Mưu trí thời nhà Thanh |
|
Tác giả | Đường Nhạn Sinh |
Bộ sách | Mưu Trí Người Xưa |
Thể loại | Lịch sử - Quân sự |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 |
Lượt xem | 1528 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 full Đường Nhạn Sinh Bạo Thúc Diễm Chu Chính Thư Ông Văn Tùng Mưu Trí Người Xưa Lịch Sử Quyền Mưu Thanh |
Nguồn | |
Trong xã hội phong kiến, quyền lực là tất cả. Quyền lực đem đến lợi lộc công danh, lại có sức thay trời phong tước cho cả quỷ thần nữa. Bởi thế xưa nay, ít ai không sùng bái quyền lực. Vì quyền lực mà diễn ra bao nhiêu tấn chính kịch, náo kịch, bi kịch và cả thảm kịch cung đình, kéo theo bao nhiều đau khổ cho mọi kiếp sinh linh.
Lịch sử mấy nghìn năm của Trung Quốc, từ thời Tiên Tần cho đến Minh Thanh đã chứng minh điều đó.
Bởi vậy, nghiên cứu đạo “trị nhân” hoặc “nhân trị” đối với việc duy trì tinh thần của con người, tăng thêm sức mạnh cho con người, nâng cao sức sống cho con người là hết sức cần thiết và có một ý nghĩa to lớn không thể coi thường được.
Gần bảy mươi vấn đề với từng ấy câu chuyện lịch sử có thật, được chia thành bốn phần “giành quyền”, “hành thuật”, “vân trí”, “bày mưu”, nhà văn Lãnh Thành Kim đã dẫn chúng ta hết “nơi thì lừa đảo” đến “nơi thì xót thương”, chứng kiến hết sức sinh động và chân thực gần bảy mươi tấn tuồng đời đau thương của lịch sử mấy nghìn năm trên đất nước Trung Hoa láng giềng để cùng rút ra những bài học nhân thế.
Hà Nội, tháng 7 năm 1997
ÔNG VĂN TÙNG
***
Tôn thờ người chết mà không tôn thờ người sống, đó cũng là một trong những truyền thống của Trung Hoa.
Khổng tử, Mạnh tử được coi là những bậc thánh trong lịch sử Trung Quốc, đến triều Thanh, Khổng tử đã được phòng tới “Đại thành chí thánh Văn Tuyên vương”, địa vị danh tiếng và công đức của ông được tôn sùng hết mức, nhưng Khổng tử, Mạnh tử khi sống cũng vất vưởng rất đáng thương, có lúc phải sống vất vưởng, không biết đâu mà về, mãi tới già mới hiểu ra rằng nên về nhà viết sách, nói như ngày nay là tìm được chỗ đứng của mình. Nhưng sau khi qua đời thì lạ thay, các vị cứ như đồ cổ vậy, càng lâu càng qúy giá.
Việc tôn thờ người xưa tất nhiên không có gì lạ, vì có thể là người sau phát hiện ra giá trị của người xưa, có thể là người xưa không còn mắc phải sai lầm nữa, có thể vì, dù nói gì đi nữa, người xưa cũng không phản bác được, quan trọng nữa là, tồn sùng người xưa không tổn hại gì đến địa vị, danh dự của bản thân, vì vậy người ta mới tôn thờ người xưa.
Nhưng người thời nay không được tôn thờ. Vì sao vậy? Một là, người nay chưa chết, ai biết được người đó có phạm sai lầm không, ngày nay tôn thờ mà ngày mai phạm sai lầm thì sao? Thôi hãy để đậy nắp quan tài xong hãy nói chuyện vậy. Hai là, người nay gần quá. Nhìn không rõ, nhỡ nhầm lẫn thì gay. Ba là, vì tôn thờ thời nay chẳng hóa là hạ thấp mình, lòng đố kỵ nổi dậy, sẽ không tôn thờ nữa. Bởi vậy, nếu khi tìm được một tấm gương nào cho mọi người học tập, lục hồ sơ thì đa phần là người đã khuất.
Đương nhiên, tốt nhất là người xưa người này đều không tôn thờ gì hết. Nhưng ở đây, không thảo luận phương pháp đánh giá thánh hiền kim cổ, mà là tìm hiểu truyền thống cổ đại Trung Hoa. Có điều là truyền thống Trung Hoa phức tạp vào bậc nhất, anh vừa đắc ý tìm ra được một “quy luật”, thì lập tức, một loạt những phản chứng lại dội tới. Ngay chuyện người Trung Quốc chỉ kính lễ người xưa, không kính lễ người nay, ai nói không có trường hợp đặc biệt, thì sẽ bị phản bác ngay bởi câu chuyện về Ngụy Trung Hiền.
Vậy Ngụy Trung Hiền là ai? Hắn ta là tên thái giám thời Hy tông đời Minh, là một trong những thái giám lớn nhất của lịch sử Trung Quốc, đảng hoạn mà hắn lập ra cũng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Khi hắn còn sống, các nơi trong nước đã thờ hắn, đắp tượng hắn bằng vàng, thắp hương cúng bái, người ta gọi là những cái mà người ta gọi là sinh từ. Từ đường vốn lập ra là để thờ người chết, nhưng Ngụy Trung Hiền dám lập đền sống, kể coi như là dám mạnh dạn giải phóng tư tưởng. Thế mà còn có những lũ văn nhân vô sỉ đề xuất ra rằng cần lập đền của Ngụy Trung Hiển cùng với đền thờ Khổng Minh, để tiện cùng thắp hương tế lễ. Xem vậy, nếu ai bảo người Trung Quốc thiếu sức tưởng tượng, nghe ra không ổn.
