DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại

Tác giả Herbert P. Bix
Bộ sách
Thể loại Danh Nhân
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 6850
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Herbert P. Bix Giải Pulitzer Nhật Hoàng Hirohito Danh Nhân Người Nổi Tiếng Lịch Sử Lịch Sử Nhật Bản
Nguồn waka.vn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
CÂU CHUYỆN VỀ NHẬT HOÀNG HIROHITO VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NƯỚC NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI

Về Nhật Bản

Chuyện về những quốc gia phát triển vượt bậc, lớn mạnh thành cường quốc luôn chứa đựng trong nó biết bao thành tựu kỳ diệu, những bài học lịch sử giá trị nhưng cũng không tránh khỏi những mất mát, trả giá.

Trong số các cường quốc ấy, Nhật Bản là quốc gia rất đặc biệt với một nền văn hóa đặc sắc, lịch sử phát triển rất riêng và một cấu trúc xã hội độc đáo. Một mặt, là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, song mặt khác lại được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, về vị trí địa lý, về chủng tộc... Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa Kỳ. Theo thống kê Nhật là nước có thu nhập cao nhất ở châu Á; một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ; đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; thứ 4 thế giới về xuất khẩu và thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973) khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục tôn vinh “Thần kì Nhật Bản”.

Nhưng sự biến chuyển lớn lao đó của Nhật Bản phải trải qua nhiều thăng trầm. Trong đó có hai giai đoạn đặc biệt quan trọng trong lịch sử cận đại Nhật Bản. Cuộc Canh Tân Minh Trị năm 1860-1911 đã biến chuyển Nhật Bản từ một quốc gia đóng cửa với thế giới trở thành một cường quốc, với thể chế chính trị hiện đại, với một nền giáo dục được canh tân và khai sáng. Và giai đoạn phát triển sau năm 1945, đã biến một đất nước bị tàn phá trong Chiến tranh Thế giới thứ II trở thành một quốc gia hiện đại.

Tư tưởng phát triển của Nhật trong giai đoạn Minh Trị có thể được tìm hiểu thông qua Fukuzawa Yukichi - nhà tư tưởng hàng đầu giai đoạn này. Fukuzawa nhận định rằng văn minh phương Tây phát triển hơn châu Á về nhiều mặt, và các nước châu Á khó lòng duy trì được nền độc lập nếu cứ đóng cửa trước văn minh phương Tây. Theo ông, dành được quyền tự trị chưa phải đã là độc lập, mà nền độc lập thật sự chỉ có thể thành hiện thực thông qua việc trở thành một quốc gia tiên tiến và văn minh. Nếu không có sự khai sáng và văn minh, nền độc lập dành được sẽ mau chóng mất đi để rồi lại lệ thuộc vào các quốc gia tiên tiến khác, ông chủ trương mở cửa giao thương với phương Tây, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm quản lý xã hội của phương Tây để phát triển Nhật Bản. Chính sự du nhập của những giá trị dân chủ và nền giáo dục khoa học kiểu phương Tây đã khiến Nhật Bản không bị phương Tây xâm lược, mà ngược lại, trở thành cường quốc từ cuối thế kỷ XIX.

Fukuzawa chính là người đã đưa ra nguyên tâc nổi tiếng: « Mỗi cá nhân độc lập thì quốc gia sẽ độc lập». Nhờ Fukuzawa Yukichi, nhờ những nhà kỹ trị khác và với sự lãnh đạo của Thiên hoàng Minh Trị, từ những năm 1860, nước Nhật đã bắt đầu quá trình chuyển mình thành một quốc gia hùng mạnh.
***
Về Hirohito

Giai đoạn lịch sử cận đại quan trọng thứ hai của Nhật Bản gắn liền với Hirohito, cháu nội của Nhật Hoàng Minh Trị. Hirohito là tên húy của Thiên hoàng Chiêu Hòa (29/4/ 1901 - 7/1/1989), tức Thiên hoàng thứ 124 của Nhật. Ông giữ ngôi Thiên hoàng từ năm 1926 đến 1989, có thời gian trị vì dài hơn bất cứ một Thiên hoàng nào khác trong lịch sử Nhật Bản. Ông là người đầu tiên của Hoàng gia Nhật Bản xuất ngoại đi châu Âu suốt 6 tháng, tới Anh, Pháp, Hà Lan, Italia, Bỉ và cuộc đời ông chứng kiến nhiều sự kiện đặc biệt quan trọng của nước Nhật.
Ồng là một nhân vật để lại dấu ấn đậm nét trong thế kỷ XX, một thế kỷ diễn ra những biến động lớn lao nhất trong lịch sử Nhật Bản. Khi ông mới lên ngôi, Nhật Bản vẫn còn là một quốc gia nông nghiệp, hoang sơ với rất ít các cơ sở công nghiệp. Quá trình quân sự hóa Nhật Bản trong những năm 1930, cuộc chiến tranh Trung-Nhật và Thế chiến thứ II đã đưa nước Nhật trở thành một quốc gia công nghiệp và công nghệ hiện đại vào bậc nhất thế giới. Cũng chính ông giữ vị trí trung tâm trong quá trình tham dự của Nhật Bản vào Chiến tranh thế giới thứ II, lẽ ký kết văn bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện và chứng kiến công cuộc kiến thiết Nhật Bản trở thành một nước hiện đại.

Cuộc đời Hirohito gắn liền với sự phát triển và biến chuyển của Nhật Bản là một câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn nhưng hầu như không được biết đến nhiều. Ở Việt Nam, chúng ta biết nhiều về sự Thần kỳ Nhật Bản, biết đến MITI, biết đến các công ty lớn của Nhật Bản như Toyota, Sony, Panasonic nhưng lại ít biết đến những mạch ngầm ẩn sau những biến chuyển đó.

Herbert P. Bix là tiến sĩ Sử học và Ngôn ngữ Viễn Đông tại Đại học Harvard và thạc sĩ tại Đại học Massachusetts. Ông là thành viên sáng lập ủy ban Học thuật Á châu. Trong vài thập kỉ, ông đã nghiên cứu và công bố nhiều bài nghiên cứu về lịch sử nước Nhật hiện đại trên các tạp chí tại Mỹ và Nhật Bản, đồng thời giảng dạy tại Khoa xã hội học thuộc Đại học Hitotsubashi, Tokyo. Dựa vào hệ thống tư liệu đồ sộ chưa từng được khai thác trước đó, năm 2000 ông công bố cuốn sách Nhật hoàng Hirohito và công cuộc kiến thiết nước Nhật hiện đại. Tác phẩm đồ sộ này ngay lập tức Đạt giải thưởng của Hội phê bình sách quốc gia Mỹ, năm 2000; giành giải Pulitzer danh giá cho thể loại Phi hư cấu (Non Fiction) năm 2001.

Trong cuốn tiếu sử đồ sộ và chi tiết này, sử gia Bix đã mô tả về Thiên hoàng Chiêu Hòa, trong đó tập trung vào các quan hệ gần gũi của ông với các cận thần, quan chức..., nhóm tinh hoa chính trị của Nhật Bản cũng như quan hệ chặt chẽ với tướng MacArthur. Đây là cuốn sách viết về giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử phát triển Nhật Bản. Cuốn sách đã vén lên bức màn bí ẩn về ảnh hưởng của Hirohito đối với Nhật Bản và thế giới. Những quyết sách xây dựng nhà nước Nhật Bản hiện đại của ông được phân tích tỉ mi, rõ ràng.
Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản và những bài học cho Việt Nam

Việt Nam và Nhật Bản là hai nước có lịch sử phát triển lâu đời và có nhiều điểm tương đồng nhất định về phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, cùng chịu ảnh hưởng của dòng văn hoá phương Đông. Đó là những thuận lợi cơ bản để Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản về nhiều mặt.

Từ thế kỷ XVI đã có những thương gia Nhật đến sống và buôn bán tại Việt Nam. Những thương gia Nhật cùng cộng đồng dân cư bản xứ đã hình thành nên khu đô thị Hội An sầm uất. Đầu thế kỷ XX, phong trào Đông Du đã đưa một số thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập đường hướng cải cách nhằm văn minh hóa đất nước, tìm con đường giải phóng khỏi ách xâm lược ngoại bang.

Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Nhật thành công theo con đường hiện đại hóa, mở đầu từ cuộc Duy Tân Minh Trị năm 1868 là một tấm gương mà nhân dân Việt Nam, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, giới trí thức, doanh nhân và thế hệ thanh niên luôn mong muốn học hỏi.

Nhật là quốc gia cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam suốt nhiều năm qua và góp phần hỗ trợ to lớn vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, tại Việt Nam, rất ít tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu có hệ thống về chính trị, kinh tế và văn hóa Nhật Bản được công bố. Một vài tác phẩm đã có, ví dụ: Khuyến học hay những bài học về tinh thần độc lập tư tưởng của người Nhật, Tác giả: Fukuzawa Yukichi (Nxb Tri Thức), Lịch sử Nhật Bản, Tác giả: J.G. Caiger. R.H.P Mason (dịch giả: Nguyễn Văn Sỹ, Nxb Lao Động)... Năm 2005, Alpha Books xuất bản cuốn sách Phúc Ông tự truyện của Fukuzawa Yukichi (dịch giả Phạm Thu Giang) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc và báo giới, nhưng chừng đó quả thực chưa thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học tập kinh nghiệm từ Nhật Bản của người Việt Nam.

Trước thực tế đó, Alpha Books và Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam (VICC) đã mua bản quyền cuốn sách Hirohito and the Making of Modern Japan từ NXB Harper Collins (Mỹ). Cuốn sách được chuyển ngữ và giới thiệu tại Việt Nam với tên gọi Nhật hoàng Hỉrohito và công cuộc kiến thiết nước Nhật hiện đại.

Cân phải nói thêm rằng đây là một cuốn sách gây nhiều tranh cãi. Ngay trong giới sử học, học giả Nhật Bản cũng tồn tại nhiều quan điểm xung đột nhau khi đánh giá về vai trò và ảnh hưởng của Nhật hoàng Hirohito. Nhiều người coi ông là một vị vua bù nhìn nhưng từ một góc nhìn khác, Herbert P. Bix lại cho rằng chính ông là người phải chịu trách nhiệm về tất cả những hành động của Nhật Bản. Dù thế nào, chúng tôi cũng mong muốn đưa ra những cách đánh giá nhiều chiều về sự phát triển của Nhật Bản trong những thập kỷ qua, đặc biệt là trong giai đoạn có ý nghĩa nhất đến sự phát triển của Nhật Bản.

Như Bix đã viết, ông dành nhiều phần trong cuốn sách «viết về toàn bộ cuộc đời của Hirohito, về tầm ảnh hưởng của ông lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ nhân vật lịch sử nào khác của Nhật Bản, người đã mang đến cho Nhật Bản các mối quan hệ rộng lớn hơn với thế giới trong lĩnh vực chính trị và Chính phủ - quân sự. Cuộc đời của ông hé lộ cho chúng ta nhiều điều về sự thay đổi trong thái độ chính trị của người dân Nhật Bản trong một thế kỷ qua».

Chúng tôi tin cuốn sách sẽ truyền tải được nền tảng, giá trị cốt lõi về văn hóa và sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản đến đông đảo người dân Việt Nam. Và dù gây tranh cãi vì đây chỉ là góc nhìn của một sứ gia Mỹ, thì chúng ta đều có thể tìm được ở Nhật Bản, ở Nhật hoàng Hirohito, ở dân tộc Nhật Bản những bài học giá trị trong quá trình tìm kiếm con đường rộng mở để xây dựng nước Việt Nam hiện đại.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc và mong nhận được ý kiến góp ý, phê bình.
NGUYỄN CẢNH BÌNH, CEO Alpha Books
***
Vào khoảng cuối mùa đông năm 1946, Nhật hoàng Hirohito - khi đó 45 tuổi, đang đứng trước áp lực ngày càng gia tăng cả trong và ngoài nước liên quan đến cáo buộc ông là tội phạm chiến tranh. Nếu bị buộc tội, Hirohito sẽ phải đối mặt với trách nhiệm đã bổ nhiệm tướng Tojo làm thủ tướng Nhật năm 1941 và vì đã tuyên chiến với Anh và Mỹ thời gian sau đó. Nguy cơ bị chất vấn trước tòa về thời điểm biết được thông tin vụ tấn công đã được lên kế hoạch trước của Nhật Bản tại Trân Châu cảng, vai trò của ông trong nhiều cuộc họp của Hoàng gia cũng như trong việc đối xử với tù nhân chiến tranh là rất lớn. Nếu điều đó xảy ra và nếu không tìm ra được manh mối chứng minh ông không liên quan trong những vụ việc ấy, ông có thể sẽ bị phế truất và bị trừng phạt theo một số hình thức nào đó. Các thành viên của Hoàng gia kêu gọi ông thoái vị như một cách nhằm tránh né trách nhiệm chính trị để bảo vệ nền quân chủ Nhật Bản. Những trí thức lãnh đạo phong trào theo chủ nghĩa tự do của Nhật Bản đã công khai yêu cầu Hirohito rời bỏ ngôi báu để nêu gương sáng cho đất nước.
Vào thời điểm đó, những người Mỹ chiếm đóng Nhật Bản đã hoàn thành bản dự thảo hiến pháp theo mô hình của họ. Bản hiến pháp này một mặt có thể bảo vệ chế độ quân chủ của Nhật Bản nhưng mặt khác lại tước bỏ quyền lực chính trị của Nhật hoàng. Tranh cãi của nghị viện xung quanh bản hiến pháp mới và vai trò hình thức của Nhật hoàng lập tức nổ ra1. Hy vọng tiếp tục lợi dụng Nhật hoàng Hirohito cho mục đích chiếm đóng Nhật Bản nhưng nhận thấy trách nhiệm pháp lý đang đè nặng lên ông, những người Mỹ bảo vệ Hirohito cần phải biết ông cảm nhận như thế nào về cuộc chiến thất bại được tiến hành dưới danh nghĩa của ông. Họ đặc biệt mong muốn ông giải thích mâu thuẫn rõ ràng về lý do tại sao nếu ông đã có đủ quyền hành để dâng nộp Đế chế của mình cho quân Đồng minh vào cuối cuộc chiến tranh, ông lại không có đủ quyền lực tương tự để ngăn chặn cuộc chiến ngay từ ban đầu, nhờ đó có thể cứu sống sinh mạng của hàng triệu người.

Để ngăn chặn tất cả những mối đe doạ đối với ngai vàng cũng như bản thân, Hirohito đã đưa ra một văn bản bào chữa cho những hành động của mình với tư cách là người đứng đầu nhà nước Nhật Bản trong vòng hơn 20 năm. Hành động ấy có thể bảo vệ ông khỏi những cáo buộc mà có lẽ ông chưa từng đối mặt nhưng cũng không có gì đảm bảo rằng có thể trốn tránh được. Và ông đã phải bí mật làm việc đó, một biện pháp cần thiết để tự bảo vệ khỏi những trách nhiệm về cuộc chiến cũng như dập tắt các đề tài bàn cãi về lòng trung thành tuyệt đối của ông đối với đất nước. Nếu sự việc được làm sáng tỏ vào thời điểm đó, sợi dây ràng buộc về mặt tình thần giữa ông và nhân dân Nhật vốn đã suy yếu sẽ lập tức tiêu tan, và với họ, ông chỉ còn hữu ích cho tướng Douglas MacArthur.

Vì vậy, lúc 10:30 ngày 18/3/1946, 1 sáng Chủ nhật lạnh giá, Hirohito, mặc dù đang bị cảm, đã triệu tập năm trọng thần tin cẩn nhất của mình tới phòng làm việc trong hầm bằng bê-tông được xây dựng trên khu đất của cung điện Hoàng gia2. Nơi này ông từng sống trong suốt quá trình và kể từ khi xảy ra cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương. Họ đến để lắng nghe những nhận định của ông về các sự kiện đặc biệt xảy ra trong thời gian ông trị vì. Khi bước vào phòng, các trọng thần thấy ông ngồi dựa lưng trên chiếc giường đóng theo kiểu phương Tây đã được tính toán bài trí lại cho sự kiện đặc biệt này. Dưới chân giường có bố trí ghế ngồi cho các trọng thần. Nhật hoàng mặc bộ pyjamas bằng lụa trắng tinh, gối và chăn cũng được chế tác rất tinh xảo từ lụa babutae mềm màu trắng. Theo Thần đạo (Shinto), tôn giáo mà ông từng là một giáo sĩ tối cao, cách ăn mặc như vậy thể hiện sự trong sạch thuần khiết chứ không phải là sự ăn năn hối lỗi. Các trọng thần ngồi xuống và bắt đầu đưa ra cho ông những câu hỏi mà một phần trong số đó là do thư ký quân sự của tướng MacArthur gợi ý. Họ lắng nghe những câu trả lời của Hirohito và Inada Shuichi ghi chép lại. Sau này, người ta thấy trong sổ tay của Inada viết: «Lẽ ra mọi người phải hỏi Thiên hoàng tại sao họ lại được triệu tập vội vã để lắng nghe bản báo cáo. Tuy nhiên, lúc đó có một số trọng thần lại đưa ra câu hỏi về trách nhiệm của Ngài liên quan đến các phiên xét xử tội phạm chiến tranh và tôi thấy cần phải nhanh chóng ghi lại những lời bộc bạch của Thiên hoàng»3.

