Mùa Thu Hoạch Xương |
|
Tác giả | Edwidge Danticat |
Bộ sách | |
Thể loại | Lãng mạn |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook prc pdf epub azw3 |
Lượt xem | 4327 |
Từ khóa | eBook prc pdf epub azw3 full Edwidge Danticat Tiểu Thuyết Lãng Mạn Văn Học Haiti Văn Học Phương Tây |
Nguồn | epub.vn |
Haiti và Cộng hòa Dominicana, hai quốc gia láng giềng trên cùng một hòn đảo vùng Ca-ri-bê, năm 1937, Amabelle sống cuộc đời bình lặng của một cô hâu gái người Haiti cho cô chủ Valencia, một gia đình Dominicana thuợng luu. Cuộc sống thường nhật của cô và chàng trai đồng hương Sebastien hẳn sẽ tiếp tục trôi qua trên những ngọn đồi giữa những cánh đồng mía nếu độc tài Trujillo không bắt đầu cuộc thảm sát "Cây mùi tây" nhắm vào người Haiti ở Dominicana. Bị đẩy vào một cuộc vuợt biên đầy nguy hiểm, Amabelle buộc phải đối mặt với việc lựa chọn giữa mất mát và sống còn, giữa những bóng đen trong quá khứ và tương lai. Quan trọng hơn, liệu cô có đủ dũng cảm để tiếp tục sống như một trong "những người trở về từ cõi chết" trên chính quê hương của mình?
"Nhưng tôi muốn mọi người biết rằng tôi hiểu. Tôi nhìn thấy tất cả những thứ đó. Chỉ có điều tôi đã tưởng rằng chúng sẽ không nhìn thấy tôi. Tôi những tưởng rằng chúng sẽ không tìm ra tôi. Chỉ đến khi Mimi và Sebastien bị bắt đi thì tôi mới nhận ra rằng dòng sông máu đã chảy tới trước cửa nhà mình, rằng nó vẫn luôn ầm ào chảy ngay trong nhà của tất cả chúng tôi."
***
Kế ấy, Jephthah hiệp lại hết thảy dân Gilead, giao chiến cùng Ephraim. Người Gilead chiếm hết những chỗ cạn để vượt sông Jordan dẫn vào Ephraim. Và khi một người Ephraim sống sót nào nói rằng, “Xin để cho tôi đi qua”, thì những người Gilead nói rằng : “Ngươi có phải người Ephraim chăng ?” Nếu anh ta nói, “Không,” chúng bèn nói cùng người đó rằng, “Thế thì, hãy nói ‘Shibboleth.’” Nếu người đó nói “Sibboleth”, vì anh ta không thể phát âm chính xác chữ đó được, chúng sẽ bắt và giết họ tại chỗ cạn của sông Jordan. Khi đó, đã có bốn mươi ngàn người Ephraim bị sát hại.
Kinh Judges 12:4-6
Dâng kính lên người, Metrès Dlo,
Bà mẹ của Những dòng sông
Amabelle Désir
***
Tên anh ấy là Sebastien Onius.
Gần như đêm nào anh cũng đến để dập tắt cơn ác mộng mà tôi luôn thấy về cái ngày cha mẹ tôi chết đuối. Trong lúc tôi kháng cự lại giấc ngủ, anh thì thầm bảo “nằm yên trong lúc anh đưa em trở lại.”
“Trở lại đâu?” Tôi hỏi mà không cảm thấy môi mình động đậy. Anh trả lời, “Anh sẽ đưa em trở lại hang đá phía bên kia con suối.”
Tôi loạng choạng rướn người về phía anh, gắng gượng để đứng lên. Anh giúp tôi giữ thăng bằng với những đầu ngón tay dài mà cong, những ngón tay sống động trườn mò về phía tôi. Tôi bám vào người anh, đầu tôi suýt chạm tới giữa vòm ngực anh. Anh đẹp một cách hào sảng trong ánh sáng tù mù của ngọn đèn dầu thốt nốt, mặc dù gương mặt đen bóng của anh đầy rãnh sẹo đan xen do những thân mía để lại. Cánh tay anh lớn bằng cả vòng đùi tôi. Chúng là những thanh thép, tôi luyện bởi bốn năm thu hoạch mía.
“Nhìn em này,” anh vừa nói vừa nâng mặt tôi lên bằng bàn tay rộng lớn hình bát úp, nơi lòng bàn tay đã mất đi chỉ tay do những con dao chặt mía. “Em ngời sáng như một ngọn đèn lồng Giáng sinh, ngay cả với làn da màu tro tàn của gỗ vụn trong mưa.”
