DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Thời Bi Tráng - Nguyễn Văn Thịnh

Tác giả Nguyễn Văn Thịnh
Bộ sách
Thể loại Chiến tranh
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 7637
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Nguyễn Văn Thịnh Tiểu thuyết Chiến tranh Văn học Việt nam Văn học phương Đông
Nguồn tve-4u.org
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Nửa sau thế kỷ XX là thời kỳ biến động lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Vì độc lập, tự do và thống nhất tổ quốc, người Việt Nam liên tục phải đương đầu với những thế lực bành trướng lớn nhất trong lịch sử loài người. Thành thị là nơi hợp lưu người tứ xứ. Nhưng mỗi nơi hình thành những đặc trưng cư dân khác nhau. Người Hà Nội là đặc trưng của nền văn hóa sông Hồng, tiêu biểu là nền văn hóa Thăng Long. Qua những biến thiên thời cuộc, người Hà Nội trải khắp theo chiều dài đất nước và tỏa đi tứ xứ, tiếp thu nhanh văn minh thời đại. Kết hợp truyền thống văn hóa Đại Việt họ luôn hướng về cội nguồn dân tộc, góp phần xứng đáng vào việc bảo vệ tổ quốc để dân tộc trường tồn. Thời Bi Tráng là tiểu thuyết về thời kỳ lịch sử ấy.

Truyện là chuỗi hồi ức sống động mang nét sử thi với nhiều nhân vật vương bóng nhũng con người thật, nổi chìm theo sự đổi thay trong bối cảnh thời gian và không gian đất nước rộng dài. Dưới thể tiểu thuyết chính luận xã hội, những sự kiện và diễn biến thời cuộc được sưu tầm cẩn trọng, phong phú, công phu gần với tiến trình lịch sử.

Tác giả sinh ra và lớn lên ở đất Hà Thành và trôi nổi theo dòng thác biến động xã hội lớn lao suốt mấy mươi năm từ Bắc vào Nam, lòng còn mang đậm ký ức tuổi thơ về cố đô Thăng Long. Những kỷ niệm của tuổi ấu thơ ngọt ngào và tuổi thanh xuân buồn vui trong khói lửa chiến tranh cùng cuộc sống xô bồ trong buổi giao thời. Những sự kiện ngày một mờ đi. Những con người ngày càng vắng bóng. Nhưng những dấu tích còn vương lại nơi trang sách, họa là chút gợi nhớ với lớp chứng nhân và gợi cảm với lớp người sau về một quá khứ bi hùng...
***

HHà Nội, mùa thu Mậu Tuất 1958.

Vào một buổi trưa, cuối đê La Thành đầu ô Đống Mác, trên con đường trải đá xanh lởm chởm, một người tàn tật mặc quân phục, đội chiếc mũ gắn ngôi sao vàng quân hiệu điều khiển chiếc xe lăn quanh quẩn nhiều lần, đưa mắt dò tìm khắp hai dãy phố. Trời bỗng sầm tối lại. Cơn dông ập tới. Con lốc xoáy chạy dọc trên đê cuốn theo khối bụi mịt mù lẫn rác và lá bay lả tả. Những giọt mưa nặng hạt đập lộp bộp rải rác lưa thưa trên những mái nhà, tán lá. Người ta nháo nhác chạy tìm chỗ trú. Anh thương binh dừng xe, cúi gằm xuống, một tay ghì cần lái, một tay giữ chặt mũ cho gió khỏi giật đi. Những hạt mưa mau hơn rải đều lan ra phát lên tiếng rào rào hỗn tạp. Đám mây như con trâu đen trũi ầm ầm chạy qua, đuổi theo sau lại là khoảng trời quang đãng mênh mông rực nắng. Anh thương binh ngẩn ngơ nhìn trước nhìn sau lại thủng thỉnh cho xe đi dò dẫm. Cơn mưa bóng mây ào ào chợt đến, chợt đi. Lại vang lên những tiếng người gọi nhau í ới, những tiếng còi và chuông xe đủ loại pin… pin! kính… coong! ếp ... ếp! và những tiếng thét vội vã cáu kỉnh tục tằn của cuộc sống phố phường thường nhật. Bầu trời lại hiện ra cao ngất ngằn ngặt trong xanh với những áng mây trắng muốt mỏng tang nhởn nhơ đuổi nhau bay về phía chân trời. Anh thương binh dừng xe trước Nhà máy nước, ngại ngùng nhìn con dốc đối diện bên một ngôi nhà tầng cất dở dang nhưng vẫn trưng tấm biển Nhà hộ sinh to tướng. Mấy người đàn ông đứng lơ ngơ quanh đó chạy tới vồn vã hỏi:

- Đồng chí bộ đội tìm ai hay muốn vào trong làng?