Bản tóm lược những điều mà Thiên hoàng nói, vào buổi sáng hôm đó cũng như tại 5 phiên họp khác trong 3 tuần tiếp theo, sau đó đã được trọng thần của ông giao lại cho thư ký quân sự của tướng MacArthur. Tuy nhiên, không có chi tiết nào trong bản tóm lược đó được tiết lộ bởi có lẽ những quan chức đứng đầu của Mỹ tại Tổng Hành Dinh (GHQ) đã là những người bảo vệ lớn nhất của Nhật hoàng và cũng là những người góp phần thần thoại hóa ông. Trong bản gốc bằng tiếng Nhật của cuốn Tự Bạch, Nhật hoàng đã cố gắng bày tỏ rằng, ngoại trừ hai sự kiện đặc biệt diễn ra sau năm 1928 - một là, cuộc nổi loạn quân sự vào năm 1936; 2 là, việc chấm dứt chiến tranh vào năm 1945, - ông không dính dáng đến chính trị và đã cố gắng không can thiệp trực tiếp vào việc đưa ra các quyết định liên quan đến chính trị. Ông ngụ ý rằng cuộc chiến tranh với Anh và Mỹ chỉ là do không thể tránh được mà thôi. Mặc dù cá nhân đã từng phản đối cuộc chiến tranh này nhưng đến phút chót ông đã không thể dùng ảnh hưởng của mình để ngăn chặn cuộc chiến đó, một phần vì lo ngại xảy ra nổi loạn ở trong nước nhưng chủ yếu vẫn là những nguyên nhân về mặt thể chế. «Với tư cách là một quốc vương theo hiến pháp dưới sự chỉ đạo của Chính phủ lập hiến, tôi không thể tránh được việc phải phê chuẩn quyết định của nội các của thủ tướng Tojo vào thời điểm nổ ra chiến sự»4.

Khoảng 10 ngày sau khi hoàn thành cuốn Tự Bạch5, Hirohito đã soạn thảo một tài liệu khác bằng tiếng Anh với sự trợ giúp của các trọng thần, tóm tắt những điểm biện hộ chính của mình nhưng nhấn mạnh: «Thật sự, tôi hầu như là một tù nhân và chẳng có chút quyền lực nào». Cuốn Tự Bạch này tiếp tục không được công khai cho đến tận sau khi Thiên hoàng Hirohito qua đời vào năm 1989. Cho đến tận năm 1977, bản tiếng Anh đã được rút gọn đáng kể của cuốn sách miêu tả ông như một con rối vô dụng của «những người theo chủ nghĩa quân phiệt» vẫn không tìm thấy và không được công khai tại Nhật Bản. Cả hai cuốn tư liệu là những minh chứng hùng hồn về sự huyền bí, thần thánh và những hiểu lầm xung quanh cuộc đời của vị Thiên hoàng này.

Một trong những sự kiện chính trị hấp dẫn và phức tạp nhất lịch sử Nhật Bản trong thế kỷ XX chính là việc Hirohito lên ngôi vào cuối năm 1926, ngay trước khi xung đột trong quan hệ giữa Nhật - Trung, sau một thời gian gián đoạn, tiếp tục căng thẳng. Tiếp theo đó là cuộc chiến tranh kéo dài 62 năm, việc bại trận, việc Mỹ chiếm đóng, khôi phục trong hòa bình và thịnh vượng sau Chiến tranh Lạnh. Trong suốt 20 năm đầu kể từ khi lên ngôi, ông từng là trung tâm của đời sống chính trị, quân sự và tinh thần của Nhật Bản theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ông sử dụng quyền lực của mình theo cách đã được chứng minh là mang lại bất hạnh cho nhân dân Nhật và nhân dân các quốc gia bị Nhật xâm lược. Thông qua tóm lược về thời gian bành trướng của đế quốc mạnh nhất châu Á này dưới triều đại của ông, chúng ta có thể thấy tiềm lực của đế quốc này to lớn như thế nào. Ông từng là người chủ trì trong các cuộc bành trướng và đã lãnh đạo Nhật thực hiện một cuộc chiến tranh mà cái giá phải trả (theo ước tính chính thức được Chính phủ các nước công bố sau năm 1945) là sinh mạng của gần 20 triệu người châu Á, trên 3,1 triệu người Nhật và hơn 60 ngàn người các nước trong khối Đồng minh Phương Tây6.
Các sự kiện không diễn ra như những gì ông dự liệu và mong đợi. Ngay cả khi ông phải đưa ra những lời giải thích về vai trò của mình trong các sự kiện này và sắp đặt hồ sơ cho có vẻ chân thật, ông và những trọng thần của mình không hề vô tư. Họ đã khéo léo tạo ra một cuốn sách nhằm mục đích đi đến kết luận rằng ông luôn là một vị vua lập hiến kiểu Anh và là người theo chủ nghĩa hòa bình. Hirohito không giải thích việc làm thế nào mà ông và các trọng thần của mình đã làm cho quân đội trở thành một lực lượng chính trị có quyền lực lớn đến vậy để có thể đẩy mạnh quá trình bành trướng quân sự. Ông cũng phớt lờ việc nhiều lần ông và các trọng thần đã lợi dụng phương pháp của Nhật hoàng Minh Trị vào việc điều hành Chính phủ bằng cách chủ trương đàn áp quá trình dân chủ, ít màu sắc chính trị quân sự. Ông cố tình tránh né các chi tiết về vai trò của mình với tư cách là người chỉ huy quân sự đồng thời là người đứng đầu nhà nước. Ông không rõ ràng về các động cơ của mình và làm đảo lộn thời điểm thực hiện các hành động cũng như logic có thể suy diễn về các thời điểm đó. Ông cũng không đề cập đến việc làm thế nào ông, với vai trò là trung tâm ý thức hệ của chủ nghĩa dân tộc mới lấy Thiên hoàng làm trung tâm, đã vận động thần dân của mình tham gia vào cuộc chiến.

Viên trọng thần viết lời mở đầu cho cuốn Tự Bạch than phiền rằng Thiên hoàng Hirohito đã tự giới hạn bản thân khi trình bày một cách vắn tắt về «những nguyên nhân căn bản và trực tiếp của cuộc Chiến Tranh Đông Á Vĩ Đại, tiến trình của cuộc chiến và làm thế nào cuộc chiến đó đi đến hồi kết thúc». Điều này cũng không đúng sự thật. Những giải thích của Hirohito "không hề đề cập đến các PP mà ông và các cận thần áp dụng để làm mất ổn định hệ thống nội các của các đảng phái đã được xây dựng trong thời kỳ giữa và cuối những năm 1920 bằng cách khăng khăng yêu cầu bổ nhiệm thủ tướng mới và buộc ông này phải thực hiện các vấn đề chính sách - dân tộc theo ý của họ. Ông không bình luận gì về việc cuộc chiến tranh tại Trang Quốc đã bắt đầu như thế nào, vai trò lãnh đạo trực tiếp của ông trong cuộc bành trướng đó và cách bố trí quân đội Nhật trên bộ và trên không. Hirohito cũng giữ im lặng về những sự kiện và sự việc có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới cuộc đời ông, các đánh giá của ông đối với những sự vụ đó, cũng như các ý tưởng dẫn đến những hành động của ông và khiến ông trở thành một con người như chính ông vậy. Xét về nỗ lực của ông với ý đồ duy nhất là bảo vệ địa vị của mình, bất chấp cái giá mà nhưng người khác phải trả, thì ông là một trong những người không trung thực nhất trong lịch sử Nhật Bản cận đại từng nắm giữ ngai vàng.

Tác phẩm này cố gắng nghiên cứu chính xác các sự kiện và các hệ tư tưởng đã ảnh hưởng đến sự hình thành con người Hirohito, cho dù sâu sắc hay chỉ thoáng qua, với tư cách là Nhật hoàng cũng như tư cách cá nhân. Cuốn sách này tập trung vào những tác động đã tạo nên ý nghĩa và hành động của ông cũng như của những trọng thần thân cận trước trong và sau cuộc Chiến tranh châu Á - Thái Bình Dương (1931 -1945) Cuốn sách tập trung mô tả vai trò thật sự của ông trong việc đưa ra chính sách khi ông là trung tâm của các sự kiện. Và theo quan điểm của tôi, cuốn sách cần thiết phải có nhiều phần liên hệ chặt chẽ với nhau, bao gồm các phần viết về nền quân chủ chính thống trên cơ sở thần thánh được xây dựng dưới thời Minh Trị, các phần về chế độ quân chủ đã được cải cách - chế độ đã khéo léo tách rời khỏi cuộc chiến và những ký ức về nó để tiếp tục tồn tại đến ngày nay. Cuốn sách nói về những ảnh hưởng của nền quân chủ mang màu sắc thần thánh lẫn nền quân chủ lập hiến liên quan đến Hirohito, mối quan hệ của ông với các cơ quan khác nhau trong bộ máy nhà nước, và sự biến đổi không ngùng của nền quân chủ đó dưới thời ông trị vì. Về cơ bản, tôi dành nhiều phần viết về toàn bộ cuộc đời của Hirohito, về tầm ảnh hưởng của ông, lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ nhân vật lịch sử nào khác của Nhật Bản, người đã mang đến cho Nhật Bản các mối quan hệ với thế giới rộng lớn hơn trong lĩnh vực chính trị và Chính phủ - quân sự. Cuộc đời của ông hé lộ cho chúng ta nhiều điều về sự thay đổi thái độ chính trị của người dân Nhật Bản trong suốt một thế kỷ qua.

Tuy nhiên, cuốn sách này không phải là một cuốn tiểu sử chính trị chính thống. Hirohito vốn là người thích giao du và quảng giao, ông có bạn bè thuộc nhiều tuýp người khác nhau và nhiều người trong số họ thích viết thẳng thắn chân thực về ông. Ông là người kín tiếng. Đôi khi đối với ông, những lời hùng biện nhất chính là không nói gì cả. Là người của công chúng, ông đã học được cách thận trọng khi nói về những vấn đề riêng tư của mình. Những trước tác có bút tích của ông còn lại không nhiều. Những tác phẩm đó cho ta thấy được suy nghĩ của ông và giúp chúng ta hiểu được phản ứng của ông trước các sự kiện trọng đại đã trải qua trong đờì. Có một sự thật là, trong các dịp quan trọng, ông có sáng tác một số bài thơ waka theo phong cách của ông nội Nhật hoàng Minh Trị. Có tất cả hơn 860 bài thơ, hầu hết được viết sau năm 1945 và đã được xuất bản7. Nhưng ông không cho xuất bản bất kỳ hồi ký nào của mình và thường chỉ bày tỏ ý kiến hoặc dự định của mình thông qua người khác - những người tôn sùng ông và cho rằng sẽ là bất kính nếu một thần dân Nhật Bản lại viết bài chỉ trích Nhật hoàng của mình.

Ông là một người cô đơn. Người ta nói rằng khi mới 11 tuổi ông đã bắt đầu viết nhật ký và giữ bên mình rất cẩn thận. Có thể ông đã làm như vậy. Tuy nhiên, cuốn nhật ký đó được Cơ quan phụ trách về Hoàng gia Nhật lưu giữ. Hiện tại và có lẽ sẽ chẳng bao giờ các nhà nghiên cứu có có hội được tự do tiếp cận với cuốn nhật ký đó. Cơ quan nói trên đang biên soạn một cuốn biên niên sử về triều đại dưới thời Hirohito, tuy nhiên, tác phẩm này bắt đầu với lời tựa «về cơ bản, cuốn sách này sẽ không được công khai... vì điều đó có thể sẽ tạo thành hành vi xâm phạm đời tư của những người được đề cập và những người có liên quan tới họ»8. Các tư liệu bị cấm khác bao gồm thư từ liên lạc giữa Hirohito và các thành viên của Hoàng thất, toàn bộ «Ghi chép về các Đối thoại của Thiên hoàng» (Seidan baicboroku) bằng nhiều phiên bản khác nhau, cũng như các tài liệu chưa được xuất bản khác như: nhật ký của những người từng phục vụ Nhật hoàng và các tư liệu mà nếu một ngày nào đó được công bố có thể giúp làm sáng tỏ toàn bộ cuộc đời Hirohito. Ngay cả Chính phủ Mỹ cũng không phải đã công khai tất cả tài liệu bí mật liên quan đến Hirohito mà họ đang giữ. Ví như các cuộc đàm thoại giữa ông và tướng MacArthur cũng như tập tài liệu mang tên ông hiện đang được lưu trữ tại Văn khố Quốc gia Mỹ9.

Nếu một người muốn tìm hiểu về cuộc đời của Hirohito cũng như về động cơ hành động của ông, thì người đó phải dựa vào những tài liệu của các trọng thần đã thực hiện những ghi chép và ghi nhật ký về ông. Họ là những người được làm việc bên cạnh ông do đó họ hiểu ông rất rõ. Trên thực tế nhiều người đã xuất bản những ghi chép và nhật ký riêng của mình. Những ghi chép đó cũng dựa trên báo cáo của các quan chức quân sự và ngoại giao cấp cao, những người đã ghi chép, lưu giữ lại quan điểm, chính kiến và phát ngôn của ông trong suốt thời gian chiến tranh. Gần đây, bằng nỗ lực lớn lao, thế hệ học giả mới của Nhật Bản đã cho xuất bản một ấn phẩm gồm hàng trăm tài liệu chưa từng được công bố, nhật ký, hồi ký và các nghiên cứu học thuật liên quan đến Thiên hoàng Hirohito trong những năm tháng chiến tranh và hậu chiến. Trong tác phẩm còn có những đánh giá mang tính thay đổi lớn so với trước đây mà người dân Nhật Bản ngày nay dành cho thể chế Hoàng gia. Chúng ta, những người đang sống tại các quốc gia phương Tây và những người đang sống tại Nhật Bản, cuối cùng cũng có cơ hội hiểu thêm những tác động về mặt trí tuệ, đạo đức và xã hội đã ảnh hưởng đến cuộc đời của Thiên hoàng Hirohito. Mặc dù còn nhiều khác biệt giữa các nguồn tư liệu, các tư liệu mới này đã kể lại chân thực câu chuyện về Thiên hoàng Hirohito trong một thập kỷ đắm chìm trong chiến tranh.

Tác phẩm nêu trên của các học giả Nhật đã giúp ta biết được Hirohito bị cô lập với người dân Nhật như thế nào. Mặc dù ông đã trở thành trung tâm được những người theo chủ nghĩa dân tộc cuồng tín tôn sùng và nhiều người còn chào hỏi ông như một vị thánh sống khi ông thực hiện các chuyến viếng thăm tới các thành phố của Nhật Bản, ông chưa bao giờ được «ngưỡng mộ» theo đúng nghĩa của từ này. Ông ngự trị ngai vàng trong một thể chế quân chủ lập hiến quan liêu và không chỉ được xem là một «bộ phận» của nhà nước hiện đại theo kiểu tập trung quyền lực mà còn như một thực thể có «ý chí» có quyền lực cao hơn tất cả luật lệ10. Đặc biệt, các tư liệu mới này giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân tại sao Hirohito lại được đề cập đến trong các lập luận trái ngược nhau về sự phát triển của toàn bộ nền chính trị cận đại của Nhật, điều mà ko người Nhật nào khác có thể làm được.

Sự phát triển đó được bắt đầu từ triều đại của ông nội Hirohito, Thiên hoàng Mutsuhito, người được biết đến sau khi chết với tên hiệu Minh Trị, hay «Người vĩ đại». Lên ngôi vào năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đảm nhiệm vai trò của người dẫn đường trong công cuộc hiện đại hóa đất nước. Rốt cuộc, cách thức xây dựng và thể chế hóa quyền lực của ông trong những năm cuối thế kỷ XIX đã tạo nên những giới hạn về phát triển chính trị của Nhật Bản cho đến tận năm 1945. Triều đình Nhật Bản hoạt động độc lập với Chính phủ và được cơ cấu lại theo mô hình của chế độ quân chủ châu Âu - chế độ quân chủ lập hiến. Năm 1889, như một «món quà» dành tặng đất nước, ông ban hành một bản hiến pháp trong đó khẳng định Thiên hoàng là người kế vị mang dòng dõi thần thánh, ngôi vị Thiên hoàng được truyền theo hình thức cha truyền con nối và trên cơ sở đó Chính phủ có quyền lực thấp hơn Thiên hoàng11. Hiến pháp mô tả Thiên hoàng như «một vị thần sống và bất khả xâm phạm», «người đứng đầu của đế chế» (gensbu), tư lệnh tối cao (daigensui) của lực lượng vũ trang và là người giám sát tất cả các quyền lực tối cao. Thiên hoàng có quyền triệu tập và giải tán Nghị viện Hoàng gia; ban hành các sắc lệnh của Hoàng gia thay cho luật; và bổ nhiệm, miễn nhiệm các Bộ trưởng, viên chức dân sự, các quan chức quân sự và quyết định lương bổng của họ. Thiên hoàng, với vai trò người ban hành luật lệ, có quyền cao hơn hiến pháp, mục đích của điều đó không phải nhằm tạo ra các giới hạn đối với quyền lực của Thiên hoàng mà hoàn toàn ngược lại, để bảo vệ Thiên hoàng và tạo ra một cơ chế cho phép Thiên hoàng thực thi quyền lực của mình mà không bị bất kỳ giới hạn nào cản trở. Hệ thống Chính phủ như vậy có thể được gọi với cái tên Chính phủ theo sự chỉ đạo của hiến pháp nhưng không phải là một nền quân chủ lập hiến12.

Đế quốc thực dân Nhật và vị thế mới của Nhật Bản như một cường quốc mạnh nhất khu vực có quyền kiểm soát các tài sản cả trong lục địa và ngoài hải đảo là tài sản lớn thứ hai mà Minh Trị trao truyền lại cho Hirohito. Vào năm 1894, gần một thập kỷ sau khi quyết định đưa Nhật Bản bắt kịp phương Tây bằng cách tham gia tranh giành thuộc địa với các nước này tại châu Á, những người đứng đầu Nhật Bản đã tuyên chiến với Trung Quốc nhằm mục đích xâm lược và kiểm soát Hàn Quốc. Trung Quốc đã thua trận, phải nhượng lại Đài Loan và Bán đảo Liêu Đông ở phía nam Mãn Châu và đảo Pescadore cho Nhật Bản. Trung Quốc nhất trí trả cho Nhật Bản một khoản tiền bồi thường lớn và sau đó ký với Nhật một hiệp ước thương mại bất bình đẳng cho phép các tàu của Nhật Bản đi qua sông Dương Tử và thương nhân Nhật được phép vận hành các nhà máy trong nội địa cũng như tại các cảng biển được quy định trong hiệp ước (như Thiên Tân, Thượng Hải và Quảng Châu).

Cuộc chiến giành thắng lợi đó đã một lần nữa nâng cao uy tín của Thiên hoàng Minh Trị. Với vai trò chính là người bảo vệ lợi ích của những người đứng đầu đất nước, khi bước sang tuổi 43, Nhật hoàng Minh Trị trở thành biểu tượng quốc gia và giành được ảnh hưởng cao gấp hai lần những gì một Thiên hoàng bình thường từng làm được, ông đạt được điều đó bằng cách sử dụng quyền lực của thần thánh và tham gia vào việc đưa ra các quyết định liên quan đến tất cả lĩnh vực của đất nước. Một dân tộc mà trong thời gian dài đã quen với quan niệm chống chủ nghĩa quân phiệt và tôn thờ các chiến binh Samurai xen lẫn với hoài nghi, sợ hãi... chiến thẳng đó đã thu hút sự ủng hộ của nhân dân đối với lực lượng quân đội được tổ chức theo hình thức gọi nhập ngũ. Nó cũng kích thích chủ nghĩa dân tộc bài ngoại và vun trồng ý thức về tính ưu việt của dân tộc Nhật Bản so với các nước Hàn Quốc và Trung Quốc. Sau khi Nhật đánh bại Trung Quốc, tình hình quốc tế tại khu vực Đông Á trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Mối đe doạ từ các nước Đức, Nga, Pháp đã buộc Minh Trị và những người đứng đầu Nhật Bản phải từ bán đảo Liêu Đông quay trở về Trung Quốc. Ngay lập tức cường quốc này gia tăng đáng kể các nhượng bộ về lãnh thổ và thương mại với chi phí do phía Trung Quốc chịu. Nga giành được quyền thuê bất động sản theo hợp đồng trên Bán đảo Liêu Đông, chuyển quân đến Mãn Châu vào năm 1898 và dùng ảnh hưởng của mình tại Hàn Quốc để kiểm soát Nhật Bản13. Trong năm đó, Mỹ tiến hành chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha, thôn tính Hawaii và chiếm Philippines, Wake, Guam và Midway. Năm 1900, khi các cường quốc phương Tây thành lập đội viễn chinh quốc tế với mục đích đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn tại Trung Quốc, quân đội Nhật cũng tham gia lực lượng này. Đến năm tiếp theo, Nhật cùng các cường quốc phương Tây đã ký Nghị định thư Nghĩa Hòa Đoàn với Trung Quốc, theo đó họ được nhận các khoản tiền bồi thường chiến tranh và quyền được đóng quân lâu dài tại các TP của Trung Quốc do họ chỉ định để bảo vệ công dân và các nhà ngoại giao nước mình.

3 năm sau kể từ năm 1904, Nhật mở cuộc tấn công bất ngờ vào hạm đội Nga tại cảng Lữ Thuận (Arthur). Cuộc xung đột diễn ra sau đó giữa hai bên đã khiến khoảng 110.000 người Nhật thiệt mạng và kết thúc hòa bình thông qua thương lượng trung gian mà ko có bất kì khoản bồi thường nào, ko có bạo động tại thủ đô và ko có dấu hiệu gì về việc một ngày nào đó Nga sẽ tìm cách trả thù. Nhật hoàng Minh Trị ko có vai trò gì trong cuộc tấn công trên, tuy vậy một lần nữa nó lại làm cho tên tuổi ông trở nên lừng lẫy. Sau cuộc tấn công đó, Nhật giành lại từ Nga quyền thuê bất động sản theo hợp đồng vẫn đang còn hiệu lực trên Bán đảo Liêu Đông đối với tuyến đường sẳt dài 700 dặm chạy qua phía nam Mãn Châu và bán đảo nam Karafuto (Đảo Shakhalin) tại Biển Okhotsk. Sự kiện này đã được ngợi ca như là thành tích lịch sử của Nhật hoàng Minh Trị.

Hirohito ra đời vào buổi bình minh của một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự đối đầu giữa các đế quốc tại châu Á và Thái Bình Dương, và dưới triều đại của ông, nền chính trị Nhật đã đi đến kết cục bi thảm trong chiến tranh và thất bại. Chúng ta có thể có một cái nhìn mới về nền chính trị Nhật thông qua tìm hiểu về cuộc đời của Hirohito, người luôn đi ngược lại với lợi ích các thần dân của mình, phớt lờ mạng sống của họ, không bao giờ hoàn toàn chắc chắn về việc họ có thật sự ủng hộ mình hay không, người sống sót qua cuộc chiến tranh và tiếp tục trị vì ngôi báu; đồng thời nhìn vào cách ông tiếp tục nắm giữ ngai vàng để duy trì truyền thống tốt đẹp của Hoàng gia cho đến tận nửa sau của thế kỷ XX.

Hirohito và dân tộc Nhật đã tạo dựng nên một nền chính trị dựa trên tình cảm và ý thức hệ, cùng với những ký ức chung về chiến tranh. Nhìn vào cuộc đời ông, chúng ta có thể thấy được tại sao ông và thần dân của ông lại có thể sát cánh bên nhau bằng mối quan hệ cộng sinh sâu sắc đến như vậy, trong đó ông chính là người tạo dựng và cũng chính là người khai thác mối quan hệ đó. Trước, trong và ngay sau khi phải đối mặt với những tổn thương về chiến tranh và thất bại, ông đã thể hiện trước nhân dân như một người cao quý «theo truyền thống», nhìn nhận họ theo cách chỉ đề cao những mặt tốt đẹp chứ không bao giờ dề cập đến các thiếu sót của họ. Người dân Nhật làm chỗ dựa cho ông trước nỗi sợ hãi, lo sợ, họ tôn sùng ông như đối với một vị thánh sống và hình mẫu của một người cha lý tưởng. Họ hỗ trợ ông trong việc xây dựng quyền lực và chịu trách nhiệm về việc thực thi quyền lực của ông vì theo truyền thuyết về dòng dõi thần thánh của mình, ông không thể tự làm được điều đó. Trước đây, người dân Nhật ko bao giờ bàn cãi hoài nghi về hình mẫu và nguyên tắc tổ chức đời sống dân tộc của mình có điều gì chưa được hoàn hảo. (Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, vẫn có những nhóm nhỏ người Nhật thường xuyên làm điều đó).