“Đừng nói với em kiểu đó,” tôi lẩm bẩm trong lúc vẫn đang giằng co với bóng đen của giấc ngủ. “Nói chuyện kiểu này làm em thấy trần trụi.”
Anh đưa bàn tay vuốt ve dọc theo lưng tôi. Lòng bàn tay thô ráp và chai sần của anh day miết như muốn bào mòn da thịt tôi, trong khi chiếc vòng đeo tay làm từ những hạt cà phê màu vàng của anh lăn qua lăn lại và mơn trớn sống lưng tôi mềm mại.
“Hãy cởi váy ngủ của em ra,” anh gợi ý, “và thực sự trần trụi đi. Khi đã trút bỏ hết rồi, em sẽ biết rằng mình đang hoàn toàn tỉnh táo và anh có thể ngắm nhìn em trong vui sướng.” Nói rồi, anh lướt về phía bên kia phòng và quan sát mọi cử động của da thịt tôi trong lúc tôi cởi bỏ áo quần. Anh ở trong một góc phòng cách xa ngọn đèn, một vùng tối nơi anh nhìn thấy tôi rõ hơn là tôi thấy anh. “Sẽ tốt cho em nếu em hiểu và tin rằng anh luôn ở gần bên em ngay cả khi mắt em không thể nhìn thấy anh,” anh nói.
Câu nói này khiến tôi bật cười lớn, quá lớn vào thời khắc nửa đêm. Bây giờ thì tôi đã hoàn toàn khỏa thân và tỉnh táo. Tôi nhanh chóng ngã vào vòng tay anh với bộ váy ngủ còn vướng quanh mắt cá chân. Với thân hình gầy gò như anh hay nói, tôi sợ mình sẽ dễ dàng gãy làm đôi và biến mất. Tôi sợ phải sống nhút nhát, tách biệt, và lạnh lẽo. Tôi sợ rằng mình sẽ ngừng tồn tại khi anh không ở đó. Tôi như một hòn cuội ở biển hút ngược màu sắc của mình vào bên trong và không còn trong trẻo nữa một khi bị mang ra ngoài ánh nắng mặt trời và rời xa bọt sóng. Khi anh không ở đó, tôi sợ tôi sẽ không còn biết ai và cũng chẳng còn ai biết tôi.
“Quần áo em che đậy đâu chỉ da thịt em,” anh nói. “Chúng biến em thành một thứ đồng phục gò bó. Bây giờ em mới là em bằng xương bằng thịt.”
Tôi hoặc phải ở trong một cơn ác mộng, hoặc không ở bất kỳ nơi nào cả. Nếu không, tôi chỉ trôi lơ lửng trong những ký ức này, xót xa cho tôi của quá khứ, và hơn hết là cho tôi của hiện tại. Nhưng những đau buồn này tôi để dành khi không có anh ở bên.
“Hãy nhìn khuôn mặt nhỏ nhắn hoàn hảo của em này,” anh nói, “dáng hình nhỏ nhắn hoàn hảo của em, cơ thể nhỏ nhắn hoàn hảo của em, một người thiếu nữ đang lớn với nước da đen thăm thẳm. Tất cả các gam màu tối hiện hữu trong em, những thứ chúng ta nhìn thấy và không nhìn thấy, cái thiện và cái ác.”
Anh lướt tay trên người tôi nhẹ tựa lông hồng, như thể anh cũng sợ rằng tôi sẽ tan biến đi mất.
“Mọi thứ trên khuôn mặt em đều nằm đúng chỗ,” anh nói, “mũi em cũng nằm ở vị trí của nó.”
“Ôi, wi1, thật thê thảm biết bao,” tôi đáp, “nếu mũi em nằm ở dưới gan bàn chân.”
1 Ừ, đúng. Tiếng Creole ở Haiti.
Lần này thì chính anh là người bật cười. Nhìn gần hơn, tiếng cười làm khuôn mặt anh nhăn lại và hai vai anh nhấp nhô lên xuống không đều nhịp. Tôi không bao giờ dám chắc rằng anh đang cười hay vừa cười vừa khóc, mặc dù tôi chưa bao giờ thấy anh khóc.
