DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Nhân Tố Enzyme - Thực Hành

Tác giả Hiromi Shinya
Bộ sách Nhân Tố Enzyme
Thể loại Y học - Sức Khỏe
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 17518
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Hiromi Shinya Nhân Tố Enzyme Sức khỏe Thực phẩm
Nguồn tve-4u.org
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Trong cuốn sách này, tôi muốn giới thiệu với các bạn về phương pháp sống lâu và khỏe mạnh mà tôi đã dày công nghiên cứu cùng với sự trợ giúp của đông đảo các bệnh nhân của tôi.

Vậy, làm thế nào để có thể sống lâu và khỏe mạnh? Nếu nói ngắn gọn trong một câu thôi thì đó là sống mà không tiêu tốn hết "enzyme diệu kỳ".

Có lẽ sẽ có nhiều người thắc mắc về cụm từ "enzyme diệu kỳ". Tất nhiên rồi vì đó là từ do chính tôi nghĩ ra. Nói một cách đơn giản, "enzyme diệu kỳ" là enzyme nguyên mẫu của hơn 5.000 loại enzyme trong cơ thể, đảm nhiệm các hoạt động duy trì sự sống của con người.

"Enzyme" là tên gọi chung cho các chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein, được tạo thành trong các tế bào sinh vật. Dù là thực vật hay động vật, chỉ cần nơi nào tồn tại sự sống, chắc chắn sẽ tồn tại enzyme. Enzyme tham gia vào tất cả các hoạt động thiết yếu duy trì sự sống như tổng hợp, phân giải, vận chuyển các chất, đào thải, thải độc, cung cấp năng lượng... Nếu không có enzyme, sinh vật không thể duy trì sự sống. Tất nhiên, ngay cả sự sống của con người chúng ta cũng được nuôi dưỡng bằng nhiều loại enzyme khác nhau.

Có nhiều loại enzyme là bởi mỗi enzyme chi đảm nhiệm một hoạt động duy nhất. Ví dụ, enzyme tiêu hóa "amylase" có trong nước bọt chỉ phản ứng với tinh bột. Để tiêu hóa chất béo và các protein khác cần đến các loại enzyme tương ứng khác.

Các enzyme cần thiết cho việc duy trì sự sống này được hình thành ngay trong tế bào của cơ thể sống. Trong cơ thể chúng ta có hơn 5.000 loại enzyme, ngoài ra chúng ta còn có thể tự tổng hợp enzyme qua các bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, ngần đấy loại enzyme dù được biết là hình thành ngay trong cơ thể sinh vật để đáp ứng như cầu cơ thể nhưng đến nay, người ta vẫn chưa giải thích được các enzyme này được hình thành trong các tế bào như thế nào. ""Enzyme diệu kỳ" mà tôi đã nói ở trên là loại enzyme nguyên mẫu, có khả năng trở thành bất cứ loại enzyme nào trước khi chuyển hóa thành một loại enzyme chuyên biệt.

Cơ duyên khiến tôi nghĩ đến việc liệu có hay không loại enzyme nguyên mẫu như vậy chính là khi tôi nhận thấy tình trạng: tại một vị trí cố định, khi các enzyme chuyên biệt bị sử dụng một lượng lớn thì các enzyme cần thiết cho các bộ phận khác trong cơ thể có xu hướng giảm xuống. Nói một cách dễ hiểu hơn, ví dụ khi chúng ta uống nhiều rượu, các enzyme phân giải cồn trong gan sẽ bị dùng với lượng lớn, khi đó, trong dạ dày sẽ thiếu các enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa.

Nói tóm lại, theo tôi enzyme mặc dù có hàng nghìn loại nhưng không phải tạo ra với số lượng cụ thể cho từng loại, mà ban đầu cơ thể sẽ tạo ra enzyme nguyên mẫu, sau đó sẽ chuyển hóa thành các loại enzyme chuyên biệt đáp ứng với nhu cầu cơ thể và được sử dụng tại những cơ quan cần thiết.

