Giỏi vuông giỏi tròn là quy luật của tự nhiên. Trong "Kinh Dịch" có câu: "Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức" và "Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật". Ở đây, tròn tượng trưng cho sự vận động không ngừng, các thiên thể tuần hoàn; vuông biểu thị mặt đất bao la rộng lớn, bằng phẳng vững vàng.
Giỏi vuông giỏi tròn là sách lược để hiểu đời, trị nước. Tròn tượng trưng cho sự tốt lành: mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Vuông tượng trưng cho cảnh: thiên hạ một lòng, khắp nơi thanh bình. Tròn được ví như tấm lòng bao la ôm cả năm châu bốn biển, dọc ngang trời đất. Vuông ví với tạo hóa: "Thời gian trôi không trở lại, vật có thật, người không thật, chỉ có núi sông là trường tồn".
Đặng Tiểu Bình là một con người cự phách, mọi người đều ngưỡng vọng, là nhà kiến trúc sư vĩ đại, tay trái vẽ tròn, tay phải vẽ vuông. Ông là hội tụ của trí tuệ, văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ông đã tổng kết những kinh nghiệm thành công của chiến lược, hiệp thương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mạnh dạn đề ra phương pháp "Một nước hai chế độ". Cái gọi là "một nước" tức là lấy cái vuông - cái bất biến để ứng với một cái vạn biến, cái gọi là "hai chế độ" chính là lấy cái tròn - cái vạn biến để ứng với cái bất biến. Cách nghĩ thành công này cuối cùng đã vạch tấm màn mở đầu cho sự nghiệp thống nhất tổ quốc vĩ đại: Hồng Kông trở về thuận lợi, Ma Cao cũng sắp được trao trả. Gần đây, một hiệp hội ở Đài Loan do ông Hạnh Chấn Phủ dẫn đầu, khi về đến Bắc Kinh, phó thủ tướng Tiền Kỳ Thâm ra đón tiếp, đã nói: "Với nguyên tắc "Một nước Trung Quốc", điều gì cũng có thể làm được".
Xem lại phản ứng của Đài Loan khi đó, liệu có phù hợp bối cảnh lịch sử, có thuận ý dân, thuận với "vuông", thuận với "tròn" hay không? Trong "Thiên hạ" của Trang Tử có nói: "Củ [1] tuy vẽ được vuông nhưng bản thân nó lại không vuông, quy tuy vẽ được tròn nhưng bản thân nó lại không tròn". Trong tác phẩm "Toàn kinh" có nói: "Trong vuông có tròn, gọi là vuông tròn. Trong tròn có vuông gọi là tròn vuông". Người xưa đã nói rõ đạo lý "Giỏi vuông giỏi tròn".
Giỏi vuông giỏi tròn là mức độ cao nhất trong đối nhân xử thế. Làm người nên tuân theo trời đất, chứ không vô tư giống như trời; chất phác chân thật, phóng khoáng khoan dung, giống như đất. Tôn quý hay hèn hạ, khôn ngoan hay ngu đần, đắt giá hay rẻ mạt, được hay mất… đều nằm trong vuông và tròn. Tục ngữ nói: "Tròn thì không vững, vuông thì không đổ".
"Tròn thì không vững" tức là làm người không được quá nhu nhược. Làm người mà quá nhu nhược thì sẽ chỉ là kẻ bỏ đi, làm quan mà quá nhu nhược thì không được việc, dân tộc quá nhu nhược thì chỉ là kẻ bệnh hoạn.
"Vuông thì không đổ" tức là xử lý việc không được quá cứng nhắc. Đối nhân xử thế quá cứng nhắc thì sẽ bị cô lập, làm việc quá cứng nhắc thì sẽ thành hại nước hại dân, quốc sách quá cứng nhắc thì nước sẽ thành bế quan tỏa cảng, lạc hậu, bị uy hiếp.
Làm người một tay vẽ vuông, một tay vẽ tròn là rất khó, làm người, lúc nào, việc nào, chỗ nào cũng toàn vẹn thì cực khó. Vậy nhưng, chỉ cần dũng cảm hành động, tích cực chăm chỉ... thì sẽ thấy trong khó có dễ.
Phương pháp và mưu sách trình bày trong cuốn sách này đều là bí quyết thành công của những người đi trước. Nếu có thể đúc kết kinh nghiệm làm người bằng một câu thì đó chính là: "Làm người phải theo trời đất, thuận theo vuông, thuận theo tròn".
***
Tóm tắt sách "Nghệ Thuật Xử Thế - Giỏi Vuông Giỏi Tròn"
Cuốn sách "Giỏi Vuông Giỏi Tròn" của Đinh Viễn Trí và Ngọc Anh biên soạn, khám phá triết lý xử thế lấy cảm hứng từ Kinh Dịch và quan niệm về vuông tròn trong văn hóa Trung Hoa.
Vuông Tròn trong tự nhiên và xã hội: Vuông tượng trưng cho sự ổn định, vững chắc của đất, trong khi tròn biểu thị sự vận động không ngừng của trời. Cả hai yếu tố này đều cần thiết cho sự hài hòa và phát triển của tự nhiên và xã hội.
Vuông Tròn trong lãnh đạo và chính trị: Tác giả lấy ví dụ về Đặng Tiểu Bình, người đã khéo léo kết hợp giữa "vuông" (kiên định, bất biến) và "tròn" (linh hoạt, uyển chuyển) trong chính sách "Một nước hai chế độ", góp phần vào việc thống nhất Hồng Kông và Ma Cao.
Vuông Tròn trong đối nhân xử thế: Làm người "giỏi vuông giỏi tròn" là biết cân bằng giữa cứng rắn và mềm mỏng, kiên định và linh hoạt. Quá cứng nhắc (chỉ vuông) sẽ dẫn đến cô lập và thất bại, trong khi quá nhu nhược (chỉ tròn) sẽ khiến bản thân trở nên yếu đuối và dễ bị lợi dụng.
Lời khuyên thực tiễn: Cuốn sách cung cấp những lời khuyên và chiến lược thực tế để áp dụng nguyên tắc vuông tròn vào cuộc sống hàng ngày, giúp người đọc đạt được thành công trong giao tiếp, công việc và các mối quan hệ.
Đánh giá sách
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Kết luận:
"Giỏi Vuông Giỏi Tròn" là một cuốn sách thú vị, cung cấp một góc nhìn mới về nghệ thuật xử thế. Nó khuyến khích người đọc suy ngẫm về cách cân bằng giữa các yếu tố đối lập trong cuộc sống để đạt được sự hài hòa và thành công.Tuy nhiên, để áp dụng hiệu quả những lời khuyên trong sách, người đọc cần có sự tự chiêm nghiệm và thực hành trong các tình huống cụ thể.
***
Tóm tắt:
"Nghệ Thuật Xử Thế - Giỏi Vuông Giỏi Tròn" là một cuốn sách cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách xử thế và làm người qua hình tượng "vuông" và "tròn", dựa trên triết lý của "Kinh Dịch" và các nguyên lý cổ xưa của văn hóa Trung Hoa.
Tròn và Vuông: Cuốn sách lấy cảm hứng từ quan niệm rằng "tròn" tượng trưng cho sự linh hoạt, biến đổi, và sự hòa hợp của tự nhiên, trong khi "vuông" biểu thị sự ổn định, kiên định và cấu trúc vững chắc. Đây là hai yếu tố chính trong nghệ thuật xử thế và quản lý cuộc sống.
Ứng dụng thực tiễn: Tác giả dùng ví dụ của Đặng Tiểu Bình để minh họa sự kết hợp hài hòa giữa "vuông" và "tròn" trong chính trị và quản lý, đặc biệt là trong chiến lược "Một nước hai chế độ". Đây là minh chứng cho cách thức ứng dụng nguyên lý này vào thực tiễn, từ chính trị đến cuộc sống cá nhân.
Nguyên lý và phương pháp: Cuốn sách trình bày các phương pháp và bí quyết thành công qua việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Các nguyên lý như làm người phải tuân theo trời đất, không quá cứng nhắc hay nhu nhược, và luôn tìm sự cân bằng trong hành động là những điểm quan trọng được nhấn mạnh.
Đề xuất: Tác giả khuyên người đọc hãy áp dụng những nguyên lý này vào cuộc sống để đạt được thành công và hạnh phúc. Cuốn sách là một hướng dẫn về cách đối nhân xử thế và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Đánh Giá:
Điểm mạnh:
Điểm yếu:
Tóm lại: "Nghệ Thuật Xử Thế - Giỏi Vuông Giỏi Tròn" là một cuốn sách đáng đọc cho những ai quan tâm đến việc cải thiện kỹ năng đối nhân xử thế và quản lý cuộc sống. Với cách tiếp cận thực tiễn và lý thuyết dựa trên triết lý cổ xưa, cuốn sách cung cấp những hướng dẫn hữu ích để đạt được sự cân bằng và thành công. Tuy nhiên, nó có thể không phù hợp với những người tìm kiếm phân tích sâu hơn hoặc những quan điểm mới mẻ trong lĩnh vực này.