DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai

Tác giả Colleen McCullough
Bộ sách
Thể loại Sách Nói
Tình trạng Sách Nói
Định dạng Sách Nói
Lượt xem 4670
Từ khóa Audiobook Sách Nói mp3 full Colleen McCullough Ngô Hồng Best Seller Tiểu Thuyết Văn học Australia Văn học phương Tây
Nguồn Ngô Hồng

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

[Review sách hay] Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai – Bản tình ca táo bạo về một nỗi đau tuyệt vời

Mượn truyền thuyết về chú chim chỉ hót một lần trong đời, Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai kể về một câu chuyện tình yêu vừa đẹp đẽ vừa lắm bi thương.

Ra mắt cách đây hơn 40 năm nhưng tác phẩm Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai vẫn khiến khán giả hiện đại say mê về những giá trị sâu sắc. Không phải ngẫu nhiên mà quyển tiểu thuyết này sánh ngang với văn học kinh điển Cuốn Theo Chiều Gió ngay khi vừa xuất bản.

Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai (tựa gốc: The Thorn Birds) là quyển tiểu thuyết đầu tay của nữ y tá Colleen McCullough. Bắt đầu với truyền thuyết về một chú chim hót hay nhất thế gian và chỉ hót duy nhất một lần trong đời, Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai xoay quanh lịch sử của gia đình Cleary mà trung tâm của nó là câu chuyện tình yêu giữa Meggie Cleary và cha đạo Ralph de Bricassart – một mối tình vừa trong sáng vừa táo bạo mà chỉ có thể gói gọn trong bốn chữ “nỗi đau tuyệt vời”.

Song song đó là những diễn biến của gia đình Cleary với ba người phụ nữ đại diện cho ba thế hệ khác nhau và cách họ ứng xử trước những xung đột về tâm lý, đạo đức. Với diễn biến liền mạch, không dài dòng lê thê, tác giả Collen cuốn hút người đọc ngay từ những trang sách đầu tiên. Một khi đã đắm mình vào những tình tiết của câu chuyện, bạn sẽ không muốn nó kết thúc khi đọc đến trang cuối cùng.

Là quyển sách do phụ nữ sáng tác, đặc biệt hơn, tác giả vẫn chưa phải là nhà văn khi tác phẩm này được xuất bản. Có lẽ vì thế mà những tâm tư, suy nghĩ và cách ứng xử của những người phụ nữ trong tiểu thuyết này được khắc họa vô cùng chân thật.

Ba thế hệ phụ nữ đại diện cho ba cách ứng xử khác nhau trước cuộc đời, từ cam chịu đến đấu tranh và độc lập. Bà Fiona – mẹ của Meggie đích thực là biểu tượng cho những người phụ nữ gai góc, mạnh mẽ để chịu đựng những đắng cay của số phận. Sinh trưởng trong một gia đình khá giả và là người phụ nữ thông minh, bà vẫn không thoát được sự sắp đặt của gia đình để rồi trở thành một người vợ chỉ quanh quẩn trong xó bếp và sinh con. Độc giả sẽ không đánh giá cao nhân vật này cho đến khi chuyển từ vùng quê hẻo lánh đến trang trại cừu ở Drogheda. Tại đây, gia đình bà gặp nhiều biến cố và chưa lần nào bà thật sự gục ngã trước số phận dù thiên nhiên khắc nghiệt đã cướp đi người chồng và người con trai bà yêu thương nhất. Tương phản với Fiona là Justine – con gái của Meggie với người chồng đầu tiên. Là một cô gái trẻ và hiện đại, cô sống theo những chuẩn mực đạo đức riêng và không chấp nhận an phận theo cái gọi là số phận sắp đặt.

Nhân vật trung tâm trong tác phẩm chính là Meggie – người phụ nữ cố gắng vượt lên số phận, vượt mặt Chúa trời để giành lấy tình yêu, giành lấy hạnh phúc. Chuyện tình của cô với cha Ralph được ví như bài ca của chú chim hót hay nhất thế gian, cả hai đều phải đánh đổi cả cuộc đời để có được điều mình muốn. “Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại”.

Trót yêu một người không cùng giai cấp, địa vị đã là đau khổ nhưng trót yêu một người với lời thề không bao giờ kết hôn lại càng đau khổ hơn. Nhưng Meggie nào có cam chịu. Nàng đã chống trả để quên đi mối tình này khi kết hôn với một công nhân trong trang trại, thậm chí sinh hạ một đứa con gái nhưng những gì nàng cảm nhận không phải là tình yêu. Dám gạt bỏ cuộc hôn nhân đầy chán chường này, Meggie trở về Drogheda và đấu tranh cho một tình yêu mà lẽ ra nàng đáng có. Dù không thắng được định mệnh nhưng những gì Meggie đã đấu tranh khiến độc giả phải khâm phục. Đâu đó trong thời hiện đại này vẫn còn nhiều người phụ nữ như Meggie và chính lẽ đó, nàng dễ dàng chiếm được tình cảm của phần lớn độc giả nữ.

