Tiếu Ngạo Giang Hồ (Bộ 15 Tập) |
|
Tác giả | Kim Dung |
Bộ sách | |
Thể loại | Kiếm hiệp - Võ hiệp |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 mp3 |
Lượt xem | 181 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 mp3 Sách Nói Audio full Kim Dung Hàn Giang Nhạn VOV Giao Thông Kiếm Hiệp Cổ Điển Kinh Điển Văn Học Phương Đông |
Nguồn | tve-4u.org |
Hàn Giang Nhạn dịch
An Hưng xuất bản 1968
"Tiếu Ngạo Giang Hồ" là một trong những tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất của Kim Dung, kể về hành trình của nhân vật chính Lệnh Hồ Xung – một kiếm khách hào sảng, phóng khoáng nhưng bị cuốn vào những âm mưu tranh quyền đoạt vị trong võ lâm.
Từ một đại đệ tử của phái Hoa Sơn, Lệnh Hồ Xung bị nghi oan, trục xuất khỏi sư môn, lưu lạc giang hồ. Trên đường đi, chàng kết giao với nhiều cao thủ, đồng thời trải qua những biến cố tình cảm với Nhạc Linh San, Nhậm Doanh Doanh. Cuối cùng, chàng nhận ra rằng giang hồ đầy rẫy âm mưu và giả dối, những kẻ tự xưng là chính đạo đôi khi còn hiểm ác hơn cả tà phái.
Câu chuyện phản ánh cuộc đấu tranh giữa các thế lực võ lâm như phái Hoa Sơn, Tung Sơn, Thiếu Lâm, Võ Đang, Nhật Nguyệt Thần Giáo… Đặc biệt, Nhạc Bất Quần – sư phụ của Lệnh Hồ Xung – được khắc họa như một kẻ giả nhân giả nghĩa, mưu đồ chiếm đoạt quyền lực. Trong khi đó, Đông Phương Bất Bại – nhân vật phản diện – lại có khí chất và thực lực đáng gờm.
Cuối cùng, Lệnh Hồ Xung từ bỏ giang hồ, cùng Nhậm Doanh Doanh ẩn cư, sống cuộc đời tự do, không màng danh lợi.
Cốt truyện lôi cuốn, giàu triết lý
Truyện không chỉ là cuộc phiêu lưu của một nhân vật mà còn là bức tranh về xã hội võ lâm đầy biến động. Kim Dung khéo léo cài cắm những triết lý sâu sắc về tự do, danh lợi, chính – tà.
Nhân vật độc đáo, nhiều tầng ý nghĩa
Lệnh Hồ Xung là mẫu nhân vật phóng khoáng, trọng nghĩa nhưng không bị trói buộc bởi quy tắc cứng nhắc.
Nhạc Bất Quần đại diện cho kẻ tiểu nhân đội lốt quân tử.
Đông Phương Bất Bại là một hình tượng phản diện vừa đáng sợ vừa có nét bi kịch.
Phong cách viết hấp dẫn, đậm chất kiếm hiệp
Ngôn ngữ sinh động, dễ đọc, pha trộn giữa hành động, đối thoại và triết lý.
Các màn giao đấu được miêu tả chi tiết, tạo cảm giác hồi hộp.
Giá trị tư tưởng và bài học cuộc sống
Truyện phản ánh sự giả dối của xã hội, vạch trần những kẻ nhân danh chính nghĩa nhưng thực chất đầy tham vọng.
Đề cao tinh thần tự do, sống đúng với bản chất thay vì chạy theo danh lợi.
"Tiếu Ngạo Giang Hồ" không chỉ là một tác phẩm kiếm hiệp đơn thuần mà còn chứa đựng triết lý sâu sắc về nhân sinh. Đây là một trong những bộ tiểu thuyết xuất sắc nhất của Kim Dung, đáng đọc cho cả những người yêu kiếm hiệp lẫn những ai muốn suy ngẫm về cuộc đời.
***
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, SN 1924 tại Hải Ninh, tỉnh Triết Giang - Trung Quốc. Chữ “Dung” trong tên ông có nghĩa là quả chuông lớn. Ông tách chữ này ra thành 2 chữ “Kim” và “Dung”, có nghĩa là thanh thép bình thường. “Thanh thép bình thường” ấy đã làm được một chuyện phi thường: Viết 12 bộ truyện và 5 đoản thiên - khoảng trên 20 triệu chữ tân văn Trung Quốc.
Kim Dung tốt nghiệp cử nhân luật tại Đông Ngô pháp Học viện nhưng không làm luật sư mà ra làm quản thủ thư viện tại Triết Giang. Lúc bấy giờ, Triết Giang thuộc nhà nước của thống chế Tưởng Giới Thạch - chế độ Trung Hoa Dân quốc.
Họ Tra của Kim Dung là một họ danh gia vọng tộc ở Triết Giang. Chính viễn tổ của ông là Tra Kế Tá (Tra Thận Hành) từng tham gia nhóm trí thức Nho học ở Giang Nam viết bộ Minh sử (Minh thư tập lược) thời Khang Hy triều Thanh. Cố mệnh đại thần Ngao Bái đã ra lệnh bắt giết tất cả nhà nho này.
Tra Kế Tá may mắn được đề đốc tỉnh Quảng Đông mang ơn, viết một tờ bẩm lên Ngao Bái, trình rằng Tra Kế Tá chỉ có cái tên chứ thực sự không viết một chữ nào trong Minh thư tập lược. Tra Kế Tá được miễn tội, về Hải Ninh sinh sống. Chuyện này được ông nhắc đến trong Lộc đỉnh ký.
Ông nội của Kim Dung tên là Tra Văn Thanh, học giỏi, thi đậu tiến sĩ năm Mậu Tuất (1898) dưới đời vua Quang Tự, được bổ làm tri huyện Đơn Dương, nổi tiếng là người nhân đức. Trong quyển Hai ngàn năm lịch sử Trung Hoa, Đặng Chí Thành từng đề cập chuyện có 2 người đốt giáo đường, triều đình ra lệnh cho Tra Văn Thanh truy nã bắt chém để thị chúng. Tra Văn Thanh đã không truy nã 2 người ấy, cáo quan về nhà lấy đèn sách làm vui. Ông biên soạn bộ Hải Ninh sát thị sao thi gồm mấy trăm bài thơ.
Kim Dung rất thông minh, có một trí nhớ khá tuyệt vời. Lên 6 tuổi, ông được một người làm trong nhà tên là Hòa Sinh cõng đi học. Hòa Sinh là nạn nhân của một vụ án oan bị giam trong ngục, được ông nội của Kim Dung thẩm tra lại. Khi cáo quan, Tra Văn Thanh lẳng lặng cho mang Hòa Sinh theo, về giúp việc trong nhà, đối xử rất tôn trọng. Lúc sắp chết, Hòa Sinh kể câu chuyện oan ức của mình cho Kim Dung nghe. Năm 1963, Kim Dung mượn câu chuyện ấy của Hòa Sinh xây dựng nên vụ án oan của Địch Vân trong tác phẩm Liên thành quyết.
Năm 1948, chiến tranh diễn ra quyết liệt. Kim Dung bỏ Triết Giang về Quảng Đông rồi vượt biển sang Hồng Kông. Ông chỉ còn khoảng 80 đô la Hồng Kông trong túi. Một mình trên đất nhượng địa, ông đã viết báo để kiếm sống. Tờ ông tham gia đầu tiên là Minh báo. Bút danh Kim Dung có từ năm ông 24 tuổi.
Nhờ đọc hết sách vở của cha, ông nội và làm quản thủ thư viện mấy năm nên kiến thức về lịch sử, địa lý, văn học, triết học của Kim Dung thâm hậu. Đem tất cả điều học được biến thành sở dụng cho mình, ông viết đủ thứ trên đời, từ phiếm luận, tạp văn đến truyện ngắn, bình luận. 30 tuổi, ông trở thành bỉnh bút của Minh báo.
Nhận thấy báo ra bình thường thì không có gì hấp dẫn được bạn đọc lâu dài, Kim Dung nghĩ đến cách phải có một thứ truyện nhiều kỳ (feuilleton) mới. Ông đọc lại những tiểu thuyết lịch sử cũ và truyện thuộc loại “võ hiệp kỳ tình” Trung Hoa, nghiên cứu một hướng viết mới cho mình.
Kim Dung gọi cách viết của mình là võ hiệp tiểu thuyết, trong đó phần võ công để đánh trả, chế phục người khác không quan trọng bằng phần hiệp - hành động cứu giúp kẻ yếu đuối, chống lại bạo lực cường quyền.
Ông bắt đầu bằng đoản thiên Bạch mã khiếu tây phong (Ngựa hồ reo gió tây). Quả nhiên, nhờ đoản thiên này, ấn bản tờ Minh báo tăng lên khá nhanh. Chủ bút đặt hàng ông viết liên tục, mỗi kỳ ra 2.000 chữ, đi chân 2 trang en regard (đối mặt nhau) giữa tờ báo.
Minh báo được bán ra nhiều nước châu Á có cộng đồng người Hoa sinh sống. Chính các nhà văn giỏi chữ Hán ở Sài Gòn trước năm 1975 đã đặt mua tờ Minh báo và dịch feuilleton của Kim Dung ra bán cho nhiều nhật báo. Thời ấy, chưa ai nói đến chuyện bảo vệ quyền tác giả nên các nhật báo ở Sài Gòn, các nhà xuất bản (NXB) in truyện nhiều kỳ hay sách của Kim Dung mà không trả đồng nào.
Hơn các nhà báo, nhà văn khác, Kim Dung là người có ý tưởng có thể làm giàu được nhờ nghề làm báo. Ông dành dụm tiền rồi hùn với bạn bè cho ra đời tờ Nam Dương Thương báo, bán qua khối Nam Á, chủ yếu là Indonesia. Có được 2 “đầu ra” vững chắc đó, Kim Dung viết rất bền bỉ. “Có ngày tôi viết đến 4.000 chữ cho cả 2 tác phẩm khác nhau và viết liên tục như vậy trong nhiều năm” - ông tiết lộ.