- Vâng! Tôi vào làng trong.

Họ xúm nhau lại khiêng cả anh thương binh cùng chiếc xe xuống dốc và ríu rít thân mật hỏi :

- Đồng chí bị thương à?

- Đồng chí vào nhà ai? Có việc gì không?

- Xin cảm ơn các bác! Tôi về nhà tôi.

Giọng anh run run và đôi tay anh lập cập điều khiển chiếc xe bon bon như chạy.

Con đường làng quen thuộc đây! Những viên gạch dày cộp mòn trũng mấp mô. Dưới gánh nặng của thời gian, rìa đường từng mảng nứt trĩu xuống như muốn rời ra. Con sông Tô Lịch làm ranh giữa làng trong với làng ngoài đôi bờ hẹp lại, nông toèn, đen đặc, tỏa ra một không khí nặng nề. Anh thương binh nhẹ tay đẩy, thủng thẳng nhận ra từng địa danh dấu tích: Đây là hồ Trung! Bên đây là hồ Cổ Ngựa! Mấy đứa trẻ con tò mò nhìn anh xa lạ. Mấy người lớn ngờ ngợ nhưng chiếc xe đã lăn qua khiến họ chưa kịp nhận ra người cũ. Đình làng Hương Thể mình đây! Đình chùa đều bị chiến tranh tàn phá, hơn chục năm rồi vẫn là mái ngói mái tranh tạm bợ trên cốt tường cũ loang lổ gió sương. Cái giếng trước cổng chùa ngày nào nước trong xanh là thế, cả làng ra đây gánh nước về ăn, giờ chỉ còn là cái ao toen hoẻn đặc bèo tổ ong xám ngoét. Cổng đình xưa cao to ngất ngưởng uy nghi giờ là một khoảng trống thông thống với đường làng. Cây đa phủ bóng rợp sân đình, rễ của nó làm bật tung lên những viên gạch lát mòn. Anh dừng xe áp sát vào khúc tường tào xá sứt mẻ rêu phong, hướng ra hồ Đình, ngày xưa có kệ gạch xây rộng lắm. Chiều chiều lớp nhỏ và các anh lớn ra đây vẫy vùng thỏa thích, bây giờ lềnh bềnh những mảng bèo tây. Cái giếng thơi to tướng giữa sân đình đã bị san phẳng đi rồi, mấy đứa trẻ quần nhau một quả bóng bưởi, nhễ nhãi mồ hôi… Anh ngửa mặt nhìn lên tán đa cổ kính già nua, không để ý có người dừng lại dõi nhìn theo. Tiếng ai hỏi làm anh giật mình quay lại:

- Ai như là Nghĩa… phải không?

Anh bỏ mũ ra. Người ta chạy lại, xúm quanh, nhận ra người làng mình, tíu tít:

- Thằng Nghĩa!

- Anh Nghĩa!

- Cậu Nghĩa!

- Cháu nội cụ Hai Mùi!

- Con ông Hai Nhàn… Ông ấy chết sớm lắm!

- Cháu gọi ông Ba Thanh bằng chú đấy!

- Sao đến bây giờ mới về?

- Tưởng chết ở mãi đâu rồi chứ!

Thấy anh tần ngần, một người giải thích:

- Những ngày đầu kháng chiến, lính Pháp nã vãi đạn pháo vào làng, người chết rải rác khắp nơi. Sau nó tràn vào, bắt người sống quăng xác người chết xuống giếng đình nên dân làng phải lấp đi!

Nghĩa dần nhận ra từng người nhưng anh không thể trả lời những câu hỏi dồn dập được. Mấy đứa trẻ sấn tới xăm xăm đẩy xe đi:

- Chú bộ đội… thương binh về nhà ai?

Người ta theo nhau dặn với:

- Đất nhà cụ Hai Mùi ở dọc hồ Dài!

- Ông Ba Thanh giờ ở… trên phố!

- Bà Gái… à bà Bình ấy là cháu nội còn ở đấy!

Chiếc xe chạy băng băng dưới sức đẩy của đám trẻ háo hức nhiệt tình và tranh nhau hỏi:

- Chú bộ đội bị thương ở đâu thế?

- Chú có đánh trận Điện Biên không?

- Chú còn đi được nữa không?

- Chú không có vợ con à?

- Chú Úy hay là Tá?

- Là lính… trơn! – Anh trả lời bâng quơ.

Một đứa ra vẻ người lớn, giải thích:

- Chú giấu sao được bọn cháu. Đi bộ đội lâu thế, bị thương nặng thế, “bốn túi chân trì” lại được cấp xe riêng… bét cũng phải là Đại úy!

...
Mời các bạn đón đọc Thời Bi Tráng của tác giả Nguyễn Văn Thịnh.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000