DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Những 'huyền thoại' trong cuộc đời nhà thơ Huy Cận

Huy Cận - "kiện tướng" của phong trào thơ mới, người sớm giác ngộ cách mạng, cây bút phê bình uyên bác - để lại nhiều thành tựu thi ca cho thế hệ sau.

Nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã hội tụ để nói về sự nghiệp nhà thơ Huy Cận vào sáng 30/5 tại Hội Nhà văn Việt Nam. Chương trình được thực hiện nhân 100 năm ngày sinh nhà thơ lão thành cách mạng Cù Huy Cận (31/5/1919 - 31/5/2019).

Nhung 'huyen thoai' trong cuoc doi nha tho Huy Can hinh anh 1
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, ông Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên BCH Trung ương Đảng), nhà thơ Hữu thỉnh (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam) cùng gia đình nhà thơ Huy Cận tại lễ kỷ niệm sáng 30/5. 

GS Hà Minh Đức kể, vào dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Huy Cận, ông tới gặp và chúc mừng nhà thơ lớn. Hôm ấy, GS Hà Minh Đức đã nói với Huy Cận về những sự kiện mang tính "huyền thoại" trong cuộc đời Huy Cận.

Đầu tiên là việc Huy Cận được Chính phủ cử cùng đoàn vào Huế trong lễ thoái vị và trao ấn kiếm của Bảo Đại. Thứ hai, ông là người được ân huệ lớn khi làm việc gần Bác Hồ. Thứ ba, Huy Cận được kết nạp và tôn vinh là viện sĩ của Viện thơ Thế giới.

Trước những nhận xét của GS Hà Minh Đức, nhà thơ Huy Cận cười đáp: “Tôi biết ơn Đảng, Bác Hồ, cha mẹ tôi đã cho tôi những niềm vui đó”.

Huy Cận là nhà thơ sớm giác ngộ cách mạng. Ông tham gia phong trào Việt Minh từ năm 1941. 26 tuổi, ông là Bộ trưởng Bộ canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó, ông giữ nhiều trọng trách như Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa I, II, VII.

“Ở Huy Cận không chỉ toát lên sự bao dung, lòng nhân hậu mà vượt lên trên tất cả là tâm từ bi thương yêu con người”, nhạc sĩ Cù Lệ Duyên - con gái nhà thơ Huy Cận - nói về cha.

Nhạc sĩ Cù Lệ Duyên kể từ nhỏ, bà thường thấy những người lạ không hề quen biết từ miền Trung ra Hà Nội chữa bệnh đến gặp. Họ xin Cù Huy Cận giúp đỡ, đơn giản vì họ biết ông là nhà thơ. “Với khả năng của mình, cha tôi không từ chối một ai”, con gái nhà thơ kể.

Với phong trào Thơ mới, Huy Cận là người cổ vũ nhiệt thành. GS Hà Minh Đức nhận xét ông là một kiện tướng của phong trào thơ mới. “Cặp bài trùng Xuân Diệu - Huy Cận thường được coi là cặp nghệ sĩ sáng giá nhất trong Thơ mới. Xuân Diệu tươi trẻ, rất mới trong sáng tạo, dồi dào thi tứ. Huy Cận là tiếng thơ trầm lắng về ý tưởng, bâng khuâng, xao động vui buồn trong thi tứ”, GS Hà Minh Đức nói.

Sang thời kỳ thơ ca sau 1945, Huy Cận từ cái “tôi” ảo não đã bước ra gần gũi cuộc đời, với những người lao động. Thơ ông không còn cái trầm mặc, u tịch, đơn côi mà chuyển sang niềm vui của kiến thiết, xây dựng.

Nhung 'huyen thoai' trong cuoc doi nha tho Huy Can hinh anh 2
Nhà thơ Huy Cận.

Nhà thơ Huy Cận đã bày tỏ những quan niệm và lý luận uyên bác về công việc sáng tạo thơ. Huy Cận là một nhà thơ chú trọng đến nghệ thuật và kỹ thuật làm thơ. Một trong những đặc điểm nổi bật của ngòi bút Huy Cận là sự sáng tạo một thế giới hình ảnh phong phú, một sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa nội dung và hình thức.

Về kỹ thuật làm thơ, ông quan niệm: “Xác và hồn, hồn và xác của một bài thơ quyện nhuyễn vào nhau làm một. Khi ta đụng vào xác, sửa đổi một tí trong xác làm ảnh hưởng đến hồn của bài thơ, ấy là một dấu hiệu của thành công. Còn như thay đổi vần điệu, câu chữ, thậm chí thay đổi cả thể loại mà cảm thấy hồn thơ, tứ thơ không bị ảnh hưởng gì, thì đó là một điều đáng lo. Nội dung quyết định hình thức, có nghĩa là phải tìm cho ra hình thức thích ứng để cho nội dung đầu thai thành máu thịt của tác phẩm, chứ không có nghĩa xem nhẹ sự sáng tạo hình thức”.

GS Phong Lê nhận xét nhà thơ Huy Cận là người có sự nghiệp sáng tác dồi dào và liên tục, ngay từ lúc xuất hiện cho tới cuối đời không lúc nào ngưng nghỉ. “Từ đỉnh cao Thơ mới, cũng là thơ Việt thời tiền chiến nói chung, đến với hàng đầu đội ngũ các thế hệ nhà thơ sau 1945, trong một chuyển động hoặc bước ngoặt từ thâm sâu một nỗi buồn thế kỷ đến với cái vui một cuộc đổi đời của toàn dân tộc, Huy Cận là một trong số ít chứng nhân tiêu biểu”, GS Phong Lê nhận định.


 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000