Từ nhiều năm nay, bạn đọc khắp nơi đã biết đến và ái mộ học giả An chi qua các bài viết của ông được đăng tải trên báo chí. những bài viết này phần nhiều thuộc lĩnh vực từ nguyên học, tập trung vào việc truy tìm và giải thích những thay đổi về ngữ âm và ngữ nghĩa của các từ, các địa danh tiếng việt. Đây quả thật là một công việc khó, đòi hỏi không chỉ vốn kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực ngôn ngữ mà còn cần đến vốn hiểu biết về lịch sử, văn hóa và nhiều khi cả sự từng trải của bản thân người nghiên cứu.
Cũng chính bởi sự khó khăn, phức tạp đó mà mỗi khi một kiến giải được học giả An chi đưa ra thường nhận được nhiều ý kiến phản hồi. có ý kiến đồng tình, có ý kiến còn nghi ngại và cả những ý kiến phản đối, thậm chí có cả những “va chạm”. có nhiều kiến giải được trao đổi qua lại nhiều lần trên báo chí và cả trên mạng facebook. hơn một lần học giả An chi đã chủ động tuyên bố phoọc-phe (bỏ cuộc) để chấm dứt những tranh luận mà ông cho là “vô ích” - tất nhiên là sau khi ông đã trả lời cặn kẽ bạn đọc và người phản đối kiến giải của ông, nhưng vì độc giả thấy chưa “đã”, tiếp tục phản hồi nên ông vẫn đăng đàn trả lời, tạo nên những bài viết “hậu phoọc-phe” thú vị. cũng có lần ông công khai thừa nhậnmột phần kiến giải của mình có chỗ còn lầm lẫn. Điều đó thể hiện một thái độ tranh luận thẳng thắn, cởi mở, khoa học, sẵn sàng đi đến cùng của sự việc.
Mỗi kiến giải của học giả An chi đều xuất phát từ sự nghiên cứu, đối sánh nghiêm cẩn; được trình bày khúc chiết, khoa học, “nói có sách, mách có chứng”, với một phong cách “rất An chi”– thẳng thắn, không khoan nhượng, giàu cảm xúc… Điều này thực sự hấp dẫn người đọc. những kiến giải của ông không chỉ góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc, sự biến đổi của nhiều từ ngữ trong văn chương, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày; mà còn đóng góp vào việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa nước nhà, ví như khi ông bàn về chữ “cồ” trong quốc hiệu “Đại cồ việt”, về bốn chữ “Bùi thị hý bút” trên di vật gốm chu Đậu… chính giá trị và sức hấp dẫn trong các bài viết của học giả An chi đã thôi thúc chúng tôi xuất bản bộ sách Rong chơi miền chữ nghĩa với ba tập dày dặn, tập hợp những bài viết của ông đăng trên các báo: Đương thời, Người đô thị, An ninh thế giới, Năng lượng mới. hy vọng rằng mỗi bài viết trong bộ sách này sẽ đưa quý độc giả vào một cuộc rong chơi thú vị và say mê, rong chơi để thêm hiểu, thêm yêu tiếng việt và cùng nhau gìn giữsự trong sáng của tiếng nước mình.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc xa gần!
***
Tác giả An Chi tên thật là Võ Thiện Hoa, còn có các bút hiệu khác là Huệ Thiên, Huyện Thê, Viễn Thọ. Mặc dù đã bước sang tuổi 82 nhưng ông vẫn còn khá minh mẫn. Theo nhà thơ Phan Hoàng, Phó chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM: “Bằng tình yêu nước mãnh liệt, thời trẻ ông An Chi tự mình vượt tuyến ra Bắc mang theo lá thư giới thiệu của một cán bộ cấp cao gửi giới thiệu cho một cán bộ cấp cao khác nhưng vì lòng tự trọng ông đã không đưa lá thư ấy mà chấp nhận những ngày tháng cơ cực tự khẳng định mình, như đi làm công nhân, dạy học rồi khi có thời gian lại mày mò nghiên cứu chữ nghĩa. Ở ông luôn hội tụ đầy đủ tính cách của người Nam bộ hào sảng và giản dị. Những vấn đề học thuật ông đưa ra đôi khi xảy ra tranh cãi gay gắt nhưng đều xuất phát từ sự nghiên cứu, đối sánh nghiêm cẩn; được trình bày khúc chiết, khoa học, “nói có sách, mách có chứng”, với một phong cách “rất An Chi” - thẳng thắn, không khoan nhượng, giàu cảm xúc…”.
Học giả An Chi kể thêm: “Tôi vốn sinh ra học giỏi… toán nên từng theo học bộ môn này ở trường Sư phạm. Sau này bạn bè khuyên tôi học mấy môn khoa học xã hội tốt nghiệp dễ xin việc làm nên tôi mới chuyển hướng qua… văn học. Nhờ có vốn ngoại ngữ: Anh, Pháp, Tây Ban Nha và chữ Hán nên tôi có thể đọc nhiều loại sách khác nhau. Năm 9 tuổi, loạn lạc xảy ra liên miên nên gia đình cho tôi về Chợ Lớn học ở mấy trường người Tàu dạy nên tôi có bạn bè là người Hoa nhiều. Mấy tiệm gần nhà mua sách báo cân ký về gói hàng nên tôi hay qua chơi lùng đọc, nhờ vậy mà trao dồi, biết thêm nhiều kiến thức. Phía trước nhà, ba má tôi cho chị bán tạp hóa người Quảng Đông hành nghề nên rảnh rỗi tôi lại thọ giáo chị về cách phát âm chuẩn nhất. Sau này mới có điều kiện và vốn liếng từ ngữ để viết lách tranh luận với các cây đa cây đề trong lĩnh vực này…”.
Nhận xét về 3 tập Rong chơi miền chữ nghĩa của học giả An Chi ra mắt lần này, bà Đinh Thanh Thủy, Giám đốc NXB Tổng hợp TP.HCM cho rằng: “Chính giá trị và sức hấp dẫn trong các bài viết của học giả An Chi đã thôi thúc chúng tôi xuất bản ba tập dày dặn, tập hợp những bài viết của ông đăng trên các báo: Đương thời, Người đô thị, An ninh thế giới, Năng lượng mới. Hy vọng rằng mỗi bài viết trong bộ sách này sẽ đưa độc giả vào một cuộc rong chơi thú vị và say mê, rong chơi để thêm hiểu, thêm yêu tiếng Việt và cùng nhau gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt…”.
Nguyện vọng lớn của học giả An Chi hiện nay là mong có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục... rong chơi với các con chữ. Ông đang phải chạy đua với tuổi tác để dần hoàn thiện tập sách Từ điển từ ngữ về các từ Việt gốc Hán như là một công trình đồ sộ vào những năm tháng cuối cuộc đời mà ông muốn để dành lại cho hậu thế.
Mời các bạn đón đọc
Rong Chơi Miền Chữ Nghĩa Tập 1 của tác giả
An Chi.