Sau khi Hirohito lên ngôi năm 1926, đời sống chính trị ở Nhật bắt đầu nóng lên trước những vấn đề về chính sách đối nội và đối ngoại. Những người đứng đầu khối chính trị và khối quân sự nảy sinh tranh cãi xung quanh ý nghĩa của chính thể quốc gia hay còn gọi là quốc thể. Với việc lấy Hoàng gia là trung tâm, quốc thể nghĩa là nguyên tắc tốt nhất của nhà nước và xã hội Nhật. Khi sự bất mãn với xã hội trở nên sâu sắc, nhiều người tin rằng cuộc cải cách có thể thành công nếu sử dụng quyền lực của Thiên hoàng. Trong bối cảnh đó, một chủ nghĩa dân tộc mới và mạnh mẽ với tên gọi «Đế quốc cách» hay kodo đã ra đời và được truyền bá rộng rãi trên khắp nước Nhật. «Đếquốc cách» là một học thuyết chính trị có động cơ thúc đẩy rõ ràng, phát sinh từ tư tưởng coi Thiên hoàng như hiện thân cho quá khứ và hiện tại của nước Nhật, một kiểu hình mẫu đạo đức ưu tú mà mọi người cần noi theo. Thuật ngữ này được dùng để chỉ một loại hình đấu tranh tư tưởng nhưng mặt khác còn có nghĩa là một kế hoạch hành động. Học thuyết này được tạo ra nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của các học thuyết có nguồn gốc bên ngoài đối với Nhật như chế độ dân chủ phương Tây, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng sản. Nằm ngoài mọi ảnh hưởng để Nhật vẫn là chính mình, dân Nhật sẽ có thể duy trì lòng tự tôn dân tộc và có thể tiến hành một cuộc chiến tranh tư tưởng «thần thánh» chống lại các học thuyết chính trị phương Tây. Mặc dù từ kodo đã xuất hiện từ cuộc khủng hoảng giữa thế kỷ XIX, nó bắt đầu được sử dụng lại vào cuối những năm 1920 và việc thuật ngữ này được chính thức sử dụng trong đời sống ngoại giao của Nhật những năm đầu 1930 đã giúp Nhật sửa chữa được quá khứ, đồng thời lựa chọn chính xác hơn đường hướng phát triển tương lai.
«Đế quốc cách» được dùng như 1 phương pháp nhằm loại bỏ ảnh hưởng nô dịch hóa về tinh thần và kinh tế của phương Tây đối với dân Nhật. Nó tạo ra lối thoát về mặt ý nghĩ và tình cảm trên mọi lĩnh vực của cuộc sống chứ không chỉ trong lĩnh vực quân sự. Nó được áp dụng với mục đích làm cho người dân Nhật trở nên vô tình trước những nỗi đau mà họ gây ra cho những người khác do tính hiếu chiến vô đạo và tự cao tự đại của họ. Giống như cách mà Mỹ, đối tác của Nhật - gọi hoa mỹ là «Thuyết Bành trướng do Định Mệnh» - từng áp dụng trong một số thời kỳ khi phát động chủ nghĩa dân tộc ở Mỹ. Rất nhanh chóng, tinh thần hòa giải quốc tế đã không còn là sự thận trọng và lựa chọn đường hướng trong chính sách ngoại giao của Nhật nữa. Trong PP này người ta thấy xuất hiện cụm từ Thần đạo được dùng với mục đích thúc đẩy quá trình thanh lọc những ảnh hưởng về văn hóa chính trị của Anh - Mỹ đối với châu Á. Bao trùm trong «Đế quốc cách» còn là niềm tin về một thời đại Hoàng kim, điều này nhận được sự chia sẻ của tất cả tín đồ Phật giáo Nhật, nhưng vấp phải sự phản đối kịch liệt của các tín đồ theo đạo Nhật Liên Tông rằng Nhật Bản là một nước có nền quân chủ lập hiến độc đáo, có một sức mạnh phi thường để truyền dạy đạo đức và thống nhất thế giới. Theo nguyên lý thần thánh của «Đế quốc cách», «tám phương của thế giới» đều dưới quyền cai trị của Thiên hoàng, và «trái tim nhân ái của Thiên hoàng» trở thành nơi hội tụ, và được gắn kết với quyết tâm sử dụng sức mạnh để chống lại những ai bác bỏ lòng nhân từ như một người cha của Nhật hoàng. Trong bối cảnh mà một dân tộc tự cho mình là dân tộc cao quý lấy Nhật hoàng làm trung tâm, các viên chức thì cho rằng ko 1 giáo lý nào cao quý hơn giáo lý của nước họ, Hirohito và những trọng thần của ông đã tham gia trực tiếp và mang tính quyết định vào việc đưa ra chính sách với vai trò một lực lượng độc lập. Đóng vai trò tích cực phía sau hậu trường, Hirohito đã dùng ảnh hưởng của mình chỉ đạo ba vị thủ tướng đầu tiên trong thời kỳ ông trị vì ngai vàng, đẩy nhanh sự sụp đổ nội các của các đảng phái chính trị và ủng hộ việc chống lại quá trình làm vững mạnh cỗ máy hòa bình của Hội Quốc Liên. Khi lực lượng quân đội công khai xúi giục chống lại sự can thiệp của ông, ông và các trọng thần đã rút lui và nhắm mắt làm ngơ trước hành động xâm lược của quân đội.

Ngay khi mới lên ngôi, Hirohito đã tỏ ra là một vị Thiên hoàng năng động, nhưng ngược lại, ông cũng là người đề xướng một nền quân chủ thụ động với hình ảnh mang tính phòng vệ. Trong khi phần còn lại của thế giới cho rằng cá nhân ông không có bất kỳ vị trí đáng kể nào trong quá trình đưa ra quyết định và coi ông như một kẻ bù nhìn bất lực thiếu tài năng, trí tuệ mà một người nắm quyền lực cần phải có, trên thực tế, ông là

may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 220.000

Giá bán

150.000

Giá bìa 220.000

Giá bán

150.000