Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Rong Chơi Miền Chữ Nghĩa Tập 4 của tác giả An Chi.
Từ nhiều năm nay, bạn đọc khắp nơi đã biết đến và ái mộ học giả An chi qua các bài viết của ông được đăng tải trên báo chí. những bài viết này phần nhiều thuộc lĩnh vực từ nguyên học, tập trung vào việc truy tìm và giải thích những thay đổi về ngữ âm và ngữ nghĩa của các từ, các địa danh tiếng việt. Đây quả thật là một công việc khó, đòi hỏi không chỉ vốn kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực ngôn ngữ mà còn cần đến vốn hiểu biết về lịch sử, văn hóa và nhiều khi cả sự từng trải của bản thân người nghiên cứu.
Cũng chính bởi sự khó khăn, phức tạp đó mà mỗi khi một kiến giải được học giả An chi đưa ra thường nhận được nhiều ý kiến phản hồi. có ý kiến đồng tình, có ý kiến còn nghi ngại và cả những ý kiến phản đối, thậm chí có cả những “va chạm”. có nhiều kiến giải được trao đổi qua lại nhiều lần trên báo chí và cả trên mạng facebook. hơn một lần học giả An chi đã chủ động tuyên bố phoọc-phe (bỏ cuộc) để chấm dứt những tranh luận mà ông cho là “vô ích” - tất nhiên là sau khi ông đã trả lời cặn kẽ bạn đọc và người phản đối kiến giải của ông, nhưng vì độc giả thấy chưa “đã”, tiếp tục phản hồi nên ông vẫn đăng đàn trả lời, tạo nên những bài viết “hậu phoọc-phe” thú vị. cũng có lần ông công khai thừa nhậnmột phần kiến giải của mình có chỗ còn lầm lẫn. Điều đó thể hiện một thái độ tranh luận thẳng thắn, cởi mở, khoa học, sẵn sàng đi đến cùng của sự việc.
Mỗi kiến giải của học giả An chi đều xuất phát từ sự nghiên cứu, đối sánh nghiêm cẩn; được trình bày khúc chiết, khoa học, “nói có sách, mách có chứng”, với một phong cách “rất An chi”– thẳng thắn, không khoan nhượng, giàu cảm xúc… Điều này thực sự hấp dẫn người đọc. những kiến giải của ông không chỉ góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc, sự biến đổi của nhiều từ ngữ trong văn chương, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày; mà còn đóng góp vào việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa nước nhà, ví như khi ông bàn về chữ “cồ” trong quốc hiệu “Đại cồ việt”, về bốn chữ “Bùi thị hý bút” trên di vật gốm chu Đậu… chính giá trị và sức hấp dẫn trong các bài viết của học giả An chi đã thôi thúc chúng tôi xuất bản bộ sách Rong chơi miền chữ nghĩa với ba tập dày dặn, tập hợp những bài viết của ông đăng trên các báo: Đương thời, Người đô thị, An ninh thế giới, Năng lượng mới. hy vọng rằng mỗi bài viết trong bộ sách này sẽ đưa quý độc giả vào một cuộc rong chơi thú vị và say mê, rong chơi để thêm hiểu, thêm yêu tiếng việt và cùng nhau gìn giữsự trong sáng của tiếng nước mình.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc xa gần!
***
Tác giả An Chi tên thật là Võ Thiện Hoa, còn có các bút hiệu khác là Huệ Thiên, Huyện Thê, Viễn Thọ. Mặc dù đã bước sang tuổi 82 nhưng ông vẫn còn khá minh mẫn. Theo nhà thơ Phan Hoàng, Phó chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM: “Bằng tình yêu nước mãnh liệt, thời trẻ ông An Chi tự mình vượt tuyến ra Bắc mang theo lá thư giới thiệu của một cán bộ cấp cao gửi giới thiệu cho một cán bộ cấp cao khác nhưng vì lòng tự trọng ông đã không đưa lá thư ấy mà chấp nhận những ngày tháng cơ cực tự khẳng định mình, như đi làm công nhân, dạy học rồi khi có thời gian lại mày mò nghiên cứu chữ nghĩa. Ở ông luôn hội tụ đầy đủ tính cách của người Nam bộ hào sảng và giản dị. Những vấn đề học thuật ông đưa ra đôi khi xảy ra tranh cãi gay gắt nhưng đều xuất phát từ sự nghiên cứu, đối sánh nghiêm cẩn; được trình bày khúc chiết, khoa học, “nói có sách, mách có chứng”, với một phong cách “rất An Chi” - thẳng thắn, không khoan nhượng, giàu cảm xúc…”.
Học giả An Chi kể thêm: “Tôi vốn sinh ra học giỏi… toán nên từng theo học bộ môn này ở trường Sư phạm. Sau này bạn bè khuyên tôi học mấy môn khoa học xã hội tốt nghiệp dễ xin việc làm nên tôi mới chuyển hướng qua… văn học. Nhờ có vốn ngoại ngữ: Anh, Pháp, Tây Ban Nha và chữ Hán nên tôi có thể đọc nhiều loại sách khác nhau. Năm 9 tuổi, loạn lạc xảy ra liên miên nên gia đình cho tôi về Chợ Lớn học ở mấy trường người Tàu dạy nên tôi có bạn bè là người Hoa nhiều. Mấy tiệm gần nhà mua sách báo cân ký về gói hàng nên tôi hay qua chơi lùng đọc, nhờ vậy mà trao dồi, biết thêm nhiều kiến thức. Phía trước nhà, ba má tôi cho chị bán tạp hóa người Quảng Đông hành nghề nên rảnh rỗi tôi lại thọ giáo chị về cách phát âm chuẩn nhất. Sau này mới có điều kiện và vốn liếng từ ngữ để viết lách tranh luận với các cây đa cây đề trong lĩnh vực này…”.
Tiếp nối 3 tập "Rong chơi miền chữ nghĩa" đã được xuất bản trước đây, độc giả sẽ “rong chơi” qua đủ loại kiến thức kim cổ, đông tây khác nhau dưới ngòi bút, sự kiến giải khoa học của học giả An Chi. Tỉ như "Mang trong mang thai và có mang”, "Tháp hay Sáp? Sáp nhật hay sát nhập?", "Họ tên thật của Chú Hỏa", "Tẩy (=cục đá lạnh) và Pạc tẩy xỉu phé"… và nhiều vấn đề chúng ta hay nhầm lẫn và còn đang thắc mắc đều có mặt trong cuốn sách này.
Lần giở qua 4 tập sách này, bạn đọc sẽ dần được “ăn” đủ món với nhiều khẩu vị khác nhau theo phong cách kiến giải không lẫn vào đâu được của học giả An Chi.
Mời các bạn tải đọc sách Rong Chơi Miền Chữ Nghĩa Tập 4 của tác giả An Chi.
***
Tóm tắt sách:
Tập 4 của bộ sách "Rong Chơi Miền Chữ Nghĩa" của tác giả An Chi tiếp tục hành trình khám phá và giải thích các vấn đề về ngữ nghĩa và từ nguyên trong tiếng Việt. Sách gồm những bài viết của học giả An Chi đăng trên các báo nổi tiếng, mang lại những kiến giải sâu sắc về nguồn gốc, sự biến đổi ngữ âm và nghĩa của từ ngữ, địa danh Việt Nam. Tác giả không chỉ khảo sát các vấn đề ngôn ngữ mà còn lồng ghép những nghiên cứu liên quan đến lịch sử, văn hóa, qua đó làm sáng tỏ nhiều câu hỏi thú vị về tiếng Việt.
Học giả An Chi nổi bật với phong cách nghiên cứu nghiêm túc, đối sánh khúc chiết và trình bày rõ ràng, "nói có sách, mách có chứng". Ông thẳng thắn, khoa học và luôn sẵn sàng thừa nhận những sai sót trong quá trình nghiên cứu của mình, điều này tạo nên những cuộc tranh luận thú vị trong cộng đồng độc giả. Cuốn sách không chỉ giải quyết các câu hỏi về ngôn ngữ, mà còn đóng góp vào việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
Tập 4 tiếp tục cung cấp những kiến thức lý thú, từ cách hiểu về các cụm từ như "Mang trong mang thai", "Tháp hay Sáp?", đến những thắc mắc phổ biến như "Tẩy và Pạc tẩy xỉu phé", khiến người đọc thêm yêu thích và hiểu rõ hơn về ngôn ngữ Việt.
Đánh giá sách:
Tập sách này tiếp nối sự thành công của các tập trước trong bộ Rong Chơi Miền Chữ Nghĩa. Việc tác giả An Chi sử dụng ngòi bút khoa học, nhưng không kém phần sinh động, đã khiến cuốn sách trở thành một tài liệu không thể thiếu đối với những ai yêu thích nghiên cứu ngôn ngữ và lịch sử văn hóa Việt Nam. Phong cách viết của An Chi thẳng thắn, trực diện nhưng đầy cảm xúc, giúp người đọc cảm thấy sự cuốn hút và thú vị từ những chủ đề tưởng chừng khô khan.
Điểm mạnh của cuốn sách là sự phong phú trong cách tiếp cận các vấn đề ngôn ngữ từ nhiều góc độ khác nhau, từ lịch sử, văn hóa đến đời sống thường ngày. Những bài viết không chỉ giúp làm sáng tỏ ngữ nghĩa của nhiều từ ngữ trong tiếng Việt, mà còn khiến độc giả suy ngẫm về sự biến đổi của ngôn ngữ qua thời gian. Các kiến giải của An Chi không chỉ là bài học về ngôn ngữ mà còn là hành trình tìm hiểu văn hóa dân tộc.
Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu làm quen với nghiên cứu ngôn ngữ, cuốn sách có thể gây chút khó khăn trong việc tiếp cận do tính chuyên sâu và phong cách khoa học của tác giả. Tuy vậy, với những ai yêu thích sự khám phá và có đam mê với từ nguyên học, Rong Chơi Miền Chữ Nghĩa Tập 4 sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.
Tóm lại, đây là một cuốn sách đáng đọc cho những ai muốn hiểu rõ hơn về tiếng Việt và những câu chuyện thú vị ẩn sau từng từ ngữ, địa danh của đất nước.