Người Xô Viết Đã Chiến Đấu Vì Điều Gì |
|
Tác giả | Alexander Dyukov |
Bộ sách | |
Thể loại | Lịch sử - Quân sự |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 |
Lượt xem | 2026 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 full Alexander Dyukov Phan Xuân Loan Phạm Ngọc Thạch Thế Chiến 2 Lịch Sử Lịch Sử Thế Giới Tham Khảo |
Nguồn | |
Cuốn sách Người Soviet đã chiến đấu vì điều gì của tôi ra mắt lần đầu năm 2007, kể từ đó đã qua 5 lần tái bản tại Nga (ấn phẩm & ebook), được hàng trăm ngàn người đọc và đến nay vẫn còn được thảo luận sôi nổi. Cuốn sách nhận được mối quan tâm như thế của độc giả là vì nó thuật lại chi tiết lịch sử một tội ác quy mô lớn được hoạch định trước – đó là cuộc “chiến tranh hủy diệt” của Đức Quốc xã chống lại Liên Xô và các dân tộc sống trên lãnh thổ này.
Theo đuổi các mục tiêu của mình, cuộc chiến tranh của Đức Quốc xã chống Liên Xô đã vượt ra ngoài khuôn khổ những xung đột vũ trang cổ điển. Các yếu tố then chốt của ý thức hệ Quốc xã như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, bài Do Thái, bài Slav, chống Cộng và chủ nghĩa bành trướng thuộc địa đều hướng đến các mục tiêu cụ thể, đó là:
Để thực hiện những mục tiêu này, ở giai đoạn chuẩn bị tấn công Liên Xô, giới lãnh đạo chính trị, kinh tế và quân sự Đức Quốc xã đã soạn thảo và truyền đạt tới những lực lượng thực thi các văn bản chỉ thị đặc biệt, cho phép:
Các văn bản ấy đã xác định trước bản chất của tội ác của Đức Quốc xã trên lãnh thổ Liên Xô bị chiếm đóng; cùng với nhiều đồng nghiệp của mình, tôi tin rằng hành động của Đức Quốc xã là một cuộc diệt chủng đã được lên kế hoạch.
Ký ức về nạn diệt chủng này vô cùng quan trọng đối với người Nga; nhờ đó mà chúng tôi hiểu được vì sao cuộc chiến này đối với cha ông chúng tôi là cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
Cũng như trong lịch sử nước Nga, lịch sử Việt Nam có nhiều trang anh hùng chống lại quân xâm lược có lực lượng vượt trội về vật chất. Truyền thống của nhân dân Việt Nam chống lại những đội quân xâm lược hùng mạnh đã giúp Việt Nam bảo vệ được chính mình, khôi phục văn hóa, độc lập dân tộc vào giữa thế kỷ 20.
Trong lịch sử hiện đại của Việt Nam, đấu tranh giải phóng dân tộc chiếm một vị trí hết sức đặc biệt, khi nhân dân Việt Nam chống thực dân xâm lược từ giữa thế kỷ 19. Và nếu như với toàn thế giới, Thế chiến thứ hai kết thúc vào năm 1945, thì đối với Việt Nam, nó chỉ là khởi đầu cuộc trường kỳ kháng chiến, kéo dài suốt 30 năm.
Trong cuộc đấu tranh này, Việt Nam đã bị mất mát nhiều về nhân mạng, lãnh thổ Việt Nam bị bom đạn và vũ khí hóa học tàn phá, mà hậu quả của chúng vẫn còn tiếp tục đến tận ngày nay.
Đó Là lý do vì sao tôi hy vọng rằng cuốn sách của mình ít nhiều sẽ thú vị với bạn đọc Việt Nam; là người từng trải qua bi kịch, các bạn sẽ hiểu rõ và đồng cảm hơn với nỗi đau của người khác.
19/3/2020
Alexander Dyukov
***
Cuốn sách Người Xô Viết đã chiến đấu vì điều gì ra mắt đúng vào dịp kỷ niệm 76 năm Ngày chiến thắng phát xít Đức (9.5.1945 – 9.5.2021), thuật lại một cách chi tiết tội ác quy mô lớn được hoạch định trước - đó là cuộc “chiến tranh hủy diệt” của Đức Quốc xã chống lại Liên Xô và các dân tộc sống trên lãnh thổ này trong lịch sử.