Tôi choàng tay qua người anh và chìm lại vào giấc ngủ. Anh sẽ biến mất trước khi tia nắng ban mai đầu tiên đượm mùi sả ló dạng. Nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự hiện diện của anh ở đó trong căn phòng vuông vức nhỏ bé của mình. Tôi có thể ngửi thấy mùi mồ hôi anh, đặc quánh như mật mía khi anh phải vắt sức quá nhiều. Tôi vẫn có thể nếm náp khuôn miệng anh, với phần lợi thẫm màu cà tím có vị ngọt nhầy của sữa dê đun nóng đến quyện đường và mùi của những củ khoai tây màu vàng mù tạt. Tôi cảm nhận những móng tay thô dày của anh vun đôi má tôi lên cao, và vòng đeo tay của anh cứa vào hai hõm nhỏ bên dưới xương gò má để lại một giọt máu khô hình trăng khuyết hoàn hảo. Tôi tận hưởng cách lưỡi anh âu yếm lần theo huyết mạch trên sống lưng tôi và để lại những đường ẩm ướt, những dấu tay hằn mờ trên hông tôi nơi anh bám vào quá chắc, có lẽ trong những giây phút khi anh cảm thấy tôi đang tuột dần đi. Và tôi vẫn có thể đếm những hơi thở của anh, đôi khi gấp gáp hơn cả nhịp tim anh.
Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường dành hàng giờ chơi đùa với cái bóng của mình, trò chơi mà cha tôi luôn cảnh báo rằng sẽ khiến tôi gặp ác mộng, những cơn ác mộng nơi ta thấy những giọng nói xoáy thành cơn lốc đủ sắc cầu vồng và nghe những vật với đủ hình thù kỳ dị trỗi dậy cất tiếng nói khẳng định chính mình. Chơi đùa với bóng của mình giúp tôi, một đứa con một, cảm thấy bớt cô đơn. Mỗi khi tôi có bạn chơi cùng, tôi đều cảm giác họ không có thật hay không hiện diện. Tôi coi họ chỉ như vật thế chỗ cho cái bóng của tôi. Và trong quãng đời sau này, tôi còn gặp nhiều cái bóng khác. Đôi khi Sebastien Onius bảo vệ tôi khỏi những cái bóng. Đôi khi anh lại là một trong số đó.
***
Edwidge Danticat (sinh ngày 19 tháng 1 năm 1969) là một tác giả có hai quốc tịch Haiti và Hoa Kỳ, người có những tác phẩm văn học nhấn mạnh cuộc sống của người phụ nữ và mối quan hệ của họ. Những trải nghiệm cuộc sống của riêng bà đã cung cấp nền tảng và cảm hứng cho các tác phẩm của bà. Truyện ngắn và tiểu thuyết của bà tập trung vào các chủ đề mang tính chất tuần hoàn như di dân, tình dục, giới tính và lịch sử . Cha mẹ của bà đã di cư đến New York mà không đem theo bà đi và bà lớn cùng với cô chú của mình. Trong những năm sớm của cuộc đời, bà bị ảnh hưởng bởi lối kể chuyện của người Haiti và phát triển mối quan tâm đến việc viết lách. Khi được 12 tuổi, bà sống cùng với ba mẹ mình tại Brooklyn nhưng không cảm thấy thoải mái khi phải thích nghi với lối sống và văn hóa của thành phố này và chỉ tìm thấy sự bình yên trong các tác phẩm văn học. Sau khi nhận được bằng tốt nghiệp về văn hóa tiếng Pháp tại Học viện Barnard, bà còn nhận được bằng Bậc thầy Nghệ thuật khi, với luận đề của bà, xây dựng những nền tảng của tiểu thuyết đầu tay của bà Hơi thở, Ánh mắt, Kỷ niệm. Bà đạt được những thành công chưa từng có như một người viết truyện ngăn và tiểu thuyết bằng những tác phẩm nhận được những lời khen từ giới phê bình. Bà cũng là một người đấu tranh các vấn đề ảnh hưởng đến người Haiti ở trong và ngoài nước. Với những trải nghiệm như một người có hai quốc tịch Haiti và Hoa Kỳ, bà viết về một trong những nền văn hóa ít nổi bật nhất trong văn hóa Hoa Kỳ sử dụng phong cách mang tính chất thơ và sôi nổi. Tác phẩm của bà đã được dịch sang một số ngôn ngữ như tiếng Hàn, tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Thụy Điển. Bà được xem xét một cách rộng rãi như là một trong những tác giả tài năng nhất của Hoa Kỳ hiện nay.
Vào năm 1994, bà đã xuất bản tiểu thuyết đầu tiên mang tên Hơi thở, Ánh mắt, Kỷ niệm dựa trên luận đề su tốt nghiệp của bà có tiêu đề Sự chuyển của tôi trong lửa - một tiểu thuyết rút gọn. Các truyện ngắn của bà đã được xuất bản trong 25 tạp chí định kỳ và đã được tập hợp trong một số lần. Tác phẩm đã được chuyển dịch sang các ngôn ngữ khác nhau như tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Hàn, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Thụy Điển. Bà là một giáo viên về sáng tác sáng tạo tại Đại học New York và Đại học Miami. Bà cũng làm việc trong một số dự án về nghệ thuật Haiti và các phim tài liệu về Haiti.
Các tác phẩm đã được xuất bản của bà là: