Phía Tây Có Đàn Hươu Cao Cổ |
|
Tác giả | Lynda Rutledge |
Bộ sách | |
Thể loại | Văn Hóa - Xã Hội |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 |
Lượt xem | 0 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 full Lynda Rutledge Gia Bảo Tiểu Thuyết Tự Nhiên Môi Trường Động Vật Sinh Học Văn học Mỹ Văn học phương Tây |
Nguồn | |
Cho tới khi một người biết yêu thương động vật thì một phần tâm hồn anh ta vẫn chưa được đánh thức.
— Anatole France, giải Nobel, 1921
Con thú đáng ngưỡng mộ và xinh đẹp nhất mà tôi từng thấy là hươu cao cổ… hoàng tử của tất thảy động vật.
— John Sanderson, nhà du hành, 1595
New York World-TelegramNGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 1938
CẶP HƯƠU CAO CỔ KỲ DIỆU CƯỠI BÃO VƯỢT BIỂN
NỮU ƯỚC - 22/9 (Số đặc biệt). Sau khi vượt cơn Siêu Bão đã tàn sát Bờ Đông hôm qua, tàu Robin Goodfellow tàn tạ trở về cảng Nữu Ước sáng nay cùng với hai con hươu cao cổ bị bỏ chờ chết..
…Là một trong số ít trường hợp sống sót sau bão ngoài khơi, chiếc tàu vận tải chạy hơi nước Robin Goodfellow đâm sầm vào cơn đại hồng thủy ngoài khơi Haiti tuần này. Các nhân chứng mô tả rằng có những đợt sóng còn dâng cao che kín cả bầu trời, cá bơi lội trên không và gió quật từng cơn vào các cột nước trong khi những thủy thủ trên boong tàu bất lực nhìn gió cuốn một đồng nghiệp lên không trung. Họ lồm cồm bò tới chỗ bám trụ mà các thủy thủ đoàn khác đã kéo họ vào, không còn cách nào khác là bỏ lại hai con hươu cao cổ Baringo đang ở trong chuồng gỗ tự đối mặt với sức công phá lớn nhất của cơn bão… Chỉ vài phút sau, cơn bão gần như lật úp mạn phải con tàu và cứ tiếp tục như thế suốt sáu tiếng đồng hồ sóng gió dữ dội, rồi đột nhiên trở lại vị trí ban đầu sau khi cơn bão đã qua. Trên boong dường như không còn gì cả, chỉ trừ mỗi con hươu cao cổ tả tơi còn đứng trong cái chuồng tan tành, cái chuồng dập nát của bạn đồng hành thì vỡ vụn nằm một bên dựa vào lan can và chỉ còn nhìn thấy cái đầu to lớn của con thú hoang không còn sự sống. Nhưng khi thủy thủ đoàn tập trung lại để đẩy cái xác xuống biển, con hươu cao cổ đã gục ngã kia cựa quậy và mở mắt…
Tôi chỉ có vài người bạn thực sự thôi và hai trong số đó là hươu cao cổ…
— Woodrow Wilson Nickel
Woodrow Wilson Nickel mất năm 2025, vào một ngày bình thường, theo một cách bình thường, ở cái tuổi không bình thường là 105.
Một thế kỉ và một đồng mạ kền.
Người phụ trách liên lạc cựu chiến binh trẻ tuổi của bộ phận chăm sóc dài hạn tại một bệnh viện được giao trách nhiệm trao gởi những vật sở hữu sinh thời tới những người thần thuộc còn sống - trong trường hợp của Woodrow Wilson Nickel là một cái rương cổ kiểu quân đội và không có bà con thân thích nào - vẫn còn nằm trong căn phòng trống của ông. Quyết tâm giữ đúng lịch trình, cô xem đồng hồ. Công việc khiến cô thấy mình giống Người Canh Gác Những Thứ Bị Bỏ Lại Phía Sau, đặc biệt là với những cụ sống cả trăm tuổi đã không còn tỉnh táo từ lâu trước khi trái tim họ ngừng đập. Họ là những người duy nhất còn sót lại cùng những cái rương. Một cái rương cũ mà không có nơi chốn mới để về là tệ nhất, đồ đạc trong đó đầy ắp ý nghĩa lớn lao cứ vậy mà ra đi cùng với người đã khuất, cô như có thể tận mắt nhìn thấy quá khứ tan biến vào thinh không. Vậy nên cô hít một hơi thật sâu và mở cái rương cũ kĩ ra, đoán chắc mình sẽ tìm thấy những bộ quằn phục mốc meo và vài tấm hình phai màu thường hay bắt gặp.
Nhưng thay vì vậy, cô lại thấy một con hươu cao cổ.
Cái rương cũ đầy ắp những tập ghi chép được kẻ hàng, mấy chục tập như thế, được xếp thành chồng và cột bằng dây thừng bện. Đứng trên một mẩu tin úa vàng là một con hươu cao cổ, loại quà lưu niệm cổ bằng sứ nhỏ xíu mua ở sở thú San Diego. Cô vô thức mỉm cười đầy nuối tiếc và cầm nó lên. Hồi còn nhỏ, cô đã từng thấy một đàn thú cao lớn, hiền lành ở sở thú trước khi chúng trở nên vô cùng hiếm hoi.
Nhẹ nhàng đặt con hươu cao cổ xuống, cô nhấc tập ghi chép đầu tiên để di chuyển sang một bên thì dòng chữ thô to nguệch ngoạc trên cùng đập vào mắt. Cô nhẹ nhàng ngồi xuống bên mép giường và bắt đầu đọc một cách cẩn thận hơn:
Chú chỉ có vài người bạn thực sự thôi và hai trong số đó là hươu cao cổ, một con đã không đá chết chú còn con kia thì cứu lấy cảnh đời mồ côi vô giá trị của chú và cả cuộc đời quý giá, xứng đáng của con nữa.
Chúng đã chầu trời từ lâu. Và chú cũng sớm chầu trời thôi, mà vậy thì cũng không mất mát gì nhiều lắm. Nhưng người đàn ông trên ti vỉ vừa nói rằng sớm thôi sẽ không còn con hươu cao cổ nào trên thế gỉới nữa, chúng sẽ biến mất cùng vổi hổ và voi và bồ câu bay rợp trời của Õng Già. Ngay cả khi đấm vào màn hình để hắn câm miệng lại, chú biết chuyện này vẫn có thể xảy ra.
Dù vậy, bằng cách nào đó, chú biết vẫn còn có con. Và vẫn còn có câu chuyện này của con cũng như là của chú. Nếu nó cũng tuyệt diệt, cùng với đống xương già nua của chú, thì phải nói là tiếc đứt ruột - niêm tiếc nuối của chú. Vì nếu chú có thể khẳng định mình từng nhìn thấy gương mặt của Chúa thì đó là lúc chú nhìn thấy hai gương mặt khổng lồ của cặp hươu cao cổ. Và nếu chú có nên để lại cái gì đó cho đời thì cái gì đó chính là cấu chuyện này, cho chúng và cho con.
Vậy nên, ngay tại đây và ngay lúc này, trước khi mọi thứ quá muộn màng, chú sẽ viết tất cả lên giấy với hi vọng rằng một người tốt bụng nào đố sẽ đọc những dòng này và giúp chúng tìm được đương đến với con.
Thế là cô nhân viên liên lạc tháo xấp giấy đầu tiên, quên hết cả thời gian biểu của mình, và bắt đầu đọc…
* * *
… Chú già còn hơn trái đất.
Và khi con già còn hơn trái dất, con có thể lạc lối trong thời gian, trong kí ức và thậm chí trong không gian.
Chú đã ở trong bốn bức tường của căn phòng nhỏ xíu với cái cảm giác là chú… đi rồi. Chú còn không biết chú đã ngồi như thế suốt bao lâu. Cả đêm chú suy nghĩ, từ lúc cựa quậy trong tâm trí mờ sương của mình tới lúc thấy xung quanh toàn mấy ông bà già khú đế khác đang chăm chú coi ti vi. Chú nhớ người đàn ông trên màn hình đang nói về mấy con hươu cao cổ cuối cùng trên trái đất và chú hùng hổ đẩy xe lăn tới đó để đấm hắn. Chú nhớ mình được đẩy trở lại đây rất nhanh chóng và một cô y tá băng bó các khớp tay máu me của chú.
