DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Người Gác Hải Đăng

Những tưởng cuộc sống yên bình trên đảo sẽ kéo dài mãi nhưng anh bỗng nhận được tin mẹ mắc bệnh Alzheimer và cùng lúc đó là tin dữ rằng anh có thể phải rời xa ngọn hải đăng thân yêu.


Tóm tắt & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết Người Gác Hải Đăng của tác giả Cho Chang-In & Huyền Linh (dịch).

"Người Gác Hải Đăng" của Cho Chang-in là hành trình của một tâm hồn sâu lắng, đầy cô đơn, được thắp sáng bởi ngọn đèn hải đăng giữa biển khơi mênh mông.

Câu chuyện kể về Yoo Jaewoo, chàng trai làm công việc gác hải đăng trên hòn đảo Gumyeong hoang vắng. Cuộc sống trên đảo của anh là những chuỗi ngày tĩnh lặng, lặp đi lặp lại, và chứa đựng trong năm tháng ấy là những mảng ký ức đau thương và nỗi niềm day dứt về gia đình.

Jaewoo không chỉ là người giữ ánh sáng cho biển đêm, mà còn là người gánh chịu nỗi cô độc và khoảng cách vô hình giữa anh và chính cuộc đời của mình. Tám năm ở hòn đảo hoang vắng dần khiến anh quên đi lý do vì sao mình đến đây, nhưng tám năm ấy cũng giúp anh học cách chấp nhận và đối diện với thực tại. Anh đã coi hòn đảo và ngọn hải đăng này như chỗ trú ẩn cho trái tim mình sau tám năm dài gắn bó. Mỗi ngày, anh đối mặt với những con sóng không ngừng va đập vào vách đá, như chính nỗi lòng anh khi phải đối mặt với quá khứ và mất mát.

Sự lạnh nhạt của mẹ trong quá khứ đã khiến trái tim anh như đóng băng, và cũng giúp anh nhận ra một sự thật đầy đau đớn – rằng tình yêu và sự kết nối gia đình đôi khi không thể được chữa lành chỉ bằng sự hiện diện. Vì thế, sau hai mươi tư năm sống trong sự phân biệt đối xử của mẹ và anh trai, Jaewoo quyết định từ mặt gia đình, từ bỏ giấc mơ trở thành nhà thơ và chọn công việc gác hải đăng ở hòn đảo hoang vắng.

Những tưởng cuộc sống yên bình trên đảo sẽ kéo dài mãi nhưng anh bỗng nhận được tin mẹ mắc bệnh Alzheimer và cùng lúc đó là tin dữ rằng anh có thể phải rời xa ngọn hải đăng thân yêu.

Liệu Jaewoo sẽ làm gì để hóa giải khúc mắc giữa hai mẹ con? Và liệu anh có thể tiếp tục ở lại canh giữ ngọn hải đăng trên đảo Gumyeong?

---

"Người Gác Hải Đăng" là một câu chuyện về sự cô độc, về hành trình tìm lại bản thân giữa dòng đời biến động. Đây là cuốn sách khiến người đọc phải suy ngẫm về cuộc đời, về những ước mơ dở dang, và về việc học cách buông bỏ để tiếp tục bước đi. Lời văn nhẹ nhàng, tĩnh lặng như chính nhịp sống trên hòn đảo, nhưng từng câu từng chữ đều khắc sâu vào tâm trí người đọc, để lại một dư âm mãi mãi không phai, như cách những con sóng vẫn đều đặn vỗ vào vách đá.

Với ngôn từ tinh tế, Cho Chang-in sẽ đưa bạn đọc cùng nhân vật Jaewoo đi qua từng đêm dài tĩnh mịch, qua những khoảnh khắc suy tư về cuộc đời và sự cô độc.

Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách giúp bạn chiêm nghiệm về cuộc sống, về tình yêu thương và sự gắn kết gia đình, hãy để "Người Gác Hải Đăng" trở thành ngọn đèn dẫn lối, soi sáng trái tim bạn.

Hãy đọc để lắng nghe tiếng sóng vỗ vào vách đá, để thấu hiểu, và để thấy rằng dù cô đơn đến đâu, luôn có một ánh sáng chờ đón bạn ở cuối hành trình.

***

1. Tóm tắt nội dung

Người Gác Hải Đăng của Cho Chang-In là câu chuyện về Yoo Jaewoo, chàng trai làm công việc gác hải đăng trên hòn đảo Gumyeong hoang vắng suốt tám năm. Anh từ bỏ gia đình sau hàng chục năm sống trong sự lạnh nhạt và phân biệt đối xử của người mẹ, chọn cuộc sống cô độc trên đảo với hy vọng tìm thấy sự bình yên.

Những tưởng sự yên bình đó sẽ kéo dài vô tận, nhưng một ngày kia, Jaewoo nhận được tin người mẹ mắc bệnh Alzheimer và anh có nguy cơ mất việc do các chính sách cắt giảm biên chế. Lúc này, Jaewoo phải đối diện với quá khứ, hóa giải mâu thuẫn gia đình và tìm lại ý nghĩa cuộc đời.

2. Đánh giá & Cảm nhận

Về cốt truyện
Tác phẩm khám phá sâu sắc những góc khuất trong tâm lý con người, đặc biệt là sự cô độc và nỗi đau gia đình. Sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại giúp người đọc hiểu rõ hơn về những vết thương trong lòng Jaewoo, từ đó cảm nhận được những bi kịch thầm lặng của gia đình anh.

Về nhân vật

  • Yoo Jaewoo: Chàng trai bị bỏ rơi, mất đi động lực sống do những tổn thương quá khứ. Anh tìm đến hải đăng như một cách để tránh đối diện với thế giới.

  • Người mẹ: Dù nghiêm khắc với Jaewoo, bà thực chất vẫn yêu con theo cách của mình. Bệnh Alzheimer giúp làm rõ sự yêu thương mà bà dành cho Jaewoo.

  • Trưởng phòng Jung: Nhân vật đại diện cho những người cô độc bị rằng buộc bởi chính cuộc sống mình chọn.

Về văn phong
Cho Chang-In sử dụng ngôn ngữ tinh tế, tĩnh lặng như những con sóng vỗ vào vách đá, mang lại một không khí trầm lặng, suy tư. Cách kể chuyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại tăng tính kết nối và sâu lắng.

Những thông điệp đạt được

  • Cô độc không phải là cái kết, mà là một chặng đường tìm kiếm và hồi sinh.

  • Tình yêu gia đình dù đã tồn thương, vẫn luôn tồn tại.

  • Cách yêu thương sai lầm có thể trở thành gánh nặng, nhưng chính chúng ta có thể học cách tha thứ và hóa giải nó.

3. Kết luận

Người Gác Hải Đăng là một tác phẩm sâu lắng, gây xúc động về gia đình, tình thương và sự hối hợ. Đây là một cuốn sách đáng đọc, nhất là cho những ai đang tìm kiếm sự đồng cảm và hóa giải nỗi buồn.

***

'Người gác hải đăng' - khúc hát ru về tình mẫu tử

Người mẹ mắc Alzheimer vẫn nhớ món ăn con yêu thích, trong "Người gác hải đăng" của nhà văn Cho Chang-In.

Tiểu thuyết xuất bản lần đầu năm 2001, được sáng tác trong thời gian tác giả lưu trú tại Mũi Né, Việt Nam. Sách đã bán 1,5 triệu bản tại Hàn Quốc, được Pibook giới thiệu là tác phẩm đầy tính nhân văn, mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu lắng và bài học quý giá về cuộc đời.

Nhân vật chính của tác phẩm - Yoo Jaewoo - làm công việc trông coi ngọn hải đăng tại đảo Gumyeong đã tám năm. Anh từ mặt gia đình sau 24 năm sống trong sự phân biệt đối xử của người mẹ, chọn làm việc tại đảo xa với mong muốn tìm sự bình yên trong tâm hồn. Cuộc sống của Jaewoo bị xáo trộn khi người anh trai gọi điện báo tin mẹ mắc Alzheimer, anh bị đùn đẩy trách nhiệm chăm mẹ và có nguy cơ mất việc do cắt giảm biên chế. Giữa những biến động của cuộc đời, Jaewoo phải đối mặt quá khứ, tìm cách hóa giải khúc mắc giữa hai mẹ con.

Trong Người gác hải đăng, Cho Chang-In gửi gắm thông điệp về tình yêu thương đúng cách, sự gắn kết gia đình và việc học cách buông bỏ để bước tiếp. Nhà văn sử dụng cách kể đan xen giữa quá khứ và hiện tại.

Tám năm Jaewoo bỏ đi là khoảng thời gian mẹ anh sống trong nỗi nhớ và sự day dứt. Thực chất, bà thương cả ba con nhưng không biết cách bày tỏ tình cảm với Jaewoo. Sau cái chết của chồng, bà sợ Jaewoo nhạy cảm giống bố, không thể đối mặt với khó khăn nên đã cư xử nghiêm khắc, cũng không nói lời yêu thương với con trai út. Tình thương trong âm thầm của mẹ khiến Jaewoo lầm tưởng bà thiên vị anh trai.

Khi Jaewoo ra đảo sống, bà nhờ Nanhee - cô bạn thời thơ ấu, cũng là mối tình đầu của anh - mang tặng chú chó Happy, với hy vọng con trai sống vui vẻ. Người mẹ thấy có lỗi vì không có tiền cho anh học đại học, bà nói với Nanhee: "Chăm chút cho cả ba đứa trẻ là chuyện quá khó khăn, vậy nên đứa út luôn thiệt thòi nhất. Phải chi lúc ấy thằng lớn tự lo được thì bác đã dốc tiền của để cho thằng út học đại học rồi. Chỉ vì bà mẹ tồi tệ này mà cuối cùng nó đã bỏ nhà ra đi". Sau này, khi tiết kiệm được một số tiền, mẹ Jaewoo mong anh trở về, bà sẽ cho anh học tiếp.

Khi đã bị bệnh, người mẹ không còn nhớ tên chính mình, việc vệ sinh cá nhân cũng phụ thuộc vào người khác. Bà dần quên tên những người con nhưng bản năng làm mẹ chưa bao giờ bị xóa nhòa.

Với Jaewoo, anh luôn muốn được mẹ yêu thương. Dù giận nhưng khi biết bệnh tình của mẹ, chàng trai vẫn lo lắng và cảm thấy xót xa cho người mẹ cả đời lo toan cho gia đình, dành dụm tiền để cậu con trai cả học đại học, thi tư pháp. Bà đáng lẽ có cuộc sống an nhàn khi về già, nay lại mất hết trí nhớ, sống như một đứa trẻ.

Nhà văn đi sâu vào mô tả tâm lý nhân vật khi để Jaewoo tự đặt ra loạt câu hỏi, tưởng chừng trách móc nhưng lại đầy tình thương với mẹ: "Tại sao mẹ lại thành ra thế này? Không phải mẹ là người phụ nữ cứng cỏi đã dành cả đời để làm thuê ở nhà người ta và không thua một trận cãi nhau nào ngoài chợ đó sao? Con người máu lạnh thậm chí còn không thèm chớp mắt khi nghe con trai đòi đoạn tuyệt quan hệ đi đâu mất rồi?".

Khi những hiểu lầm trong quá khứ được hóa giải, sức khỏe của mẹ anh kém dần. Jaewoo dành toàn bộ thời gian chăm sóc bà. "Con sẽ không đưa mẹ đến viện dưỡng lão, dù như vậy tốt cho mẹ đi nữa. Không phải vì mẹ cần con. Mà ngược lại, vì con cần có mẹ nắm lấy tay con như lúc này", anh nói.

Mỗi nhân vật trong tác phẩm của Cho Chang-In đều mang dáng vẻ cô đơn, và ẩn sau đó là câu chuyện khó giãi bày. Với Jaewoo, anh tới hòn đảo để trốn chạy khỏi sự cô độc trong chính gia đình mình. Mẹ Jaewoo - người phụ nữ góa bụa - phải một mình nuôi con khôn lớn khi còn trẻ. Trưởng phòng Jung yêu biển cả và công việc gác hải đăng nhưng lại trở nên cô độc ở nơi này. Vợ và con của ông mất vì bão trong một lần ra đảo thăm ông.

Độc giả Mỹ Phượng, 20 tuổi, TP HCM, nói về cuốn sách triệu bản: "Ngay từ những trang đầu tiên, tôi đã nghẹn ngào muốn khóc. Tôi cũng thích cái nhìn đầy sâu sắc của Jaewoo khi đối diện với quá khứ và hiện tại, cách anh suy nghĩ về mẹ và hòn đảo nơi anh sinh sống để hình thành nên một thứ tình cảm bền chặt khó nói thành lời".

Trên Goodreads, bạn đọc tên Anna cho biết đây là một câu chuyện cảm động với nhiều thứ tình cảm đan xen. "Tôi đọc cuốn sách trong ba tiếng và chắc chắn sẽ đọc lại", Anna viết.

Theo Pibook, Cho Chang-In là một tác giả nổi tiếng với lối viết tinh tế và sâu lắng. Ông khéo léo dẫn dắt người đọc vào thế giới nội tâm đầy phức tạp của nhân vật, khơi gợi những suy tư về cuộc sống, tình yêu thương và sự cô độc.

Nhà văn được biết đến với tác phẩm do Bộ Giáo dục Hàn Quốc khuyên đọc Bố con cá gai (2017), truyện kể về hành trình hai cha con cậu bé Daum cùng nhau chống chọi căn bệnh máu trắng em mắc phải. Theo trang KoreaBố con cá gai được viết dưới góc nhìn của người bố và cậu con trai, xen kẽ suốt sáu chương sách, làm mạch truyện giàu cảm xúc và đa chiều. Ông nói về hai sáng tác của mình: "Tôi vẫn còn nợ thế giới rất nhiều qua Bố con cá gai. Và khi viết Người gác hải đăng, tôi một lần nữa nhận ra yêu thương quá mức đôi khi cũng sẽ trở thành gánh nặng. Hy vọng sau tác phẩm này, tôi sẽ dần dần trả hết món nợ ấy".

Tác giả cũng cho biết có tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Tại buổi giao lưu với các bạn trẻ yêu mến văn học Hàn Quốc năm 2021, nhà văn nói: "Hầu hết phần kết các tác phẩm của tôi đều được hoàn thiện ở đất nước này. Mỗi khi bị tắc nguồn cảm hứng, tôi sẽ bay sang đây để viết nốt". Người gác hải đăng là một trong hai sáng tác ông muốn giới thiệu tới độc giả Việt.

Cho Chang-In sinh năm 1961 tại Seoul, Hàn Quốc, tốt nghiệp ngành văn học tại trường Đại học Chungang. Ông từng là nhà báo, trong thời gian làm việc ở ngành xuất bản, Cho Chang-In góp phần giới thiệu nhiều cuốn sách có giá trị tới bạn đọc. Sau khi trở thành nhà văn, ông tiếp tục viết những tác phẩm mang thông điệp về giá trị của gia đình và tình yêu chân chính như: Con đường (2004), Người vợ (2007), Bố con cá gai (2017), Khu tập thể hạnh phúc (2022).

Châu Anh

Mời các bạn tải đọc sách Người Gác Hải Đăng của tác giả Cho Chang-In & Huyền Linh (dịch).

Mọi người cũng tìm kiếm

Người Gác Hải Đăng - Cho Chang-In & Huyền Linh (dịch)

Thông tin chi tiết

Mã hàng 8935325023897
Tên Nhà Cung Cấp Skybooks
Tác giả Cho Chang-In
Người Dịch Huyền Linh
NXB Phụ Nữ Việt Nam
Năm XB 2024
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Trọng lượng (gr) 360
Kích Thước Bao Bì 20.5 x 14.5 x 1.7 cm
Số trang 344
Hình thức Bìa Mềm
Đếm ngược thời gian 2024-10-26 08:00:00
Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Tiểu thuyết bán chạy của tháng

Cuối cột phải
Cuối cột phải
thi-tran-buon-tenh
Cuối cột phải
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 169.000

Giá bán

126.750

Tiết kiệm
42250 (25%)
Giá bìa 169.000

Giá bán

126.750

Tiết kiệm
42250 (25%)