Với con người - sinh vật có trí tuệ và các cảm xúc phức tạp bậc nhất, sống chưa bao giờ là việc dễ dàng. Làm thế nào để sống không uổng phí hay chìm trong đau khổ là nỗi trăn trở của những con người có ý thức sâu sắc về cuộc đời. Bằng cách tiếp cận độc đáo, Proust có thể thay đổi cuộc đời của bạn như thế nào của Alain de Botton là một lời giải đáp cho câu hỏi đó từ cuộc đời và văn chương của Marcel Proust. Những vấn đề của cuộc sống con người được Proust khắc họa qua những câu chuyện và nhân vật của ông, đó là ý nghĩa của sự tồn tại, cách trải nghiệm đau khổ và biến chúng thành cơ hội học hỏi, cách trân nhận những điều bình thường trong cuộc sống, bản chất của các mối quan hệ xã hội và cách xử sự hợp lý, quy tắc vận hành của tình yêu, sức mạnh của nghệ thuật, cách đọc sách mà không trở nên lệ thuộc… Với sự thông thái, lối viết hài hước và cuốn hút riêng biệt, Alain de Botton khéo léo mang lại cho độc giả cách nhìn đời vừa thực tế vừa tích cực, để có thể sống trọn vẹn từng phút giây.
“de Botton, khi nhấn mạnh những khía cạnh có tính chữa lành và tư vấn của Proust, đã đọc lại Proust giúp chúng ta, chưng cất từ cái hồ thiêng mênh mông đó những điều tinh túy ngọt ngào và sáng suốt.” - John Updike, New Yorker.
***
Review Trần Cẩm Chi:
Trước tiên, thú thật là mình chưa đọc Proust, cụ thể là "Đi tìm thời gian đã mất" của Marcel Proust – vì đây là tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất trong quyển sách này. Kỳ vọng ban đầu của mình khi cầm quyển này lên là nhận thức được văn chương ảnh hưởng đến người đọc như thế nào, nhưng thực tế nội dung của "Proust có thể làm thay đổi cuộc đời của bạn như thế nào" lại chủ yếu bàn về tư tưởng và cuộc đời của Proust dưới góc nhìn của tác giả.
Quyển sách gồm 9 chương, mỗi chương tác giả đặt mình vào Proust để phân tích và nhận xét về các khía cạnh khác nhau: sự trì hoãn, việc đọc sách, vượt qua khó khăn, cách quan sát,... mà lướt sơ qua mục lục thì có cảm giác như đang cầm một quyển self help trên tay vậy!
Chương mà mình thích nhất là liên quan đến việc đọc sách, tác giả viết về cách văn chương chữa lành những vết thương trong tâm hồn. Mỗi lần đọc một quyển sách, chúng ta lại tự đặt mình vào nhân vật và trải qua một cuộc đời khác, như là có một cái "tôi" khác vậy. Nhưng cũng phải biết cách đặt sách xuống, ở đây không phải là sách không hay mà đặt xuống, mà là sách quá hay nên càng phải đặt xuống. Proust nêu ra những triệu chứng của một fan cuồng khi bị một tác phẩm ảnh hưởng quá nặng, khi đó nên biết một điều là một quyển sách chỉ giúp chúng ta trong việc nhìn nhận vấn đề, nghĩa là chúng ta cũng cần có suy nghĩ cá nhân chứ không được để sách tư duy "giùm" ta.
Một đoạn trích mình thích nhất trong sách:
Với ta, chỉ cần việc đọc là kẻ xui khiến, trong tay nắm những chiếc chìa khóa thần kỳ đã mở giúp ta cánh cửa dẫn đến những chốn sâu thẳm bên trong mà lẽ ra ta đã không biết cách đi vào, thì vai trò của nó trong đời ta là hữu ích. Trái lại, việc đọc sách trở nên nguy hại khi, thay vì nhắc nhở ta nhớ đến đời sống tinh thần của riêng ta, nó lại có xu hướng chiếm lấy chỗ ấy, thì đó là khi ta không còn coi chân lý là một lý tưởng ta chỉ có thể đạt tới nhờ một quá trình suy nghĩ của riêng ta và nỗ lực của trái tim ta nữa, mà là thứ gì đó vật chất, được đặt giữa những trang sách giống như thứ mật ong được người khác chuẩn bị, ta chỉ cần mất công với lấy từ trên kệ thư viện và nếm thử, đầy thụ động, trong sự ngơi nghỉ của tâm trí và cơ thể.
***
Review Trần Thông: