Rong Chơi Miền Chữ Nghĩa Tập 5 |
|
Tác giả | An Chi |
Bộ sách | Rong Chơi Miền Chữ Nghĩa |
Thể loại | Biên khảo - Địa Lý |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook pdf |
Lượt xem | 0 |
Từ khóa | eBook pdf full An Chi Rong Chơi Miền Chữ Nghĩa Sách Scan Biên Khảo Ngôn Ngữ |
Nguồn | tve-4u.org |
Tóm tắt sách "Rong Chơi Miền Chữ Nghĩa Tập 5" của tác giả An Chi:
Rong Chơi Miền Chữ Nghĩa Tập 5 là cuốn sách tập hợp các bài viết của học giả An Chi, được đăng trên các báo như Thanh Niên, Giác Ngộ, và Văn Hóa Phật Giáo. Các bài viết này chủ yếu xoay quanh việc giải thích nguồn gốc, sự biến đổi ngữ âm và ngữ nghĩa của từ ngữ trong tiếng Việt, cũng như những vấn đề ngữ pháp, thành ngữ, điển cố trong văn hóa Đông Tây.
Tập sách này gồm 165 mục từ, trong đó nhiều bài viết đưa ra các kiến giải chi tiết về từ ngữ, thành ngữ thường gặp, và những vấn đề trong các từ điển tiếng Việt hiện nay. Học giả An Chi không chỉ tập trung vào việc giải nghĩa mà còn phê phán những sai sót trong các từ điển như Tự vị Annam Latinh và các từ điển tiếng Việt khác. Bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra những sai lầm phổ biến trong việc sử dụng từ ngữ trong báo chí và nghiên cứu học thuật.
Các bài viết trong sách thể hiện sự am hiểu sâu sắc về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, kết hợp với một phong cách viết thẳng thắn, khoa học nhưng cũng rất cảm xúc, mang đến những kiến thức bổ ích cho độc giả về ngôn ngữ và lịch sử văn hóa Việt.
Đánh giá sách:
Rong Chơi Miền Chữ Nghĩa Tập 5 là một công trình nghiên cứu giá trị, mang đến cho người đọc không chỉ những kiến thức về ngôn ngữ mà còn cả những góc nhìn sâu sắc về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Các bài viết của học giả An Chi được trình bày rõ ràng, mạch lạc, và dựa trên các nghiên cứu khoa học vững chắc. Ông không ngần ngại phê phán những sai sót trong học thuật và báo chí, đồng thời cung cấp những kiến thức bổ ích về cách sử dụng từ ngữ trong tiếng Việt.
Điều đặc biệt ở cuốn sách này là khả năng kết nối giữa ngôn ngữ học và các vấn đề lịch sử, văn hóa, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về sự phát triển của tiếng Việt qua các thời kỳ. Sách không chỉ dành cho những người yêu thích ngôn ngữ mà còn là nguồn tài liệu quý giá cho những ai nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Việt Nam.
Phong cách viết của học giả An Chi rất riêng biệt, thẳng thắn và không ngại đối diện với các tranh cãi. Điều này tạo nên sự hấp dẫn, khiến người đọc không chỉ học hỏi mà còn kích thích tư duy phản biện. Tập 5 của Rong Chơi Miền Chữ Nghĩa tiếp tục giữ vững chất lượng của các tập trước và là một đóng góp đáng quý cho kho tàng tri thức về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.
460 trang nội dung sách với 165 mục từ, trong đó 162 mục từ đã được đăng trên Báo Thanh Niên từ số chủ nhật 21.1.2018 (Chỉ khác nhau một chữ G cuối mà rắc rối) đến số ra ngày 26.6.2022 (“Bát gạo” là gì?). Còn lại 3 mục từ là 3 bài viết trên tạp chí Giác ngộ số ra ngày 15.10.2021 (Tên húy chính xác của Lễ Thành Hầu là Cánh), tạp chí Văn hóa Phật giáo số ra ngày 1.9.2020 (Người Việt có 3 thứ chữ viết), cuối cùng là bài độc lập trên Facebook (Ký ức ngắn ngủi của tôi về ông Khai Trí).
Không chỉ giúp bạn đọc hiểu đúng nguồn gốc của từ ngữ, thành ngữ trong tiếng Việt, các điển cố điển tích trong lịch sử văn hóa Đông Tây, học giả An Chi trong Rong chơi miền chữ nghĩa tập 5 nhẹ nhàng phê phán: “Dịch sai từ quyển từ điển nghiêm túc” ở quyển Tự vị Annam Latinh của Pierre Pigneaux de Béhaine (Bá Đa Lộc) do Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên dịch phần nghĩa bằng tiếng Latin sang tiếng Việt (NXB Trẻ, 1999) cùng các cuốn từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, từ điển từ láy do Hoàng Văn Hành chủ biên, từ điển Khmer - Việt của Hoàng Học…
Ông cũng nhẹ nhàng phê phán các hiện tượng viết sai trên báo chí hằng ngày như trong bài Mũ áo xênh xang trên Người đô thị ngày 15.4.2019, tác giả viết: “khăn phula từ tên hãng Furla”. An Chi viết: “Không biết lấy ở đâu ra chi tiết “khăn phula từ tên hãng Furla” chứ Furla là nhà chế tác đồ da cao cấp do Aldo Furlanetto tại Bologna sáng lập từ năm 1927 tại Ý” (tr.396). Hay một nhà nghiên cứu Hán Nôm trẻ nổi tiếng là PGS-TS Trần Trọng Dương khi công bố “Khảo cứu từ điển song ngữ Hán Việt Nhật dụng thường đàm của Phạm Đình Hổ” (NXB Văn học, 2016), ông nêu ra 5 ví dụ phiên sai, phiên thiếu, rồi kết luận: “Phiên âm còn kém, hiệu khảo chưa đạt!” (tr.8).
Đọc Rong chơi miền chữ nghĩa tập 5, chúng ta sẽ còn rất thích thú khi được học giả An Chi cắt nghĩa cho những từ thường dùng dễ lẫn như Điểm yếu và Yếu điểm (tr.92), Đao hay Dao to búa lớn? (tr.246), Vô tiền khoáng hậu là một cách nói sai (tr.330)…
Học giả An Chi tên thật là Võ Thiện Hoa, bút hiệu quen thuộc khác là Huệ Thiên. Ông sinh ngày 27.11.1935 tại Sài Gòn, quê tại Gia Định (nay là Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Vượt tuyến ra Bắc tháng 5.1955, tốt nghiệp trường Sư phạm Trung cấp Trung ương, ông đi dạy học cùng làm nhiều nghề khác. Từ năm 1975, ông trở về Nam, công tác ở ngành giáo dục. Về hưu non, đọc sách và nuôi chim kiểng chơi, năm 1990 ông bắt đầu cộng tác với tạp chí Kiến thức ngày nay rồi phụ trách chuyên mục Chuyện Đông chuyện Tây của tạp chí này từ năm 1992 - 2007. Những kiến giải của học giả An Chi đã được tập hợp trong các cuốn: Chuyện Đông chuyện Tây, Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm… Bộ tác phẩm Chuyện Đông chuyện Tây dày dặn hơn 2.500 trang đã đoạt giải ba Giải Sách quốc gia lần thứ ba.
Bộ sách Rong chơi miền chữ nghĩa 5 cuốn cũng khoảng 2.500 trang tập hợp những bài giải đáp của ông trên nhiều tờ báo, nội dung bàn nhiều về ngữ nghĩa, đều do NXB Tổng hợp TP.HCM phát hành.
“Qua bộ sách Rong chơi miền chữ nghĩa, độc giả sẽ được “rong ruổi” qua đủ kiến thức kim cổ, đông tây khác nhau dưới ngòi bút, sự kiến giải khoa học của học giả An Chi”.
Trần Đình Ba
FULL: PDF |