên thế giới thông thường sau 30 năm mới mở các kho lưu trữ, hoặc lâu hơn, hoặc chẳng bao giờ. Cộng hòa liên bang Đức không làm thế với các hồ sơ của CHDC Đức. Tất cả đều công khai sau năm 1990. Cũng chẳng có gì đáng chê trách, duy chỉ các hồ sơ tương tự của CHLB Đức cũ, của Hoa Kỳ và cả của Liên Xô là vẫn chưa được giải mật. Theo những gì tôi biết, các hồ sơ của nhiều nhiệm kỳ chấp chính khác nhau, của các cơ quan thông tin và bảo hiến liên bang - nếu như một ngày nào đó chúng được công khai hóa - sẽ cho ta sáng tỏ nhiều điều về nước cộng hòa của Bonn, về phần đóng góp của nó trong việc chia cắt nước Đức, về các thủ pháp của nó nhằm chống phá đất nước và người dân CHDC Đức trong thời Chiến tranh Lạnh cũng như về các ngón nghề mật vụ đối ngoại và đối nội; nhiều chuyện mà hôm nay một số người không thể tin là có thật. Nếu một ngày nào đó có sự bình đẳng giữa Đông và Tây - cả trong việc công khai hóa hồ sơ - thì thế hệ kế tiếp có thể sẽ có điều kiện bàn về lịch sử hậu chiến của Đức một cách khá công tâm. Không chỉ bàn về lịch sử hậu chiến của CHDC Đức mà về cả hai nhà nước Đức. Bức tranh đen trắng hiện tại còn ngự trị sẽ phải nhường chỗ cho cách đánh giá lịch sử khách quan. Bên trái là địa ngục và bên phải là thiên đường - thực tế giữa CHDC Đức và CHLB Đức đâu có đơn giản như vậy.

***

Tường thuật của tôi bắt đầu từ trước mùa thu, với trang đầu là ngày 7/7/1989, khi Ban cố vấn chính trị của các quốc gia trong hiệp ước Warszawa họp tại Bucharest. Một số chi tiết thể hiện ở đó trong quy mô quốc tế chính là điềm báo trước các biến cố sau này diễn ra ở CHDC Đức.

Thời kỳ từ 8/10/1989 đến 6/12/1989 mang dáng dấp nhật ký, tuy không hẳn theo nghĩa kinh điển. Hồi năm 1989, tôi không có thì giờ viết nhật ký. Nhưng ngày nào tôi cũng ghi chép lại tất cả các sự kiện và những cuộc gặp gỡ quan yếu. Nhờ vậy tôi có thể thuật lại mọi diễn biến chính xác tới mức có thể. Tôi cố không quan sát bằng con mắt của hôm nay. Tôi thuật lại như đã từng suy nghĩ hồi năm 1989. Tôi không muốn gọi những nhận thức sau này là niềm tin của ngày trước. Tôi báo cáo lại những gì đã xảy ra, ở các chức vụ của mình tôi đã có những lĩnh hội và chủ định gì, tôi đã làm gì và phản ứng ra sao, các biến cố đã dồn thúc tôi cũng như tôi nỗ lực tác động đến chúng như thế nào.

Về các cá nhân, tôi ghi lại như đã chứng kiến họ hồi năm 1989. Kể cả khi một số trong họ sau này tỏ ra thiếu chân thực về chính trị hay nhân tính. Tôi căm phẫn khi thấy nhiều bạn đồng hành ngày xưa không chịu nhận trách nhiệm của mình, khi họ làm bộ ngây ngô không biết gì chỉ để bớt chút truy bức tư pháp hoặc vớ được một công việc ấm thân, tự bào chữa cho mình bằng cách hại người khác hay thậm chí quẳng bỏ quan điểm của mình. Những người này có lẽ là minh chứng cho nhận định: điểm mạnh của kẻ yếu nằm trong tính xu thời.