Ngụy Trung Hiền dựa vào đâu mà lập sinh từ? Đây là một quá trình tuy phức tạp mà giản đơn.
Ngụy Trung Hiền người Túc Ninh, Hà gian (nay là Hà Bắc), sinh năm 1568, thời Minh Mục Tông, Long Khánh năm thứ hai.
Ngụy Trung Hiền từ nhỏ tính ngang ngạnh, lêu lổng, chỉ thích những trò chọi gà, đấu chó, cưỡi ngựa bắn cung, và rất giỏi cờ bạc. Khi lớn, lấy vợ họ Mã, sinh được một người con gái, nhưng Hiền vẫn tính nào tật nấy. Có lần Hiền chơi bạc với một người, chắc gặp vận đen, mọi khi chơi thường được nhiều thua ít, lần này lại toàn thua không được, không những cháy túi, ra về còn nợ đìa, mọi người xung quanh chế giễu Hiền, về sau bị đời nợ riết quá, Hiền bực bội không chịu nổi. Ngụy Trung Hiền nghĩ đi nghĩ lại, thấy mình chẳng có sở trường gì, muốn hơn người, thật khó hơn lên trời. Có lẽ là vận may đã tới: Hiền chợt nghĩ ra rằng với tài nhanh nhẹn và tỉnh lì lợm của mình, nếu vào cung phục vụ hoàng tử vương tôn hoặc công chúa vương phi gì đấy, biết đâu chẳng làm nên. Hiền bèn quyết liều mạng, tự cắt cơ quan sinh dục, qua một phen đau thừa chết thiếu sống, cuối cùng đạt được mục đích, vào làm môn hạ của viên thái giám cùng họ là Ngụy Triều.
Ngụy Trung Hiền vào cung với ý đồ lớn, nên mọi việc đều cố gắng. Hiền ráng sức bám Ngụy Triều, cùng Triều kết nghĩa anh em, được Triều hài lòng. Ít lâu sau, Ngụy Triều đưa Hiền sang phục vụ ăn uống cho Vương Tài nhân. Vương Tài nhân là phi của Thần tông, mẹ đẻ của Hy tổng, Hiền tranh thủ phục vụ bếp núc để tiếp cận Hy tông.
Hy tông là người thích chơi những đồ chơi nhỏ, Ngụy Trung Hiền biết được, tìm mọi cách thu thập các đồ chơi vặt như sư tử vòn bóng, hai còn rồng đua tài v.v.. dâng lên Hy tông, làm cho Hy tông mê những trò này, trở nên gắn bó với Hiền.
Sau khi Hy tông kế vị, Ngụy Trung Hiền thành người thải giám tâm phúc. Nhưng lúc này Hiền vấp phải một trở ngại, đó lại chính là Ngụy Triều người đã nâng đỡ hẳn.
Nguyên do là, Ngụy Triều có quan hệ mật thiết với bà Khách thị, nhũ mẫu của Hy tông. Bà Khách thị góa chồng từ trẻ, sau vào cung nuôi Hy tông, Hy tông lớn lên nhàn rỗi trong cung. Nghe nói bà Khách thị xinh đẹp, tưới còn trẻ, không chịu nổi cảnh cô đơn, nhưng trong cung ngoài thái giám là cung nữ, bà không làm gì được. Thái giám Ngụy Triều đã nắm thời cơ, đến ve vẫn bà. Nghe nói Ngụy Triều có bí thuật, làm bộ phận sinh dục đã thiến mọc lại, giao hợp được với bà Khách thị, từ đó hai người gắn bó với nhau. Đương nhiên chuyện Ngụy Triều làm cho dương vật mọc lại là khó tin, nhưng việc làm “đối thực” (ăn cơm chung) là có thật.
“Đối thực” là phương thức cặp “bồ” của thái giám và cung nữ. Thái giám sau khi hoạn, không còn công năng nam giới, nhưng vẫn thích nữ giới, các thái giám được ưa chuộng có thể cặp với cung nữ, để cung nữ giúp việc ăn mặc, hoặc có khi được vua đặc biệt ban ơn, hợp thành gia đình. Sự thực đó chỉ là sự kết hợp giả, không phải vợ chồng thật, nên thường gọi là “đối thực”.
Bà Khách thị bấy giờ đang có thế lớn trong cung. Bà lại khéo lấy lòng, khiến thái hậu rất thích bà. Bà vào cung từ năm mười tám tưới, hai năm sau chồng chết, bà ở lại trong cung, được Hy tông rất có cảm tình, khi Hy tông lên ngôi, phong bà làm phụng thánh phu nhân, con bà ta là Hầu Quốc Hưng và em bà ta là Khách Quang Tiên đều được phong là thiên hộ cẩm y vệ.