DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Nam Triều Công Nghiệp Diễn Chí

Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm
Bộ sách
Thể loại Biên khảo - Địa Lý
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 2903
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Nguyễn Khoa Chiêm Biên Khảo Lịch Sử Lịch Sử Việt Nam
Nguồn e-thuvien.com
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

 

Tập chí truyện chữ Hán của Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm (1659 - 1739), người huyện Hương Trà, nay là Thừa Thiên - Huế, từng làm quan to, phong tước hầu ở vùng cát cứ của chúa Nguyễn. Tác phẩm thảo xong (1719) với tên ban đầu "Nam Triều công nghiệp diễn chí", được người đầu triều Nguyễn làm tựa, viết bạt, đổi tên là "VNKQCT", được dịch, xuất bản với các tên "Trịnh Nguyễn diễn chí" (1986), "Mộng bá vương" (1990). Sách gồm 30 hồi, viết theo lối truyện chương hồi như "Tam quốc diễn nghĩa". Nội dung kể chuyện lịch sử của hơn 130 năm, từ 1558 khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá, đến 1689 đời chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn. Phần chính tập trung vào diễn biến của cuộc nội chiến ác liệt, kéo dài non nửa thế kỉ (1627 - 73) giữa chúa Trịnh ở Bắc Hà và chúa Nguyễn ở Nam Hà trên vùng đất thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... ngày nay. Với lối kể mang tính chất kí sự của một người nắm được nhiều tư liệu gốc, tác giả đã ghi lại diễn biến cuộc nội chiến ở một thời phân tranh đẫm máu, trong đó phần nhiều tướng lĩnh (Đào Duy Từ, Chiêu Vũ, Thuận Nghĩa...) nổi lên như những nhân vật của một cuốn tiểu thuyết lịch sử. Tác phẩm có giá trị sử học và đã được nhiều pho sử trước đây sử dụng.

(Từ điển bách khoa toàn thư việt nam – mục từ:"VIỆT NAM KHAI QUỐC CHÍ TRUYỆN").

 ***

Năm 1969, sử gia Phan Khoang khi nghiên cứu lịch sử xứ Đàng Trong đã được tham khảo một truyền bản của Nam triều công nghiệp diễn chí có tên sách là Nam triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp diễn chí. Ông xác nhận tác phẩm của Nguyễn Khoa Chiêm có giá trị tư liệu lịch sử quý giá, nhưng cũng tinh tế để khỏi sa vào những tình tiết ít nhiều đã bị tiểu thuyết hóa. Quyển Nam triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp diễn chí - Phan Khoang viết, “đáng ra là rất quý, vì là tác phẩm đồng thời với giai đoạn lịch sử chúng tôi nghiên cứu: Ông Nguyễn Khoa Chiêm làm quan nhiều năm đời chúa Hiển Tông, từ chức Thủ hợp đến chức Tham chính Chánh đoán sự. Nhưng chúng tôi nhận thấy tác giả quá trọng thị phương diện văn chương, dùng văn chương để tô điểm nhiều quá thì e có khi che lấp sự thực đi chăng…”.