Tác giả là nhà sử học, nhà chính luận người Nga, điều phối viên của nhóm thông tin về tội ác chống lại loài người. Ông còn là giám đốc quỹ "Ký ức lịch sử", nhà nghiên cứu tại viện lịch sử thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga. Ông là tác giả và biên tập viên chủ biên của loạt sách về các chủ đề lịch sử, tác giả của hơn 70 công trình nghiên cứu khoa học phổ thông được xuất bản bằng tiếng Nga và được dịch ra các thứ tiếng: Anh, Ba Lan, Estonia, Hungary cũng như các đề mục của từ điển bách khoa Holocaust trên lãnh thổ Liên Xô.
Nhiều trang sách đọc thấy rùng mình: “Trước khi xâm lăng Liên Xô, mỗi binh lính Wehrmacht đều được chỉ thị: Nếu trên đường gặp các chính ủy, có thể nhận ra họ nhờ ngôi sao Xô viết trên tay áo, và phụ nữ Nga mặc đồng phục, thì phải lập tức bắn bỏ. Ai không làm điều đó và không thực hiện mệnh lệnh, người đó phải chịu trách nhiệm và bị trừng phạt. Chỉ bắt làm tù binh trong những trường hợp đặc biệt bất khả kháng. Về nguyên tắc, phải bắn chết binh lính Liên Xô bị bắt. Trong mọi trường hợp, cần bắn chết phụ nữ phục vụ trong các đơn vị Hồng quân. Như thế, các nữ tù binh chiến tranh đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và theo “tác hại” của mình, họ bị đánh đồng với hiện thân của cái ác - các chính ủy”.
Giống như nhiều cuộc chiến khác trong Thế chiến thứ hai, chiến tranh giữa Liên Xô và Đức Quốc xã là cuộc chiến mà chúng ta không thể nào tưởng tượng được cảnh chém giết, hãm hiếp, đói khát và tàn độc cho đến khi tác giả Alexander Dyukov viết lại tất cả trong quyển sách có tên Người Xô Viết đã chiến đấu vì điều gì.
Dịch giả Phan Xuân Loan và Phạm Ngọc Thạch trở thành “căp đôi hoàn hảo”. Cả hai cùng say sưa dịch và chăm chút từng trang bản thảo của cuốn sách Người Xô viết đã chiến đấu vì điều gì. Dịch giả Phan Xuân Loan nhận thấy rằng: “Trong thời đại hiện nay, vì chủ lưu dòng thời sự là theo hướng phương Tây nên các bạn trẻ ít biết về Nga, nên việc xuất bản quyển sách này có giá trị như sự cân bằng giữa các dòng thông tin, độc giả sẽ có góc nhìn khác hơn”. Dịch giả mong đợi thế hệ bạn đọc trẻ hãy đọc quyển sách này, vì sử gia Alexander Dyukov đã sử dụng rất nhiều tư liệu, từ chưa công bố đến đã công bố, đa số là tư liệu khách quan thể hiện được sự chân thật lịch sử.
“Loan dịch từ trước ra sau, tôi phải đi theo chiều ngược lại rồi cả hai cùng gặp nhau ở giữa cuốn sách Người Xô viết đã chiến đấu vì điều gì. Chương nào Loan dịch xong chuyển cho tôi xem và tôi cũng vậy để cuối cùng hoàn thành. Cuốn sách sử dụng tư liệu của tòa án xử tội trong Chiến tranh thế giới thứ hai của các nhà sử học Đức, Nga, cũng như hồi ký của các tướng lĩnh của Đức rất chi tiết và tỉ mỉ cùng những bài báo đầy tính thời sự của các phóng viên tác nghiệp tại chiến trường nên lượng sử liệu ngồn ngộn và đầy đặn", dịch giả Phạm Ngọc Thạch chia sẻ thêm.