DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Thiền Sư Việt Nam

Tác giả Thích Thanh Từ
Bộ sách
Thể loại Tôn giáo - Thiền
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook pdf mp3
Lượt xem 828
Từ khóa eBook pdf Audiobook Sách Nói mp3 full Thích Thanh Từ Đức Uy Huy Hồ Kim Phụng Tôn Giáo Phật Giáo Tâm Linh Thiền
Nguồn Đức Uy | Huy Hồ | Kim Phụng
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Thiền Sư Việt Nam của tác giả Thích Thanh Từ.

Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ.

Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Nam thật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bá kém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phật giáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặc ghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ Thực Lục, Tam Tổ Hành Trạng, Nam Tông Tự Pháp Đồ v.v... cho đến Đại Tạng Kinh cũng được Trần Anh Tông sắc cho Thiền sư Pháp Loa chủ trương khắc in. Thế là ở Việt Nam đâu có thiếu kinh sách Phật giáo.

Nhưng, trong số sách này, có quyển còn, có quyển mất. Bởi vì cuối đời Trần sang nhà Hồ (1400-1407), nước ta bị giặc Minh sang đánh, rồi lại lệ thuộc Minh (1414-1427). Sử chép: “Năm 1419 quan nhà Minh tịch thu hết sách vở trong nước, các kinh điển nhà Phật đem về Kim Lăng và đốt phá chùa chiền rất nhiều.” Đây là một lý do rõ rệt, khiến sách vở chúng ta nghèo nàn. Đâu những thế, mà còn đến thời Pháp thuộc ngót tám mươi năm, sách vở của ta cũng bị mang về Pháp nhiều. Rồi đến năm 1945 lại bị Nhật sang, sách vở của chúng ta lại mất một phần nữa. Thế là đã nghèo lại nghèo thêm.

Hiện giờ chúng ta tìm được chút ít tài liệu về sách sử Phật giáo của người Việt viết, phần lớn từ ở thư viện bên Pháp và thư viện bên Nhật, hoặc những bản chép tay còn sót ở trong dân chúng. Do đó muốn soạn một bộ sử Thiền sư Việt Nam thật là khó khăn vô kể.

Tuy nhiên như thế, song kể từ năm 1931 các Sư cụ Nam, Trung, Bắc đề xướng phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đến nay (1972), ngót bốn mươi năm mà chưa có một quyển sử nào nói về Thiền sư Việt Nam. Chúng ta chỉ thấy có một cuốn sử duy nhất Việt Nam Phật Giáo Sử Lược dày không tới 250 trang, của Thượng tọa Mật Thể, in năm 1943. Trong ấy nói lược qua các thời đại Phật giáo và mỗi thời dẫn một vị Thiền sư thôi.

Lại nữa, sách vở Việt Nam thuở xưa viết bằng Hán tự, ngày nay chúng ta chuyên học quốc ngữ, nên đối với sách vở của ông cha chúng ta còn lưu lại rất là xa lạ. Nếu những vị còn một ít vốn liếng chữ Hán không nỗ lực phiên dịch thì thật là thiệt thòi cho kẻ hậu học lắm vậy. Chúng tôi tài mọn sức yếu, mà tự gán lấy một trọng trách sưu tập biên soạn thành quyển sách này, là một việc làm vượt hơn khả năng của mình. Nhưng vì bổn phận không cho phép chúng tôi dừng.

Trong khi biên soạn, chúng tôi thấy nhiều chỗ không hài lòng, vì sử liệu quá hiếm hoi, như đời Lý, phái Thảo Đường thấy ghi truyền đến mấy đời mà không có vị nào có lịch sử. Đến đời Trần, đệ tử Điều Ngự Giác Hoàng rất đông, trong ấy có sáu vị Pháp sư nổi tiếng, mà chúng ta chỉ thấy vỏn vẹn có một vị ghi trong sử. Đến như phái Trúc Lâm Yên Tử truyền mãi đến Thiền sư Hương Hải, là từ thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ thứ XVIII, mà chúng ta chỉ tìm được tài liệu vài ba vị Thiền sư, thật là quá thiếu sót. Nếu đã là thất truyền thì làm sao có Thiền sư Hương Hải thừa kế phái Trúc Lâm? Bằng sự truyền thừa liên tục thì sử các Thiền sư ấy ở đâu? Chỉ có thể nói sách sử thất lạc.

Trong quyển sử này, chúng tôi chỉ biên soạn đến tiền bán thế kỷ thứ XVIII, từ đó về sau vì không đủ tài liệu nên không dám soạn. Dành phần này cho người sau, khi có đủ tài liệu biên tiếp. Chúng tôi còn gặp khó khăn về niên lịch, vì các quyển sách xưa ghi chép khác nhau. Chúng tôi cố gắng tra khảo, thấy niên lịch nào hợp lý liền dùng. Nếu có sơ sót hoặc sai chạy, xin quí vị cao minh phủ chính cho. Những vị Thiền sư từ đời Trần trở về trước, chúng tôi sắp theo thứ tự thời gian, chớ không theo hệ phái.

Về phần sử có những vị vua được chánh thức thừa kế Thiền tông, nhưng vì nặng việc quốc chánh nên chúng tôi chẳng ghi. Như vua Lý Thánh Tông là đệ tử Thiền sư Thảo Đường, vua Trần Thái Tông là người thấu hiểu Thiền tông, có tác phẩm Khóa Hư Lục và Thiền Tông Chỉ Nam.