Ngày nay, enzyme đang được biết đến trên toàn thế giới như là chìa khóa quan trọng bảo vệ sức khỏe. Người ta đã và đang tiến hành rất nhiều nghiên cứu để tìm hiểu về enzyme nhưng vần còn rất nhiều điều chưa thể giải đáp. Tiến sỹ Edward Howell, nhà nghiên cứu enzyme hàng đầu tại Mỹ đưa ra giả thuyết khiến nhiều người quan tâm là: sinh vật trong suốt thời gian sống của mình chỉ có thể tạo ra một lượng enzyme nhất định. Ông cũng gọi enzyme trong cơ thể vốn có số lượng nhất định này là "enzyme tiềm năng". Thời điểm sinh vật dùng hết các enzyme tiềm năng này cũng là thời điểm kết thúc cuộc đời sinh vật. Giả thuyết này của Tiến sỹ Howell cũng khá gần với giả thuyết của tôi, nên tôi đang hi vọng trong các nghiên cứu tiếp theo có thể chứng minh được sự tồn tại của "enzyme diệu kỳ".

Tất nhiên là các nghiên cứu sẽ còn phát triển hơn nữa và lúc đấy có lẽ không phải chỉ có mình "enzyme diệu kỳ" hay giả thuyết tại thời điểm này của tôi. Nhưng, việc ăn uống khoa học giúp hỗ trợ các enzyme diệu kỳ và thói quen sống lành mạnh, không tiêu tốn hết các enzyme này giúp cải thiện vị tướng, tràng tướng là sự thật đã được chứng minh lâm sàng. Tôi có thể khẳng định như vậy sau khi chẩn đoán cho hơn 300.000 bệnh nhân.

Ngoài ra, trong phương pháp sống lành mạnh mà tôi giới thiệu cho các bạn trong cuốn sách này cũng bao gồm cả các giả thuyết của tôi dựa trên các kết quả lâm sàng. Trong đó có những nội dung đi ngược lại với xu hướng đang thịnh hành về ăn uống và sức khỏe mà mọi người vẫn biết nên có thể các bạn sẽ thấy hơi ngạc nhiên. Tuy nhiên, xin các bạn hãy yên tâm. Tất cả những điều tôi giới thiệu trong cuốn sách này đều được chính bản thân tôi kiểm chứng, xác nhận độ an toàn, sau đó được đông đảo các bệnh nhân thực hiện và cho những kết quả to lớn tới việc duy trì sức khỏe.

Gần đây, các trường y đã hủy bỏ chương trình đi thực tập mà tập trung nâng cao kiến thức chuyên môn của bác sĩ nên ngày càng có ít bác sĩ có thể khám bệnh tổng quát cơ thể cho bệnh nhân. Bác sĩ về dạ dày chỉ khám về dạ dày, bác sĩ khoa mắt chỉ khám về mắt. Tôi e rằng việc chuyên biệt hóa như thế sẽ dẫn đến việc bỏ sót những điểm quan trọng trong khi khám bệnh.

Cơ thể con người là một thể thống nhất có liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau. Ví dụ, chỉ cần một chiếc răng bị sâu cũng sẽ ảnh hưởng đến cả cơ thể. Bởi thức ăn không được nhai kỹ khi chuyển xuống dạ dày sẽ khiến tiêu hóa không tốt, dẫn đến không hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng từ đó gây ra vấn đề cho các bộ phận khác trong cơ thể.

Trong nhiều trường hợp, vấn đề nhỏ tưởng chừng như không có gì đáng nói nhưng lại gây nên các căn bệnh trầm trọng.

