Thép Đã Tôi Thế Đấy |
|
Tác giả | Nhi-Ca-Lai A-Xtơ-Rốp-Xki |
Bộ sách | |
Thể loại | Sách Nói |
Tình trạng | Sách Nói |
Định dạng | Sách Nói |
Lượt xem | 3345 |
Từ khóa | AudioBook Sách Nói mp3 full Nikolai A. Ostrovsky Thép Mới Huy Vân Tiểu Thuyết Kinh Điển Chiến Tranh Thế Chiến 2 Sách Hay Văn học Nga Văn học phương Tây |
Nguồn | |
"Thép Đã Tôi Thế Đấy" (tiếng Nga: Как закалялась сталь, dịch sang tiếng Anh là "How the Steel Was Tempered") là một tiểu thuyết kinh điển của nhà văn Liên Xô Nikolai Alexeevich Ostrovsky. Tác phẩm này được dịch ra tiếng Việt bởi Thép Mới và Huy Vân.
Tiểu thuyết kể về cuộc đời của Pavel Korchagin, một thanh niên trẻ lớn lên trong những năm tháng khó khăn và biến động của Cách mạng Tháng Mười Nga và cuộc Nội chiến Nga. Từ một cậu bé nghèo khổ, Pavel trở thành một chiến sĩ Cộng sản kiên cường, hy sinh bản thân cho lý tưởng cách mạng. Tác phẩm miêu tả sự đấu tranh gian khổ của Pavel trước những khó khăn về thể chất và tinh thần, cũng như lòng quyết tâm không bao giờ khuất phục của anh.
Pavel bị thương nặng trong cuộc chiến và phải đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí có lúc tưởng như không thể tiếp tục sống sót. Tuy nhiên, với tinh thần thép và niềm tin vào lý tưởng cách mạng, anh đã vượt qua tất cả. Câu chuyện không chỉ kể về cuộc đời cá nhân của Pavel mà còn phản ánh cuộc đấu tranh của cả một thế hệ thanh niên Liên Xô trong giai đoạn lịch sử đầy biến động này.
"Thép Đã Tôi Thế Đấy" là một tác phẩm văn học mang tính biểu tượng cao của văn học Liên Xô và thế giới. Tác phẩm không chỉ là một câu chuyện cá nhân mà còn là một bức tranh tổng thể về cuộc đấu tranh của con người trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động.
"Thép Đã Tôi Thế Đấy" là một tác phẩm văn học kinh điển xứng đáng để đọc và nghiên cứu, đặc biệt đối với những ai quan tâm đến lịch sử và văn học của Liên Xô. Đây là một câu chuyện về lòng kiên nhẫn, sự hy sinh và tinh thần không khuất phục của con người trước những khó khăn và thử thách của cuộc sống.
***
Thép đã tôi thế đấy thật sự là một cuốn sách mang tính sử thi oai lệ, hào hùng của tác giả là nhà văn Liên Xô - Nikolai A.Ostrovsky, ông là một chiến sĩ cách mạng tháng Mười, đã mang chủ nghĩa lý tưởng quang vinh đến gần với người đọc và đã truyền cảm hứng và động lực cho rất nhiều người ở trong thời kỳ lúc bấy giờ. Thời điểm tác giả viết sách là lúc ông đang nằm trên giường bệnh, khi đó ông đang trong tình trạng mù, bại liệt cơ thể và sức khỏe thì đang yếu dần...
Nội dung của cuốn sách nói về nhân vật chính có tên là Pavel Korchagin, đây là một cậu thiếu niên đang tuổi mới lớn có tính cách vô cùng lì lợm và bướng bỉnh. Khi lớn lên vào giai đoạn cuộc cách mạng đang bùng nổ , Pavel đã là một cậu thanh niên trưởng thành và trở thành một chiến sĩ cách mạng cộng sản đầy bản lĩnh, kiên cường và không chịu khất phục trước bất kì hoàn cảnh nào.
Trong tác phẩm thép đã tôi thế đấy của mình, tác giả đã xây dựng hình ảnh nhân vật Pavel luôn cống hiến hết sức trẻ của mình chỉ để phục vụ cho những lý tưởng cách mạng để góp phần vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước Liên Xô giàu mạnh hơn. Tất nhiên, chàng chiến sĩ trẻ Pavel đã phải nếm trải rất nhiều những khó khăn, nhiệm vụ nguy hiểm, cam go và phải chịu đựng muôn vàn những đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần, nhưng chàng thanh niên trẻ này vẫn luôn tiến lên phía trước và không bao giờ chịu khuất phục trước mọi những khó khăn và nhiệm vụ đã và đang làm.