Còn một số vị Sư có tiếng mà không biết nằm trong hệ phái nào, hoặc không có tư cách một Thiền sư, chúng tôi đều không ghi vào đây.

Biên xong quyển sử này, chúng tôi rất tri ân Thượng tọa Mật Thể, ông Ngô Tất Tố v.v... nhờ các quyển sách của quí vị ấy khiến chúng tôi được dễ dàng nhiều.

Chúng tôi mong một chút công phu nhỏ bé của chúng tôi, giúp phần nào cho người Phật tử Việt Nam thấy gương tu hành của các bậc tiền bối mà noi theo, và tự thấy rõ mình đang tu theo hệ phái nào của Phật giáo.

Kính ghi:

THÍCH THANH TỪ

TU VIỆN CHÂN KHÔNG

Ngày 17 tháng 9 năm 1972

***

Tóm tắt sách "Thiền Sư Việt Nam" của tác giả Thích Thanh Từ

Cuốn sách "Thiền Sư Việt Nam" của Thích Thanh Từ là một công trình nghiên cứu lịch sử và danh mục các thiền sư nổi bật trong truyền thống Thiền tông ở Việt Nam. Được viết với sự chăm sóc và tận tâm, cuốn sách cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự phát triển của Thiền tông tại Việt Nam từ thời kỳ đầu đến thế kỷ XVIII.

Nội dung chính:

  1. Lịch Sử Thiền Tông: Cuốn sách bắt đầu bằng việc giới thiệu sự truyền bá của Thiền tông từ Ấn Độ sang Trung Hoa và sau đó đến Việt Nam vào thế kỷ VII, thông qua Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Tác giả nhấn mạnh rằng Thiền tông đã có mặt ở Việt Nam trước Nhật Bản tới năm thế kỷ.

  2. Thiền Tông Việt Nam: Thích Thanh Từ phân tích sự phát triển của Thiền tông ở Việt Nam, từ những ngày đầu cho đến thế kỷ XVIII. Ông đề cập đến sự phong phú của các tài liệu Phật giáo và Thiền tông trong lịch sử Việt Nam, mặc dù nhiều tài liệu đã bị mất mát do các cuộc chiến tranh và thời kỳ đô hộ.

  3. Tài Liệu và Nghiên Cứu: Tác giả chỉ ra rằng mặc dù có nhiều tài liệu quan trọng về Thiền tông Việt Nam, việc biên soạn một bộ sử chi tiết rất khó khăn do tài liệu còn lại rất ít và rải rác. Thích Thanh Từ đã cố gắng sưu tập và biên soạn những thông tin có sẵn để làm rõ lịch sử các thiền sư và phái Thiền nổi bật.

  4. Danh Mục Thiền Sư: Cuốn sách cung cấp một danh mục các thiền sư nổi bật, được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Tuy nhiên, do thiếu tài liệu, một số vị thiền sư quan trọng không được ghi chép đầy đủ, và một số thông tin về các thiền sư nổi bật có thể còn thiếu sót.

  5. Khó Khăn và Hạn Chế: Thích Thanh Từ thừa nhận khó khăn trong việc sưu tầm tài liệu và biên soạn sách, đặc biệt là trong việc xác định niên đại chính xác và thông tin đầy đủ về các thiền sư. Tác giả bày tỏ sự tri ân đối với các tác giả và học giả trước đó đã giúp đỡ trong việc cung cấp tài liệu.

Đánh giá sách:

  • Ưu điểm:

    • Tài Liệu Lịch Sử Quý Giá: Cuốn sách cung cấp một cái nhìn chi tiết về sự phát triển của Thiền tông ở Việt Nam và danh mục các thiền sư quan trọng, điều này rất hữu ích cho nghiên cứu lịch sử Phật giáo.
    • Tác Phẩm Nghiên Cứu Kỹ Lưỡng: Thích Thanh Từ đã dành nhiều công sức để sưu tầm và biên soạn thông tin từ các nguồn tài liệu còn lại, làm cho cuốn sách trở thành một nguồn tài liệu quý giá về Thiền tông Việt Nam.
  • Nhược điểm:

    • Thiếu Tài Liệu Đầy Đủ: Do khó khăn trong việc thu thập tài liệu, cuốn sách có thể thiếu thông tin chi tiết về một số thiền sư và hệ phái. Một số phần có thể chưa được cập nhật đầy đủ hoặc chính xác.
    • Phong Cách Viết: Một số độc giả có thể cảm thấy cuốn sách khá nặng nề về mặt học thuật và không dễ tiếp cận đối với người mới bắt đầu tìm hiểu về Thiền tông.

Tóm lại: "Thiền Sư Việt Nam" của Thích Thanh Từ là một công trình nghiên cứu quan trọng và có giá trị cho những ai quan tâm đến lịch sử Thiền tông ở Việt Nam. Mặc dù còn một số hạn chế về tài liệu và thông tin, cuốn sách vẫn là nguồn tài liệu quý giá giúp hiểu rõ hơn về các thiền sư và sự phát triển của Thiền tông trong lịch sử Việt Nam.

Mời các bạn mượn đọc sách Thiền Sư Việt Nam của tác giả Thích Thanh Từ.


Giá bìa 106.000 

Giá bán

85.000 

Tiết kiệm
21.000  (20%)
Giá bìa 106.000 

Giá bán

85.000 

Tiết kiệm
21.000  (20%)