Sức khỏe của chúng ta được duy trì, tác động bởi chính những hoạt động nhỏ bé không đáng để ý hàng ngày. Ăn uống, bổ sung nước, vận động, nghỉ ngơi, giấc ngủ, trạng thái tinh thần, chỉ cần một trong các yếu tố trên phát sinh vấn đề sẽ ảnh hưởng đến cả cơ thể chúng ta. Theo tôi, yếu tố giữ vai trò đảm nhận, duy trì các mối liên kết phức tạp trong cơ thể chúng ta, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng bất biến trong việc duy trì cuộc sống khỏe mạnh chính là các enzyme diệu kỳ.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay lại chứa đầy các nguyên nhân khiến chúng ta phải tiêu tốn các enzyme diệu kỳ này. Từ những thứ xa xỉ như rượu, thuốc lá hay phụ gia thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật đến các loại thuốc, căng thẳng, ô nhiễm môi trường, sóng điện từ... đều là những nguyên nhân khiến chúng ta cạn kiệt enzyme diệu kỳ. Để có thể duy trì sức khỏe trong môi trường sống như vậy, chúng ta cần có hiểu biết về tổ chức và hoạt động của cơ thể cũng như phải có ý thức tự bảo vệ sức khỏe bản thân.

Nói như vậy nhưng thực ra vấn đề không phức tạp đến thế. Điều gì đang khiến chúng ta tiêu tốn enzyme diệu kỳ, làm thế nào để bổ sung enzyme diệu kỳ... chỉ cần bạn có thể hiểu rõ về các mối quan hệ nhân quả này, cùng với nỗ lực mỗi ngày, bạn có thể sống lâu dài, khỏe mạnh.
***

Tháng Ba năm nay (năm 2005) tôi vừa tròn 70 tuổi. Thỉnh thoảng gặp các bạn đồng niên của minh, tôi đều hiểu rất rõ trong 70 năm qua họ đã sống như thế nào. Có người thực sự đã già rồi, trông họ đúng như một "bà lão" hay "ông lão", nhưng cũng có người vẫn còn rất trẻ khỏe.

Sự khác biệt đó đến từ sự khác nhau trong "thói quen ăn uống", "thói quen sinh hoạt", "nước", "giấc ngủ", "môi trường sống", và cả "động lực sống". Cơ thể con người không bao giờ biết nói dối. Cách một người tiến bước trên bước đường nhân sinh của mình đều được thể hiện hết trên chính cơ thể người đó.

Trong số tất cả các sinh vật trong đó có loài người, từ khi sinh ra đã bắt đầu bước đi hướng về "cái chết". Chắc chắn là sẽ có điều này, bởi bất cứ sinh mệnh nào rồi cũng có lúc phải chết. Đó chính là quy luật của tự nhiên.

Nhưng chúng ta có thể thay đổi tốc độ của những bước đi đó.

Nếu có người đi hết con đường này chỉ vẻn vẹn trong 40 năm với những căng thẳng cả về thể xác lẫn tinh thần, thì cũng có những người lựa chọn yêu quý cơ thể, tâm hồn mình, vừa đi họ vừa ngắm cảnh, kết bạn, tìm bạn đồng hành cho mình, và họ đi từ từ cho đến hết con đường đấy trong 100 năm.

Lựa chọn đường đi như thế nào là quyền tự do của chúng ta, nhưng đích đến của tất cả lại đều giống nhau. Như vậy, trải nghiệm cuộc đời một cách từ tốn chẳng phải là tốt hơn sao.

Ví dụ, ở đây tôi có một chiếc đinh. chiếc đinh này rồi sẽ có lúc bị hoen gỉ và mục nát. Quá trình sự vật sự việc tiến đến sự hủy diệt, sụp đổ như vậy gọi là "entropy".

Tốc độ của quá trình entropy này thay đổi rất nhiều tùy vào môi trường. Ở những vùng ven biển, không khí có chứa nhiều muối, thế nên cây đinh rất dễ bị hoen gỉ. Nhưng nếu vẫn ở những vùng đấy, ta định kỳ phun sơn hay bôi dầu cho chiếc đinh thì quá trình hoen gỉ này sẽ được kiềm hãm lại.

Quá trình làm chậm lại entropy, khôi phục, tái sinh, phục hồi lại sụ hủy diệt như vậy gọi là "shintropy".

Tất cả mọi sự sống đều có chung vận mệnh là "cái chết", cũng có nghĩa là mọi sinh mệnh đang tồn tại trong quá trình entropy. Tuy nhiên, tạo hóa đã ban cho các sinh mệnh đồng thời cả hai khả năng entropy và shintropy. Chúng ta có thể quan sát thấy một trong số các quá trình shintropy trong tự nhiên, khi sinh vật tạo ra sự sống mới bằng chính một bộ phận trên cơ thể mình.

Với động vật, đó là quá trình trứng của cơ thể mẹ kết hợp với tinh trùng của cơ thể bố tạo nên một sự sống mới. Với thực vật, đó là khi cây mẹ dù mục nát nhưng vẫn tạo ra các mầm non từ hạt hay từ chóp rễ. Ở các loài cá như cá hồi, đó là khi cá bố mẹ sinh ra cá con thế chỗ cho sự sống của chính mình. Đó chính là thời điểm mà entropy chuyển thành shintropy.

Dù là entropy hay shintropy thì đó đều là quy luật của tự nhiên.

Con người chúng ta tái sinh mỗi ngày nhờ quá trình trao đổi chất. Dù có bị sinh bệnh cũng đã có cơ chế chữa bệnh tự nhiên. Những cơ chế này đều là cơ chế shintropy mà tạo hóa đã ban cho chúng ta.

Tuy nhiên, để cơ chế shintropy hoạt động chính xác, hiệu quả, chúng ta cần sống theo đúng quy luật của tự nhiên. Đó chính là "chế độ ăn uống tốt", "thói quen sinh hoạt tốt" mà tôi đã đề cập trong cuốn sách này.

Với con người, còn có một sức mạnh nữa giúp quá trình entropy chuyển thành shintropy. Đó chính là "sức mạnh tinh thần".

Trong cuốn sách này, tôi đã rất nhiều lần đề cập đến việc "động lực sống" và "hạnh phúc" có vai trò quan trọng để sống khỏe mạnh hơn. Nguyên nhân chính là tôi muốn để cho các bạn thấy được tinh thần có khả năng tác động một cách to lớn đến các chức năng trong cơ thể.

Trong nền y học chuyên biệt hóa hiện nay, sức ảnh hưởng của tinh thần lên thân thể như động lực sống luôn bị xem nhẹ. Tuy nhiên, động lực sống lại là điều không thể thiếu để con người có thể sống khỏe mạnh và tươi trẻ.

Những người ở vị trí được mọi người chú ý đến như diễn viên, ca sỹ, chính trị gia, doanh nhân đều trông tươi trẻ hơn rất nhiều so với tuổi thực. Đó chính là do ý thức "bản thân đang được mọi người chú ý" đã kích thích động lực sống của họ.

Điều này cũng giống với các nhân viên thông thường. Tôi vẫn hay nghe thấy những chuyện như những người mà chỉ một thời gian ngắn trước vẫn còn đang hoàn thành một đống công việc, ngay khi nghỉ hưu, họ sẽ già đi một cách nhanh chóng. Nguyên nhân lớn nhất chính là "động lực giảm sút". Chính vì vậy, khi không còn say mê làm việc thì động lực lại càng giảm sút và có khi là mất hết. Gần đây tôi cũng hay nghe chuyện ngày càng nhiều nam giới cao tuổi tự sát cũng là vì thế.

Nếu bạn đọc cuốn sách này và nghĩ: "ôi, phải dừng ăn mấy món bị gỉ sét đấy lại thôi", "mình phải bỏ sữa thôi", "từ giờ phải uống nước tốt nào", "hãy sống thật hạnh phúc nào"... thì thời điểm đó, trong cơ thể của bạn, quá trình entropy đã bắt đầu chuyển đổi sang shintropy rồi.

Tất nhiên sau đó bạn cần phải củng cố động lực của mình bằng những hành động cụ thể. Nếu bạn chỉ nghĩ trong đầu là "ăn thức ăn tốt", "uống nước tốt", "bỏ rượu bia, thuốc lá"... mà không có các hành động cụ thể đi kèm thì các cảm giác tội lỗi, cảm giác không thành công "mặc dù mình đã quyết tâm nhưng lại không làm được" sẽ làm giảm động lực và sự hạnh phúc của bạn.

