Nhạc Phi Diễn Nghĩa, cái nhìn của nhân dân về lịch sử
Cuốn tiểu thuyết Nhạc Phi diễn nghĩa ra đời vào triều Thanh, tái hiện chân dung Nhạc Phi, người anh hùng dân tộc Trung Quốc, đem đến cái nhìn khách quan về nhân vật lịch sử có thật này.
Tác phẩm dựng lại bối cảnh suy vi nhà Nam Tống (1127 - 1279), hết lần này đến lần khác phải đối phó với mưu đồ bành trướng của giặc Kim. Qua đó khắc họa nội tình rối ren, quân thần bất nhất của triều đại vua Tống Cao Tông. Với cái nhìn giãn cách mang tính sử thi, hình tượng trung tâm trong tác phẩm, người anh hùng Nhạc Phi hiện lên đầy uy dũng, oai phong lẫm liệt, cuối cùng đã chết vì sự thỏa hiệp hèn mạt của triều đình.
Tác phẩm dựng lại bối cảnh suy vi nhà Nam Tống (1127 - 1279), hết lần này đến lần khác phải đối phó với mưu đồ bành trướng của giặc Kim. Qua đó khắc họa nội tình rối ren, quân thần bất nhất của triều đại vua Tống Cao Tông. Với cái nhìn giãn cách mang tính sử thi, hình tượng trung tâm trong tác phẩm, người anh hùng Nhạc Phi hiện lên đầy uy dũng, oai phong lẫm liệt, cuối cùng đã chết vì sự thỏa hiệp hèn mạt của triều đình.
Nhạc Phi đã lập nhiều công lao hiển hách, cầm quân đánh thắng 126 trận, không ít lần can gián nhà vua, và đưa ra những mưu lược để quét sạch quân thù. Sức mạnh của Nhạc Phi lại khiến triều đình ghen ghét, gán cho ông mưu đồ phản nghịch; do đó, dù là công thần, Nhạc Phi vẫn không được sủng ái.
Năm Thiệu Hưng thứ 10 (1140), trong một trận quyết chiến, Nhạc Phi đang cầm chắc phần thắng; nhưng vua Tống Cao Tông đã hèn hạ đem thắng lợi của vị tướng tài ba làm vốn xin hòa, đồng ý điều kiện giết chết Nhạc Phi, diệt trừ hậu họa. “Công lao 10 năm đã bị phá hỏng trong một buổi”, cái chết của Nhạc Phi là một trong những oan khiên bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa.
***
Vào cuối đời Đường thiên hạ đại loạn, giặc giã nổi dậy khắp nơi, dân tình khổ cực. Sớm thì dân thuộc về nhà Lương, chiều thì dân lại thuộc về nhà Tần, dân chúng chẳng biết theo ai, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ!
Thuở ấy tại núi Tây Nhạc Hoạ có ông Trần Đoàn tức Hi Di tiên sinh ở ẩn trong núi, dày công tu luyện trở nên một vị tiên cao đạo, đức dày.
Hi Di tiên sinh cưỡi lừa đi ngang qua cầu Thiên Hán chợt thấy một đám mây ngũ sắc bay ngang qua. Ông biết ngay điềm lành đem đến cho dân chúng, vội ngước mặt lên trời nhìn sững hồi lâu rồi buông một chuỗi cười khoái trá đến nỗi ngã nhào xuống đất lúc nào không hay mà cứ vẫn cười ngặt nghẽo!
Mọi người thấy thế lấy làm lạ xúm lại xung quanh tiên sinh hỏi nguyên do. Ông bảo:
- „Ha, ha…Ai bảo đời này không có vui hiền? Chỉ có một thai mà sinh hạ những hai rồng cơ đấy“.
Mọi người ngơ ngác không hiểu gì cả, nhưng câu nói của tiên ông đầy ý nghĩa, vì ông biết rằng hiện nay tại dinh Giáo mã của quan Tư đồ Triệu Hoàng Ân, có phu nhân là Đỗ Thị vừa sinh được một người con trai tên là Khuông Dẫn. Khuông Dẫn, vốn là Thích Lịch Đại Tiên người của Thiên giới xuống phàm trần đầu thai nên có hào quang chiếu sáng và mây lành che chở.
Sau này Trịnh Khuông Dẫn lớn lên, sở trường sử dụng cây roi, chỉ với hai bàn tay trắng mà thu phục các châu quận, lập nên cơ nghiệp hơn ba trăm năm, xưng quốc hiệu là Đại Tống, đóng đô tại Biện Lương.
Kể từ khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn mở mang bờ cõi truyền ngôi cho đến đời vua Huy Tông, tổng cộng là tám đời vua (Thái Tổ, Thái Tông, Chân Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Yết Tông, Thần Tông và Huy Tông).
Vua Huy Tông vốn là người thượng giới, do Trường Mi Đại Tiên giáng thế nên tính tình ưa thích những việc thần tiên, xưng hiệu Đạo Quân Hoàng Đế. Lúc bấy giờ thiên hạ thái bình, nhà nhà an lạc, gươm giáo cất kỹ vào kho, lại nhờ mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, thiên hạ ấm no.
...
Mời các bạn đón đọc
Nhạc Phi Diễn Nghĩa của tác giả
Mộng Bình Sơn.