Tôi không độc thoại về nước Đức. Năm 1989-1990 không chỉ là thời điểm CHDC Đức tàn lụi. Ở châu âu, mô hình chủ nghĩa xã hội mang dấu ấn Xô viết sụp đổ. Các nước XHCN ở lục địa này đã biến mất khỏi bản đồ chính trị. Điều đó có nguyên nhân lịch sử, chính trị thế giới, kinh tế, tư tưởng hệ và chủ quan sâu rộng hơn những diễn biến ở CHDC Đức nhiều. Bước ngoặt được phát động ở CHDC Đức hồi mùa thu năm 1989 đã chín dần từ lâu. Lẽ ra đây là bước dẫn đến một CHDC Đức cải tổ, một chủ nghĩa xã hội được đổi mới chứ không phải bước ngoặt dẫn đến một nước Đức thống nhất. Một số quá trình ngày ấy chỉ có thể hiểu được nếu ta biết gốc rễ lịch sử của chúng. Ở những đoạn ấy trong sách, tôi quay nhìn lại lịch sử trước năm 1989 chứ không vội nêu ra những ký ức của riêng mình.

Nhiều điều tôi viết ra thể hiện tính mâu thuẫn. Nguyên nhân nằm ở thời kỳ được thuật lại trong sách hơn là trong báo cáo của tôi. Dù mọi quyết định đưa ra có chân thực một cách chủ quan và cần thiết một cách khách quan, đó là những ngày tháng ngập trong hấp tấp và hoảng loạn. Nhiều điều không được nói ra hoặc nói ra thì bị hiểu lầm, có những câu nói sai hoặc chỉ thốt ra nửa chừng. Nhiều điều không được giải trình, phân tích và định hướng. Các sự kiện chồng chất lộn xộn. Tôi càng thấy cần phải bình tĩnh đánh giá những thực tế ngày ấy một lần nữa. Chỉ khi sắp xếp các quá trình trong mùa thu năm 1989 theo đúng trình tự thời gian chính xác mới có thể hiểu được, ví dụ, từ bao giờ và do ai mà khẩu hiệu "Chúng ta là nhân dân" bị nắn thành "Chúng ta là một dân tộc", hoặc kế hoạch cải cách ở CHDC Đức rốt cuộc biến thành sáp nhập vào CHLB Đức có nguyên nhân gì và diễn biến ra sao.

Những thực tế ngày ấy quả là mãnh liệt trong tính độc nhất vô nhị cũng như trong hệ quả lịch sử. Tôi nhìn chúng với con mắt của một người hồi đó gánh vác trách nhiệm trọng đại nhất về CHDC Đức và Đảng XHCN thống nhất Đức. Hôm nay tôi hiểu nhiều điều rõ hơn, chính xác hơn, hôm nay tôi biết nhiều điều mà ngày đó tôi không thể biết hoặc cố tình không muốn thấy.

Trong mười năm qua, tôi buộc phải thu lượm những kinh nghiệm đau đớn. Trong đó có việc bị khai trừ khỏi hàng ngũ đảng là phần quan trọng nhất của đời tôi. Với tôi, việc bị CHLB Đức truy bức về mặt chính trị và tư pháp - cho dù không chỉ lấy mất danh dự mà còn cả tự do của tôi - không bi thảm bằng. Về điểm này, quả thật tôi chưa từng có ảo tưởng. Một phần cũng nhờ nhà hoạt động xã hội dân chủ Herbert Wehner trước đây hơn 25 năm. Khi tôi nói chuyện với ông hôm 30/5/1973 ở Berlin, ông truyền cho tôi một kinh nghiệm của đời mình: "Ai từng là người cộng sản, người đó sẽ bị xã hội giáo hóa tư sản truy đuổi cho đến cuối đời."

Berlin, tháng Bảy năm 1999

EGON KRENZ

 
Mời các bạn đón đọc Mùa Thu Đức 1989 của tác giả Egon Krenz.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000