Cuốn tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy kinh điển này đã bộc lộ rõ tâm tư của chính tác giả Nikolai A.Ostrovsky muốn tôn vinh lên những phẩm chất đáng quý như lòng yêu quê hương đất nước, ưa chuộng hòa bình và lên án các cuộc chiến tranh, thông qua các nhân vật xuất hiện và trải dài trong cuốn truyện này. Chính họ luôn mong muốn có người đốt lò để tô luyện bản thân cứng cáp và trưởng thành hơn như một thanh thép, giống chính tên gọi của cuốn sách - thép đã tôi thế đấy.
Mặc dù rằng, để tạo nên những thanh thép đã được tôi nên như vậy, cũng đồng nghĩa với việc phải đánh đổi, hy sinh những sự mất mát của bản thân mình. Cũng như nhân vật Pavel, anh cũng đã phải chấp nhận từ bỏ tình yêu sâu đậm với cô bạn gái đáng yêu của mình, tên Tonya, dù cô được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp tư sản. Vì nhiều lý do khác nhau, Pavel cũng đành phải nói lời chia tay với Tonya để đi theo tiếng gọi của lý tưởng cách mạng:
“Anh trước hết là người của Đảng – sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”.
Trong suốt quá trình đấu tranh của mình, cũng có những lúc gặp sự thất bại và nhận lấy sự cay đắng và cũng có lúc trong những giây phút bế tắc và tuyệt vọng, Pavel đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều, anh đã từng có ý định muốn từ bỏ tất cả và chấp nhận sự thất bại, nhưng thật may mắn, đến cuối cùng thì anh vẫn vượt lên được mọi rào cản, từ số phận, tình yêu, cuộc sống cho đến bệnh tật của bản thân mình, để thay đổi và làm mới chính mình, mở ra một trang sách mới của cuộc đời mình đó là làm nhà sáng tác văn học.
Trong cuốn sách Thép đã tôi thế đấy này, có một câu nói rất nổi tiếng đã trở thành phương châm sống của rất nhiều thế hệ:
"Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người... ".
Chính câu nói này đã truyền động lực cho rất nhiều thế hệ thanh niên ở khắp mọi nơi, trong đó có cả thế hệ trẻ của người Việt Nam ta. Cuốn tác phẩm Thép đã tôi thế đấy đã đem lại những bài học, giá trị đạo đức rất quý giá mà cho đến bây giờ, chúng vẫn không hề bị lỗi thời và luôn trường tồn cùng với thời gian để mỗi thế hệ độc giả đều nhớ và nhắc đến đây chính là một trong những tác phẩm văn học rất kinh điển của thế giới mà ai cũng nên đọc qua dù chỉ một lần.
Trong cuốn sách Thép đã tôi thế đấy này, nhân vật Pavel chính là hình mẫu mà tác giả muốn hướng đến trong giai đoạn “đất nước lớn lên, những con người cũng lớn lên”. Cùng với tính cách kiên định, sau khi đã được tô luyện, đun nóng, giúp cho chất thép của Pavel trở nên cứng cáp để tiếp tục sống và chinh chiến đối mặt với những cuộc chiến đang xảy ra bên ngoài thực tiễn và bên sâu trong tâm hồn của mình.
Cuốn sách Thép đã tôi thế đấy đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng của tác giả với mong muốn đặt trọn niềm tin, sự hy vọng vào cuộc cách mạng, sẵn sàng cống hiến và cháy hết mình cho công cuộc bảo vệ quê hương, tổ quốc và đồng bào của mình. Đây có lẽ cũng là lý tưởng vĩ đại được nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam tiếp thu và đón nhận, đó chính là động lực mạnh mẽ để giúp nước Việt Nam ta sẵn sàng chiến đấu và anh dũng hết mình vì hai chữ thiêng liêng là tổ quốc, đất nước của chủ nghĩa xã hội trong suốt thời kỳ cuộc Cách mạng tháng Mười đã thành công vang dội.
Hơn nữa, cuốn sách Thép đã tôi thế đấy này chính là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, là niềm tin và hy vọng cho nhiều tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, đàn áp, để giúp họ dám mạnh mẽ và kiên cường đứng dậy, chống lại tầng lớp thống trị tàn ác, để đổi lấy sự bình yên, hạnh phúc và tự chủ cho chính bản thân của họ.