***

Review Sách “Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai”: Những Gì Tốt Đẹp Nhất Phải Trả Giá Bằng Nỗi Đau Khổ Vĩ Đại

“Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hót bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đánh đổi bằng cả tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại..” Đây chính là thông điệp xuyên suốt của tác phẩm “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” của nhà văn Colleen McMcullough.

Bằng ngòi bút hiện thực lãng mạn của mình, nhà văn Colleen đã vẽ ra một giai đoạn lịch sử của sự phát triển của xã hội phương Tây trong thế kỉ 19, thời điểm mà những định kiến và truyền thống gia đình đang còn tác động rất sâu sắc lên suy nghĩ cũng như nhận thức của mỗi người và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đang ngày một rõ rệt thông qua sự phân biệt giai cấp. Colleen đã khéo léo thu nhỏ những giai đoạn lịch sử đó lên ba thế hệ xuyên suốt trong gia đình nhà Krili.

Không khô khan và cứng nhắc như một cuốn giáo trình lịch sử, nhà văn đã kết nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, vẽ nên một bức tranh tương lai tươi sáng khi mà “cái mới” dần thay thế “cái cũ”, và “cái mới” cũng mang sự kế thừa có tính chọn lọc từ “cái cũ”.

Bà Fiona chính là một biểu trưng cho “cái cũ”, bà cam chịu cuộc sống trong thân phận “phụ nữ”, bà gai góc chấp nhận sự sắp đặt của số phận, cái sự sắp đặt mà vốn là bất công cho người phụ nữ trong xã hội ngày ấy. Chấp nhận buông xuôi theo sự sắp đặt bất công của gia đình khi biết bà mang thai, chấp nhận từ bỏ cuộc sống nhung lụa của mình để chung sống cùng người chồng Paddy mà bà không yêu, chỉ là để đối chọi với cái sự nghiệt ngã trong con mắt xã hội nhìn vào đứa con trai không bố của mình – Frank . Đó là cả một sự “hóa đá” trong tâm hồn người phụ nữ ấy. Nhưng bà vẫn chấp nhận điều đó, một phần cũng là từ tình mẫu tử của một người mẹ, bà không muốn Frank trở thành một đứa trẻ không có bố.  Về phần Paddy, mặc dù ông chỉ là một gã làm thuê với thân phận thấp hèn so với vợ mình nhưng ông vẫn đầy tình thương yêu với bà, ông vẫn cố gắng để có thể yêu thương Frank như con đẻ của mình. Frank thì khác, anh yêu mẹ sâu sắc, cái tình yêu đó khác biệt với chúng ta, anh thậm chí tôn thờ mẹ anh như một cái gì đó trong sáng, thánh thiện. Và vì lẽ đó, cái tình yêu ấy vô tình giết chết tình yêu của anh dành cho dượng mình, anh căm hận Paddy, đau đớn khi nghĩ rằng người anh trong sáng, thánh thượng như mẹ lại có thể “ngủ” với người đàn ông đó. Anh mơ hồ cảm thấy cái xiềng xích vô hình đang buộc chặt những người phụ nữ mà anh yêu thương và căm phẫn rằng anh không thể làm bất cứ điều gì cho họ. Điều đó làm anh điên tiết và anh chuốc thù hận lên những nắm đấm, lên những lần đánh nhau với người ta như để khẳng định bản thân anh là “nhiều hơn” khi người ta chế giễu cái thân hình nhỏ bé của anh.

Giai đoạn tiếp sau của lịch sử là Meggie - đứa con gái duy nhất của bà Fiona.

Chúng ta có thể thấy rằng mặc dù xã hội thời đó không dành nhiều chỗ cho phụ nữ lắm nhưng trong tác phẩm của mình, Colleen đã rất “ưu ái” cho người phụ nữ. Họ đóng vai trò là mạch xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm. Đặc biệt là Meggie, cô là khởi nguồn của những điểm nhấn trong tác phẩm. Meggie được nhà văn miêu tả chân thực và sâu sắc từ khi cô chỉ mới bốn tuổi. Khi Meggie đủ tuổi đến trường, thông qua hình ảnh của em nhà văn lại khắc họa lên sự khắc nghiệt của chủ nghĩa “tôn thờ đồng tiền” trong trường dòng giáo xứ và có cả sự phân biệt chủng tộc ở phương Tây thời đó. Quá trình trưởng thành của Meggie đã cho thấy sự ảnh hưởng của người lớn lên hình thành nhân cách ở trẻ em, từ một đứa trẻ hồn nhiên trải qua nhiều sự cay đắng và khi nhận thức được những nghiệt ngã, bất công của xã hội, em đã trở nên “sỏi đá”, một chút gì đó ở đây là sự thừa hưởng từ gia đình. Nhưng nếu như bà Fiona cam chịu, buông xuôi theo số phận thì Meggie đã liều lĩnh dâng hiến trái tim của cho với linh mục Ralph. Ralph là người đàn ông đầu tiên chạm tới đáy tâm hồn cô, người đầu tiên thậm chí dạy cô cả những “bí mật” của phụ nữ, cũng là yêu đàn ông duy nhất đối xử với cô chân thành và thương yêu sâu sắc. Để rồi khi cô lớn lên, tình thương “chú – cháu” ấy phát triển thành tình yêu thuần khiết, trong sáng. Cả hai đều là những bổ sung cho tâm hồn của nửa kia, cả hai bù đắp cho những thiếu thốn tình cảm của nửa kia, cả hai như là một sự sắp đặt nghiệt ngã của Chúa trời.

    

Nhưng tình yêu ấy không thể lọt qua con mắt cáo già tráo trở của bà Carson – chị gái Paddy. Với gia tài đồ sộ của mình, bà cảm thấy thú vị khi được “chơi” với Ralph bởi bà cũng yêu Ralph như tình yêu đối với một thứ đồ chơi thông minh ngang tầm. Bà để lại hai bức di chức, bức đầu là nhường hết gia tài 13 triệu bảng cho Paddy, nhưng bức thứ hai lại để cho Ralph quyết định số gia tài đó và bức thứ hai có giá trị hơn bức đầu. Bà cố tình đặt linh mục Ralph vào một cán cân, một bên là tình yêu với Meggie và một bên là danh chức và quyền lực mà cha Ralph có thể có được với số tiền ấy. Và Ralph đã lựa chọn bức di chúc thứ hai nhưng chia thêm cho mỗi người trong gia đình Paddy một phần nhỏ của gia tài đó, và để họ cai quản mọi lợi nhuận có được ở Drogheda. Tất nhiên, ở Ralph quyền lực và danh phận trong Giáo hội là lên trên tất cả mọi thứ, lên trên tình yêu của ông đối với Meggie. Thực ra, cái tình yêu của ông đối với Chúa thực ra chỉ là cái cớ cho ham muốn quyền lực của ông, và ông cần tiền để tạo ra cái quyền lực đó.

Một xã hội của chủ nghĩa tư bản trong tác phẩm của Colleen đang dần hình thành, sức mạnh của đồng tiền chi phối mọi thứ, xâm lấn cả trong nơi uy nghiêm nhất của Chúa là nhà thờ. Nhà thờ là một sản phẩm của con người.  Cũng vì lẽ đó, nó tuân theo những gì thuộc về con người.

Giống như bài học đầu tiên mà linh mục nói với Đen :

“Đừng thất vọng về những người vĩ đại của thế giới này, con ạ. Họ cũng có chỗ yếu của họ, để cho thuận tiện đôi khi họ cũng dùng đến sự nói dối vô hại để giải thoát. Con vừa nhận được một bài học có ích, tuy rằng chưa chắc con đã có dịp nào phải dùng đến. Song con nên hiểu rằng chúng ta, những đức ông áo đỏ, là những nhà ngoại giao đến tận xương tủy. Hãy tin ta, con của ta ạ, chỉ là vì ta chăm lo cho con. Sự hằn học và ghen tị không chỉ lởn vởn trong các trường đại học thế lực, mà cả trong các chủng viện. Con sẽ phải chịu sự ganh ghét của các bạn cùng học, vì họ coi Ralph là bác con, anh của mẹ con, nhưng con sẽ còn phải chịu đựng nhiều hơn nữa nếu họ nghĩ rằng giữa hai người không có mối quan hệ ruột thịt. Tất cả chúng ta trước hết là người, ở đây cũng như ở bất kì môi trường nào khác quanh ta, con sẽ tiếp xúc với những con người”.

Ngòi bút thương cảm nhưng đầy tính nghiêm khắc của Colleen trong hình tượng Meggie.

Lại nói về Meggie, cô yêu linh mục tha thiết, yêu đến mức sau khi Ralph rời đi, cô chấp nhận lấy một người con trai – Liuc với khuôn mặt tương tự như Ralph. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của cô và Liuc là một sự đổ vỡ, Liuc không hề quan tâm đến vợ con, anh phó mặc Meggie và đứa con Jaxtina. Có thể thấy ở đây, nhà văn đã khá nhẫn tâm khi vẽ nên hình ảnh Meggie với một tình yêu dù chân thành, sâu sắc nhưng khá mù quáng. Tình yêu mù quáng của cô và linh mục được thể hiện qua cuộc hôn nhân của cô và Liuc, cuộc hôn nhân mà nguyên do chỉ vì Liuc có khuôn mặt tương tự như Ralph.  Nhưng khác với mẹ mình, sau khi nhận ra cuộc hôn nhân không hạnh phúc, cô đã dám bỏ qua những định kiến để quyết định li dị với Liuc một mình nuôi đứa con gái duy nhất của họ - Jaxtina. Và đặc biệt nhất, cô đã gan dạ chống lại Chúa trời, chống lại quy luật của tôn giáo, bạo gan cướp đứa con trai - Den trong cuộc tình vung trộm với linh mục sau khi đã li dị với chồng.

Thế hệ thứ ba của nhà Krili xoay xung quanh Jaxtina – con gái của Meggie với Liuc và Den – con trai của Meggie và linh mục.  

Nếu đem so sánh Meggie như là bước tiến mới trong sự phát triển mang tính khởi đầu của xã hội thời đó thì Jaxtina – con gái của Meggie như một bước “đại nhảy vọt”. Cô là một cái gì đó hoàn toàn khác, một cái gì đó rất gần với chúng ta bây giờ, thậm chí còn mới mẻ hơn chúng ta bây giờ. Cô tự tìm con đường cho riêng mình, cô tự ý thức được rằng mặc dù cô có năng khiếu về hội họa nhưng cô không thể kiếm sống với nó qua cách cô nói với Meggie khi Meggie cố năn nỉ cô theo nghiệp họa sĩ :

“Thực quả mẹ là người rất không thực tế, mẹ ạ. Bởi thế mới cho rằng con cái khi chọn nghề thường không nghĩ đến mặt thực tế. Vậy thì xin mẹ nhớ cho rằng con không có ý định chết đói ở một chỗ nào trên gác trang và chỉ nổi tiếng sau khi chết. Con định nếm mùi vinh quang hay khi còn sống và sống không thiếu thốn gì hết. Thành thử hội họa là dành cho tâm hồn, còn sân khấu là để kiếm tiền. Mẹ rõ chứ ?”

Một cô gái dám đưa ra ý kiến của riêng mình, dám nói rằng mẹ cô là người không thực tế mà Colleen khắc họa nên đã thổi vào tác phẩm một không khí hoàn toàn trẻ trung, làm tan biến đi màu “tro của hoa hồng” cũ kĩ xưa kia. Không những thế, khác với mẹ của mình, Jaxtina đã là một cô gái tự chủ độc lập trong tình yêu. Cô bĩu môi trước những quan điểm truyền thống lạc hậu trong hôn nhân:

“Suốt đời lau chùi những cái mũi thò lò và những nửa mình dưới bẩn thỉu ư? Và cúi rạp xuống tận chân một thằng ngốc nào đó không đáng giá bằng cái gót giầy con, vậy mà lại tưởng mình là ông chủ và chúa tể của con ư? Đừng hòng, cái trò đó không xứng đáng với con!”  

Không giống như sự cam chịu trong hôn nhân của bà mình, không giống như sự quỵ lụy trong tình yêu của mẹ mình, ở Jaxtina làm một xu hướng mới trong tình yêu. Xu hướng nữ quyền

Jaxtina đã phản đối gay gắt cái nề nếp truyền thống, và thậm chí cô còn không muốn lấy chồng nếu như phải tuân thủ cái nề nếp đó. Cho đến khi cô gặp Lion, trái tim kiêu hãnh vốn thừa hưởng từ dòng máu quý tộc của cô mới bắt đầu tan rã. Lion là một người đàn ông có dung mạo bình thường nhưng bằng sự bao dung, trí thông minh và đặc biệt là tính nhẫn nại mà anh đã thuần hóa được con ngựa non hoang dại đến mức ngông cuồng như Jaxtina. Trải qua nhiều cuộc đấu trí, cuối cùng cô cũng hiểu ra được tình yêu của Lion và tự tìm đến với tình yêu đó. Và nhiều năm sau đó, cô chính thức thành bà Lion Harthaway dưới sự ban phước của Giáo hoàng Vatican

Những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại. Những gì đã chiếm đoạt được rồi đến lúc cũng phải trả về nơi nó sinh ra.

Den là đứa con trai duy nhất mà Meggie đã cướp đoạt từ mối tình với Ralph, đứa con mà cô dày công mưu tính để không cho Ralph được sở hữu nó, đứa con mà cô xem như một báu vật thách thức Chúa trời. Nhưng Meggie cũng không thể ngăn cản được quy luật của tạo hóa khi mà năm 18 tuổi, Den quyết tâm sẽ phụng sự nhà thờ, quyết tâm trở thành một linh mục. Den mơ hồ hiểu ra rằng ở bản thân mình là những gì tốt đẹp nhất mà một con người có thể có, một sự ưu ái kì lạ mà Chúa ban phát thì tất sẽ có cái giá của nó .

Cậu thở dài, vân vê lá cỏ Drogheda nom như chiếc lông vàng óng ánh:

“Con phải chứng tỏ với Chúa rằng con hiểu tại sao khi con ra đời, Chúa ban phát cho con nhiều đến thế. Con phải chứng tỏ rằng con biết rõ đời con không có Chúa ít có ý nghĩa như thế nào”

Không thể tưởng tượng nổi, Meggie đã đau đớn như thế nào như cậu con trai duy nhất của mình nói lên những điều đó , cô ngửa đầu lên và cười vang, không sao nén lại được :

“Không! Cái trò giễu cợt tai ác làm sao! Tro của hoa hồng. Tro bụi. Là cát bụi thì lại trở về cát bụi. Ngươi là của nhà thờ và sẽ được hiến dâng cho nhà thờ. Tuyệt vời, không chê vào đâu được! Đáng nguyền rủa thay Chúa trời, Chúa trời bỉ ổi, đê tiện! Kẻ thù độc ác nhất của tất cả phụ nữ, ông ta là như thế đấy! Chúng ta cố gắng sáng tạo nên một cái gì, còn ông ta chỉ biết phá hoại!”

Nén những chua xót và cơn giận dữ lại vì không muốn Den phải đau khổ, cô đành giao phó Den cho Ralph nhưng không may mảy cho Ralph biết rằng đó chính là con ông. Và chỉ cho đến khi Den ra đi trong một lần kiệt sức  vì cứu người chết đuối ở Hi Lạp , cô mới cho Ralph biết rằng Den chính là đứa con oan nghiệt của ông. Nếu như Meggie đã cướp đi của Chúa một linh mục Ralph thì giờ đây cô phải trả giá bằng chính đứa con của mình. Den đã là của Chúa từ trước khi ý nghĩ điên cuồng cướp đoạt một Ralph nhỏ bé của Meggie hình thành. Cái chết của Den chính là bản án cuối cùng dành cho Meggie, là một sự kết thúc bi kịch của cả tác phẩm. Đen cuối cùng đã thực sự trở thành người của Chúa, dâng hiến cả thể xác để mãi mãi phụng sự bên Chúa như tâm nguyện của em.

Tác phẩm là sự đan xen nhuần nhuyễn của tính hiện thực và tính lãng mạn, làm sống lên một chuỗi sự kiện lịch sử trong cuộc sống gia đình thường ngày của mỗi nhân vật. Lối hành văn chậm chạp, chi tiết, đều đều mang đậm phong cách viết của tiểu thuyết ở thế kỉ 19. Tác giả cho ta cảm giác giống như đang được chứng kiến toàn bộ sự phát triển bùng nổ của chủ nghĩa tư bản, sự thay đổi mang chiều hướng tích cực trong suy nghĩ và nhận thức của xã hội thời đó. Có điều, chỉ qua ba thế hệ trong một gia đình thì khá là gấp rút trong bản tóm tắt của lịch sử nhân loại này, nhưng  không vì thế mà Colleen bị lúng túng. Bà đã thể hiện được giọng văn rất nhuần nhuyễn, mềm mại đan xen cả những triết lí cuộc sống, những quy luật tự nhiên, thổi vào xã hội thời đó một luồng gió mới tràn trề sức sống, hứa hẹn những thay đổi trong tương lai. Có thể nói, “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” là một tác phẩm kinh điển nổi tiếng, đã làm nên tên tuổi của một tác giả không chuyên như Colleen, một tác phẩm vĩ đại có giá trị trường tồn trong cộng đồng người đọc

     

 

Tác giả : Thuy Dunning


Giá bìa 175.000   

Giá bán

104.000 

Giá bìa 175.000   

Giá bán

104.000