Tiếc là chúng ta không biết tin gì thêm về bản sách còn giữ đủ cả sáu chữ Nam triều công nghiệp diễn chí của tên sách cũ, mấy chữ mới thêm vào lại liên quan đến tên sách Việt Nam khai quốc chí truyện của truyền bản hiện còn. Năm 1974, Tập san Sử Địa đã đăng bài khảo cứu công phu Đúng ba trăm năm trước của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Nhân chuyên đề “Kỷ niệm 300 năm ngưng chiến Nam - Bắc phân tranh thời Trịnh - Nguyễn”, Giáo sư Hoàng đã căn cứ vào tác phẩm của Nguyễn Khoa Chiêm để trình bày một cách tóm tắt những sự kiện chính của thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. (Văn bản ông sử dụng là bản HM. 2140 ở Paris có tên là Việt Nam khai quốc chí truyện, tức là bản của L. Cadière đã nói ở trên). Sau khi phân tích các mặt giá trị của tác phẩm, Giáo sư Hoàng viết: “Tôi cũng không nhận sách này là một bộ sử chính quy, nhưng cũng không coi nó là một bộ tiểu thuyết. Đối với những triều chúa Nguyễn, sách này cũng có giá trị tương đương với sách Hoàng Lê nhất thông chí đối với các triều cuối Trịnh và đầu Tây Sơn. Huống chi tác giả đã vâng lời người trên mà soạn, mà người trên ấy có lẽ là chúa Minh vương. Như vậy thì tác giả không dám bịa những chuyện mà người đương thời không biết. Bấy giờ Nam triều đã vững trong hơn một trăm năm, các đại thần đều thông thuộc các họ vào Nam với Nguyễn Hoàng, nghĩa là đã có đời sống phong kiến trong lâu năm. Vậy các công văn gia sử, truyền thuyết gia đình, thần phả, truyền thuyết dân gian bấy giờ chưa bị gián đoạn hoặc bị tiêu hủy vì loạn lạc. Văn học bấy giờ khá thịnh, và những biến cố được ghi cũng rất gần sinh thời tác giả. Bởi những lẽ ấy, tôi nghĩ rằng về đại cương cũng như về chi tiết, sách này khá đáng tin, nhất là về khoảng từ chúa Sãi về sau. Duy chỉ có những lời nói dông dài, những câu văn hay ý nghĩ của các nhân vật được ghi lại, thì ta chỉ nên xem là đại cương hợp lý, và nên huyền nghi về thể thức là thôi.”

***

Lánh Trịnh Kiểm, Đoan quốc công đem quân vào Thuận Hóa  
Nắm quyền binh, Trịnh Đô tướng lập vua nhỏ Duy Đàm

 

 

 

Thơ rằng:

 

Ngày bụi phất đêm dặc dài
Kể chuyện rồng lên hổ rống
Khoe tài côn nhảy bằng bay[1]
Đến đầu chẳng biết trời đất rộng
Đưa mắt mới hay núi sông dài
Ngoài cuộc chán xem tranh thắng bại
Trong vòng những muốn giữ đất đai
Đó thịnh suy, triều đại hưng vong chăng đổi
Đông chinh Tây chiến, trời người ứng thuận chẳng hề sai.

 

Chuyện nước Nam ta từ thời Hùng Vương, Triệu Vương đến Đinh, Lý, Trần, Lê, sáu triều đại hưng phế tiếp nhau. Nhà Trần lại đến lúc hết vận, quân nhà Minh kéo sang xâm lược nước ta. Tướng giặc hung ác, lính giặc kiêu căng, dân ta bị giết hại khốn khổ không kham đặng. Trời sinh vua Lê Thái Tổ vốn là người áo vải dấy nghĩa ở đất Lam Sơn thu phục được giang sơn bờ cõi, đường đường cùng với Trung Quốc làm đế một phương. Triều Lê truyền ngôi qua các đời Thái Tông, Nhân Tông, Thánh Tông cho đến Chiêu Tông hoàng đế. Nhưng vì Chiêu Tông nhu nhược, rốt cuộc bị cường thần Mạc Đăng Dung cướp ngôi. Chiêu Tông phải chạy ra ngoài, trở về đất gốc Thanh Hóa, lấy làm hổ thẹn vì nỗi sinh linh phải chịu lầm than, xã tắc biến thành gò đống. Vua bèn thu tập tàn binh, chí muốn diệt Mạc, một phen quyết chiến với Mạc Đăng Dung phuc thù cho tông xã. Không. may Chiêu Tông bị Đăng Dung bắt, rồi bị giết hại. Họ hàng con cháu nhà Lê phảt chạy trốn. Con Chiêu Tông tên là Ninh còn thơ dại, bà mẹ sợ Đăng Dung trừ cỏ nhổ rễ phải ôm con chạy lánh sang đất Ai Lao.