Rồi chú nhớ một người hộ lý bắt chú nuốt một viên thuốc an thần mà chú không muốn uống.
Nhưng đó là lần cuối cùng chú làm như vậy. Bởi bây giờ, với bàn tay run rẩy đang cầm viết này, chú sẽ viết xuống đây một kí ức lạ thường.
Nhanh nhất có thể.
Chú có thể dành những thời khắc mà chú cảm nhận được từ xương tủy là minh mẫn cuối cùng trong cuộc đời mình để kể con nghe về trận Bão Cát. Hoặc Thế Chiến. Hoặc hoa mẫu đơn Pháp. Hoặc những người vợ của chú, nhiều vợ lắm. Hoặc những nấm mồ, nhiều nấm mồ lắm. Hoặc những lời tạm biệt, nhiều lời tạm biệt lắm. Những kí ức đó đến rồi cuối cùng cũng đi, nếu chúng thật sự có đến. Nhưng không phải kí ức này. Kí ức này vẫn luôn bên chú, luôn sống động, luôn trong tầm tay và luôn rực rỡ sắc màu từ lúc bắt đầu trong chết chóc và kết thúc bằng cả vị ngọt lẫn đắng cay, dù chú có già tới cỡ nào đi nữa. Và - Tóc Đỏ, Ông Già, Chàng Trai và Cô Gái Hoang Dã dễ thương - ôi, chú nhớ bọn họ biết bao.
Chú chỉ cần nhắm đôi mắt già cỗi trong phút chốc thôi.
Và câu chuyên bắt đầu.
Nhà xuất bản Văn học vừa cho ra đời cuốn sách Phía tây có đàn hươu cao cổ (West with Giraffes) của nữ nhà văn Mỹ Lynda Rutledge. Cuốn tiểu thuyết mà trong mục Điểm sách của tờ Washington Post đã viết: “Quấn một chiếc chăn, rót một tách trà và tận hưởng chuyến đi hoang dã này”.
Câu chuyện xoay quanh Woody Nickel, ông cụ đã 105 tuổi vốn đang chờ ngày về với Chúa, khi nghe tin loài hươu cao cổ sắp sửa tuyệt chủng bỗng nhiên “tỉnh dậy” và nhớ lại cuộc hành trình những năm 1930 của mình. Ở thời gian đó, Woody mới 17 tuổi và số phận ngẫu nhiên cho ông chở hai chú hươu cao cổ vừa thoát chết sau cơn bão biển từ New York đến San Diego mà không hề biết chuyến đi này sẽ làm thay đổi đời mình mãi mãi. Phía Tây có đàn hươu cao cổ là một câu chuyện của con người với thiên nhiên hoang dã, là câu chuyện của con người với con người, là câu chuyện của con người với lịch sử.
Phía Tây có đàn hươu cao cổ là một hành trình thật dài không chỉ qua lịch sử Mỹ những năm 1930, mà còn là chuyến hành hương tìm kiếm hạnh phúc, từ những nhỏ nhặt xung quanh cùng với tự do được làm những gì mình thích. Mang theo đặc trưng của những tiểu thuyết phiêu lưu, tác phẩm này có những cuộc gặp gỡ kỳ lạ, những tình huống kỳ lạ để tạo nên cuộc phiêu lưu không thể nào quên. Tác giả đã sắp xếp cho các nhân vật có phần bất hạnh tự tìm lại mình qua các chuyến đi cũng như những người bên cạnh. Đó là Woody Nickel - nhân vật chính, một cậu chàng 17 tuổi quen thói trộm cướp, bụi đời vì quá đói. Đó là Ông Già, nhân viên của sở thú có tính cách lạnh lẽo xù xì nhưng đầy tình người. Đó là Tóc Đỏ, người phụ nữ dám trốn chồng để tìm lại chính mình, sẵn sàng hy sinh tính mạng và cả ước mơ gửi ảnh cho tạp chí Life chỉ để bảo vệ cặp hươu cao cổ…
Vì sao những cá tính đó, những con người đó, những bối cảnh đó… lại có thể cùng xuất hiện bên nhau trong cuộc hành trình tưởng như không thể xảy ra? Lynda Rutledge lý giải là bởi tồn tại một sự hòa hợp, một niềm cảm thức từ trong bản ngã và những thứ gen nguyên thủy con người từng có, khi cùng chung sống và cùng sẻ chia với những loài thú này. Anatole France - người đoạt giải Nobel năm 1921 đã viết: “Cho tới khi một người biết yêu thương động vật thì một phần tâm hồn anh ta vẫn chưa được đánh thức”.
Phía Tây có đàn hươu cao cổ muốn truyền đi thông điệp: “Chúng ta cần phải lo lắng về những điều vô cùng vĩ đại ở thế kỷ mới này, sự tuyệt chủng của những động vật dấu yêu chính là một trong những điều khiến ta đau lòng nhất. Nhưng vẫn còn tin tốt lành, khắp thế giới, các tổ chức bảo tồn, các trung tâm nghiên cứu, khu bảo tồn thiên nhiên… ngày nay đang đấu tranh triệt để cho các loài bị đe dọa. Trong những thập kỷ kế tiếp, nếu ai đó tìm thấy cuốn tiểu thuyết này trên kệ hay trên chồng sách trong thư viện, xin Chúa hãy rủ lòng thương đừng để thế giới này không còn voi, cọp, gấu trúc, bướm và hươu cao cổ…”.
Tiểu thuyết mở đầu bằng một câu chuyện kỳ lạ về hai con hươu cao cổ sống sót sau cơn bão ngoài khơi Haiti vào năm 1938. Sau khi cơn bão tàn phá con tàu Robin Goodfellow, thủy thủ đoàn chỉ thấy một con hươu cao cổ còn sống, mặc dù chuồng của chúng đã bị phá hủy hoàn toàn. Câu chuyện sau đó chuyển sang cuộc đời của Woodrow Wilson Nickel, một người đàn ông đã sống qua một thế kỷ và giữ những ký ức quý giá về những người bạn đặc biệt – hai con hươu cao cổ. Một trong những con hươu đã cứu ông khỏi một cuộc sống mồ côi, trong khi con kia đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ký ức ông.
Khi còn sống, ông đã chứng kiến cảnh hai con hươu cao cổ gần như tuyệt chủng, điều này khiến ông càng đau lòng và quyết tâm ghi lại câu chuyện của mình, với hy vọng rằng một ai đó sẽ tiếp tục câu chuyện này sau khi ông qua đời. Tiểu thuyết là một hành trình về ký ức, sự mất mát và sự kết nối giữa con người và động vật, qua đó khắc họa sâu sắc những ảnh hưởng mà những sinh vật vĩ đại có thể để lại trong tâm hồn con người.
Phía Tây Có Đàn Hươu Cao Cổ là một câu chuyện đầy cảm xúc và sâu sắc, pha trộn giữa thực tế và ký ức, giữa những sự kiện lịch sử và những mối quan hệ gắn kết kỳ lạ giữa con người và động vật. Lynda Rutledge đã xây dựng một nhân vật chính – Woodrow Wilson Nickel – với tâm hồn nhạy cảm và những ký ức sâu sắc về cuộc sống, khiến độc giả không thể không xúc động trước những câu chuyện đời ông. Câu chuyện của ông không chỉ là hành trình của một cá nhân, mà còn là một sự suy ngẫm về sự sống và sự vĩnh cửu của những ký ức.
Tác phẩm thể hiện được sự quý giá của sự kết nối giữa con người và động vật, và sự mất mát mà chúng ta phải đối mặt khi chứng kiến sự tuyệt chủng của những sinh vật này. Việc sử dụng hình ảnh con hươu cao cổ làm biểu tượng cho những ký ức và sự sống sót là một lựa chọn rất tinh tế, làm nổi bật thông điệp về lòng nhân ái và sự trân trọng những gì chúng ta có trước khi chúng biến mất.
Với một lối viết chi tiết, cảm động và đầy tính nhân văn, Phía Tây Có Đàn Hươu Cao Cổ không chỉ là một câu chuyện về một người đàn ông già nua mà còn là một lời nhắc nhở về sự tôn trọng và yêu thương động vật, cũng như việc trân trọng mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống.