Vào những ngày cuối đời, Pearl S. Buck sống với chồng thứ hai, Richard Walsh - cùng với 150 đứa trẻ đủ màu da; do chính bà đem về giáo dưỡng trong một trang trại ở Pennsylvania (Mỹ). Đó là thời kỳ đã giã từ chồng trước, bà dắt con trai ở lại nước Mỹ sau khi cuộc chiến ở Hoa Lục kết thúc. Cả hai từng vùng vẫy cố thoát khỏi nghịch cảnh thời thế nhưng vẫn chỉ là hư không. Song mối tình dị chủng phải chia lìa mà vẫn không làm tiêu tan ý chí đoàn tụ rất keo sơn, bất diệt của họ. Càng xa nhau bao nhiêu thì sợi dây vô hình càng thắt chặt bấy nhiêu cho đến khi nhận được hung tin từ vợ kế của chồng báo cho biết viên đạn đồng đã kết liễu đời chàng.
Sự đau đớn tột cùng thôi thúc tác giả viết nên một thiên tình sử não nuột về hôn nhân dị chủng của chính tác giả. Và Pearl S. Buck đã hóa thân qua nhân vật làm vợ mang tên Êly - thuật lại một đoạn sống của một người chồng nửa Á, Âu mang quốc tịch Trung Hoa có vợ là người Mỹ trăm phần trăm.
Tự sự kể về cuộc tình dị chủng ấy từng sống thật say đắm, tha thiết và nồng ấm. Bằng giọng văn lạnh lùng mà quyến rũ, ngọt ngào, thương cảm lạ lùng đã làm xúc động hàng triệu độc giả trên thế giới.
***
Pearl Buck (tên thật là Pearl Comfort Sydenstricker, có tên Trung Quốc là Trại Chân Châu) là con một nhà truyền giáo người Mỹ. Sau khi ra đời chưa đầy 5 tháng, bà đã được cha mẹ đưa sang Trung Quốc sinh sống. Từ nhỏ và suốt cả cuộc đời bà yêu mến và thích tìm hiểu cuộc sống của người dân Trung Quốc, cảm thông với những người dân địa phương bị nhiều tầng áp bức.
Năm 1938 Pearl Buck nhận giải thưởng Nobel vì các tác phẩm mô tả đời sống nông thôn Trung Hoa một cách phong phú và xác thực (chủ yếu với tiểu thuyết Đất Lành và hai cuốn tự truyện Người Tha Hương (1936) viết về người mẹ và Thiên Thần Chiến Đấu (1936) viết về cha của bà). Sau khi nhận giải, Pearl Buck tiếp tục sáng tác rất nhiều, ngoài văn xuôi bà còn viết kịch, kịch bản phim, tiểu luận và sách cho thiếu nhi. Bà cũng là người đã dịch Thủy Hử (All men are brothers) và một số tác phẩm văn học Trung Quốc sang tiếng Anh.
Cuối đời, bà quan tâm đến đề tài các nhà bác học nguyên tử buộc phải chế tạo vũ khí giết người hàng loạt. Đồng thời, bà tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội như: sáng lập ra tổ chức không vụ lợi Hiệp hội Đông Tây (The East and West Association, 1941) nhằm truyền bá những hiểu biết giữa các dân tộc trên thế giới; cùng chồng lập nên tổ chức Căn nhà tình nghĩa (Welcome Home, 1949) giúp trẻ mồ côi; lập ra Quỹ Pearl S. Buck (The Pearl S. Buck Foundation, 1963) và tặng cho quỹ này 7 triệu đôla.
• Tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt:
- Gió Đông, gió Tây;
- Ảo vọng;
- Sống vì đất;
- Tiếng gọi đồng quê;
- Lá thư Bắc Kinh;
- Tình yêu sau cùng;
- Người mẹ;
- Nhớ cảnh nhớ người;
- Yêu muộn;
- Nạn nhân buổi giao thời;
- Mấy người con trai Vương Long;
- Đứa con người yêu;
- Một phút một đời;
- Một lòng với em;
- Một cuộc hôn nhân;
- Lưu đày;
- Lưu đày biệt xứ;
- Cánh hoa e ấp;
- Đông phương huyền bí qua truyện cổ thần tiên;
- Truyện Đông phương;
- Người vợ tiên;
- Những người đàn bà tuyệt vời trong gia đình Kennedy;
- Những người đàn bà trong gia đình Kennedy;
- Tà áo xanh;
- Nỗi buồn nhược tiểu;
- Người yêu nước;
- Ngoài chân mây;
- Hứa hẹn;
- Bão loạn;
- Mẫu đơn;
- Quỷ địa ngục chẳng bao giờ ngủ;
- Yêu mãi còn yêu;
- Ba người con gái của Lương phu nhân;
- Trái tim kiêu hãnh;
- Một trái tim tự hào;
- Biên giới tình yêu;
- Tình cõi chân mây;
- Nô tì Mẫu Đơn;
- Đóa hoa ẩn mình;
- Trang;
- Người thành phố;
- Bí mật đời nàng;
- Người yêu nước;
- Thiên Hậu;
- Người cung nữ;
- Từ Hi Thái hậu;
- Con rồng linh diệu;
- Hạt giống của rồng;
- Vương Nguyên;
- Đất lành;
- Chuyện Kinh Thánh;
- Những người con của tiến sĩ Lương;
- Tiếng nói trong nhà;
- Tử thần và rạng đông;
- Người mẹ già;
- Những mảnh hồn sầu xứ.”
***
Giấc mơ đó không làm tôi sợ hãi chút nào, nhưng tôi cảm thấy nó có nỗi buồn vô tận. Tôi không thể sợ hãi Diên Tôn được, dù với hình thể nào chàng đến với tôi. Câu chuyện ma quỷ vẫn chỉ làm tôi mỉm cười. Sự xét đoán về tiềm thức của tôi luôn luôn làm cho tôi nhớ tới người thân yêu xa cách..tuy cố giữ không thổ lộ là tôi trông thấy Diên Tôn.
Bà Mạch quả quyết rằng trông thấy bà mẹ hiện lên, bà mẹ sống ở Ireland và chết ở đấy.
Bà giảng giải cho tôi nghe, vẻ long trọng:
- Đó là một buổi sáng đẹp trời vào dịp Phục sinh. Bữa trước tôi mới cãi nhau với Mạch và không muốn đi nhà thờ nữa. Tôi mặc quần áo cũ để lau sàn bếp. Mạch gào lên tôi phải cùng đi với hắn và các con đến nhà thờ - lúc này chúng tôi có sáu đứa. Nhưng tôi quyết từ chối và hắn đi một mình. yên tĩnh trở lại, tôi rửa mặt, mặc chiếc áo ngủ sạch và đi nằm để lấy lại sức. Giữa lúc này, mẹ tôi hiện về. Bà mặc toàn đồ trắng, như một bà tiên. Mớ tóc hoa râm kết thành giải theo thói quen của bà. Bà bảo tôi Con khốn nạn của mẹ, con chỉ là một người đàn bà thì đành phải an phận. Tôi trả lời và nhắm mắt ngủ ngay như trẻ thơ. Đúng thế mẹ yêu dấu của con. Khi tôi tỉnh giấc, Mạch đã trở về đang cho các con ăn. Tôi trở dậy người khoẻ mạnh như cũ.
Đó là một câu chuyện dựng đứng, nhưng bà Mạch tin là đã trông thấy.
Chiều nay, tôi đến thư viện thành phố gần nhất đấy và tìm thấy cả nửa tá sách nói về mộng mị và ảo tưởng. Tôi lấy làm hổ thẹn, đọc những sách này vì tôi không tin dị đoan. Nhưng lại tự nhủ nếu một thanh củi, một phần nguyên liệu, có thể biến thành nhiệt năng trước mắt tôi, thành lửa, thành tro và sức nóng, thì tại sao một hình hài sống động, một trí óc sáng suốt, một tâm hồn giàu tình cảm và lòng vị tha lại không thể hiện dưới mắt tôi với một hình thể khác. Cứ như vậy tôi đi sâu vào cuộc phiêu lưu, đi tìm người tôi yêu.
Diên Tôn chàng ơi, anh có còn sống thật không?
...
Mời các bạn đón đọc
Tình Yêu Sau Cùng của tác giả
Pearl S. Buck.