 

Bấy giờ cựu thần nhà Lê đều theo về với họ Mạc để mưu cầu phú quý. Chỉ có viên tướng cũ là An Tĩnh hầu Nguyễn Kim quê ở Gia Miêu Ngoại Trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa, vì lúc trước ở Thăng Long từng có lần ngăn trở việc Đăng Dung xin quân nên Đăng Dung không vừa ý, bèn tức giận giải tán bộ thuộc, lui về quê quán. Về sau hầu vào trú ngụ ở Nghệ An, cũng nghĩ sống an phận để bảo toàn mạng sống. Nhưng thấy cơ đồ vương triều nhà Lê ngày một suy vong, bề tôi không kẻ vui lòng giúp rập. Nguyễn Kim vì thế ngày đêm khóc thầm, bèn đi khẳp các nơi ở miền Thanh Nghệ chiêu tập hào kiệt, nêu danh nghĩa phù Lê diệt Mạc để dụ bảo, nhiềtu người vui theo. Bấy giờ hầu bèu bàn với người họ ngoại của vua Chiêu Tông là Trịnh Duy Sản tìm đón Lê Ninh ở Ai Lao về, lập làm vua (tức Trang Tông), cất dựng hành điện ở gần sông Tất Mã[2]. Lại đặt doanh ở sách Vạn Lại[3] làm nơi ở, chiêu binh mãi mã, tiếp đón anh hùng, trữ lương chứa cỏ, cùng nhau mưu đồ việc khôi phục. Chỉ trong vài tuần binh chúng đã được mấy vạn người.

 

An Tĩnh hầu thỉnh thoảng đưa quân ra ngoài đánh nhau với quân Mạc, nhưng thường bị thua. Sau lại tiến đánh quân Mạc ở lộ Sơn Nam Thượng, quân Mạc bị thus. Bên Mạc ngầm sai tướng là Trung Hậu hầu[4] làm kế trá hàng. An tĩnh hầu cả tin thu nhận, rồì sau đó bị Trung Hậu hầu đầu độc mà chết, được tặng tước Chiêu Huân Tĩnh vương.

 

An Tĩnh hầu có con là Nguyễn Hoàng, bẩm tính thông minh mẫn tiệp, trí tuệ hơn người, nhưng vì tuổi nhỏ chưa thể cầm nắm việc quân. Rể của hầu là Trịnh Kiểm vốn người có sức có tài, được quân sĩ tuân phục. Bấy giờ Kiểm đang đóng quân ở nội đạo[5], Trang Tông tạm trao cầm giữ binh qruyền, chuyên lo việc đánh dẹp. Nguyễn Hoàng lớn lên theo Kiểm đi chinh chiến, trong nhiều năm đều lập nhiều chiến công, được Tang Tông gia phong nhiều lần, làm quan đến chức hữu tướng. Kiềm thấy vậy, ngày càng thêm lo ngờ, cho rằng hữu tướng Nguyễn Hoàng ngày sau công danh không kém gì Kiểm, Kiểm bèn tâu với vua xin cho Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Trước đó đất Thuận Hóa do quân tướng nhà Mạc đóng giữ. Mưu của Kiểm sai Hoàng vào trấn thủ ở đó là có ý muốn mượn tay họ Mạc để giết Hoàng.

 

Tâm địa của Kiểm như thế, nhưng đạo trời lại không phải thế. Người đời saụ có thơ rằng:

 

Thành bại hưng vong lẽ lớn lao.
Kinh kỳ im nhịn tự năm nào.
Phượng vin cành lẻ đàn vẹt rỡn.
Cọp rốnq rửng bằng đảng ác trào.
Chớ bảo giếng làng nhền chăng lưới. 
Hãy xem ngựa chiến vượt khe rào.
Rồng thần há phải loài ao cạn.
Nằm đợi trời cao gió thét gào?

Mời các bạn đón đọc Nam Triều Công Nghiệp Diễn Chí của tác giả Nguyễn Khoa Chiêm.

may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000