Điều quan trọng là ta phải có hiểu biết đúng đắn và hành động đúng đắn.

Dù có hiểu biết đúng đắn mà không chuyển thành hành động thì cũng không có ý nghĩa gì cả.

Năm 1996, các căn bệnh từ trước vẫn được gọi là "bệnh người lớn" đã được chuyển thành "bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt". Tuy nhiên, mỗi khi có cơ hội, tôi đều nói rằng: "đây không phải là bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt, mà là bệnh do thiếu khả năng tự quản lý bản thân". Có lẽ nói như vậy là quá cay nghiệt với những ai đang bị bệnh. Những người này vì thiếu hiểu biết đúng đắn mà mắc bệnh, còn kẻ sai có lẽ chính là xã hội và bác sĩ, giống như vụ "nhiễm độc AIDS" (những năm 1980 ở Nhật).

Mặc dù vậy tôi vẫn sử dụng cái tên "bệnh do thiếu khả năng tự quản lý bản thân" bởi nếu bản thân người đó có thể quản lý chính mình, anh ta sẽ nhận thức được rõ ràng các căn bệnh có thể phòng tránh.

Mặc dù tôi vừa mới nói, việc mọi người không có nhận thức đúng đắn là trách nhiệm của xã hội và các bác sĩ, nhưng vấn đề này từ trước đến nay vẫn không thể giải quyết triệt để được. Thậm chí trong số các bác sĩ tôi biết, có nhiều người đã bị ung thư, tiểu đường... Mười mấy năm về trước, tôi đã từng đọc một tờ tạp chí đề cập rằng tuổi thọ trung bình của các bác sĩ Mỹ là 58 tuổi.

Nói tóm lại, cho đến hiện tại, ngay cả các bác sĩ, những người có chuyên môn về sứcc khỏe, cũng có rất nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.

Cuốn sách này là những điều "đúng đắn" mà tôi đã học được từ 300.000 trường hợp lâm sàng. Tuy nhiên, nếu chỉ đọc cuốn sách này, bạn không thể khỏe mạnh được. Thứ tạo nên sức khỏe của bạn chính là những hành động bạn đang làm mỗi ngày và sự duy trì không ngừng nghỉ của những hành động đó.

Nếu duy trì được thói quen tốt, bạn có thể tổng hợp được sức mạnh to lớn từ những điều nhỏ bé nhất. Chưa bao giờ là "quá muộn" để bạn bắt đầu làm những điều đúng đắn.

Các tế bào trong có thể con người, tùy vào mỗi bộ phận lại có những đặc điểm khác nhau. Nhưng thông thường, nếu bạn duy trì được khoảng 120 ngày, hầu hết các tế bào trong cơ thể sẽ cải biến. Chính vì vậy, với những người lần đầu thực hiện theo "phương pháp ăn uống Shinya", tôi luôn yêu cầu họ cố gắng duy trì "chế độ ăn uống tốt" và "thói quen sinh hoạt tốt" trong bốn tháng.

Nếu có thể duy trì sinh hoạt hỗ trợ cho quá trình shintropy trong cơ thể hoạt động thì dù chỉ bốn tháng, cơ thể cũng sẽ thay đổi rất đáng kể.

Khi bạn ăn thức ăn tốt, sinh hoạt điều độ, uống nước tốt, hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, vận động thích hợp, nâng cao động lực sống, hay nói cách khác, khi bạn sống trong hạnh phúc, thì người vui nhất chính là thân thể của bạn. Bởi cơ thể của bạn vẫn đang nỗ lực hằng ngày để khỏe mạnh hơn, dù cho bạn có sinh hoạt không điều độ đến đâu đi chăng nữa.

Nếu các bạn có thể đọc cuốn sách này, chuyển kiến thức thành hành động và có thể cảm nhận sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ thể mình, dù chỉ có một người thôi, thì đó cũng là niềm hạnh phúc không gì sánh được với các bác sĩ chúng tôi.

Mời các bạn đón đọc Nhân Tố Enzyme - Thực Hành của tác giả Hiromi Shinya.

may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000