Trên Cả PR - Tất Tần Tật Các Mối Quan Hệ Trong PR |
|
Tác giả | Hoàng Xuân Phương |
Bộ sách | |
Thể loại | Self Help - Khởi nghiệp |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 |
Lượt xem | 1333 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 full Hoàng Xuân Phương PR Quảng Cáo Marketing Khởi Nghiệp MMO |
Nguồn | Duong Kobo |
“Trên cả PR – Tất tần tật các mối quan hệ trong PR” của tác giả, tiến sỹ Hoàng Xuân Phương – một chuyên gia trong lĩnh vực Quan hệ công chúng được tổng hợp từ kiến thức của nhiều chuyên gia trên thế giới. Được kết hợp giữa lý thuyết, nghiên cứu, các ví dụ thực tế, cuốn sách sẽ là một tài liệu bổ ích cho bất cứ ai đang học và làm việc về chuyên ngành Quan hệ công chúng, Báo chí - Truyền thông, Marketing hay làm trong các công ty truyền thông và các doanh nghiệp.
Cuốn sách gồm 4 chương, đề cập đến các mối quan hệ cũng như các khía cạnh trong mối quan hệ với PR dựa trên việc tham khảo các giáo trình giảng dạy của nước ngoài, kết hợp thực tế tại Việt Nam cũng như những kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy và làm việc của tác giả
Chương 1 – Thiết lập mối quan hệ với báo chí
Quan hệ với báo chí trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của người làm PR. Vì sao vậy?
Hiện nay người tiêu dùng không còn mấy mặn mà, tin tưởng nhiều vào quảng cáo trên truyền hình hoặc trên mạng xã hội. Nhưng PR khác biệt với quảng cáo là PR nhờ đến bên thứ ba để nói với công chúng. Và trong hoạt động của PR, báo chí là một trong những bên thứ ba đó. Báo chí có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến đọc giả, bởi hàng ngày phần lớn thông tin con người đều tiếp nhận qua báo chí (cả báo in và báo hình, báo nói). Do đó nhân viên PR phải biết tận dụng sức mạnh của những kênh truyền thông này để tác động đến đối tượng công chúng mà doanh nghiệp đang nhắm đến. Chương này cũng sẽ giải thích tường tận cho bạn đọc hiểu rõ mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi” giữa nhân viên PR với giới báo chí cũng như liệt kê một số cách thiết lập mối quan hệ với giới truyền thông nói chung và giới báo chí nói riêng.
Chương 2: “Thiết lập quan hệ với khách hàng, cộng đồng , chính phủ”
Trong khi mối quan hệ với báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức doanh nghiệp có tin bài xuất hiện trong các phương tiện truyền thông nhằm quảng bá, xây dựng hình ảnh, xử lý khủng hoảng thì khách hàng, cộng đồng, chính phủ là những đối tượng chủ lực, đóng góp quan trọng hàng đầu trong sự thành công hay thất bại, trong vận hành hàng ngày của tổ chức, doanh nghiệp. Với khách hàng nếu không có mối quan hệ tốt, tổ chức, doanh nghiệp sẽ không thể giữ chân được khách hàng trung thành và làm gia tăng doanh số. Cộng đồng xung quanh nơi tổ chức, doanh nghiệp đặt trụ sở được xem như người hàng xóm của họ. Mối quan hệ tốt với hàng xóm luôn là vấn đề mà mỗi tổ chức doanh nghiệp cần quan tâm để nhận được nhiều ưu đãi trong vấn đề vay vốn, tìm địa điểm, xin giấy phép…Mối quan hệ tốt với chính phủ sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp có nhiều đơn hàng, biết được những thay đổi trong chính sách pháp luật để có những thuận lợi trong sản xuất kinh doanh. Tất cả những đối tượng này sẽ được làm rõ trong chương 2 giúp các nhân viên PR nâng cao nhận thức về từng đối tượng cũng như có cách xây dựng từng mối quan hệ thích hợp và hiệu quả.
Chương 3: ‘Thiết lập mối quan hệ với nhân viên nội bộ”
Trong chương này tác giả đã làm rõ cho bạn đọc khái niệm “truyền thông nội bộ” là “ một hình thức PR” trong phạm vi tổ chức, doanh nghiệp với mục đích duy trì mối quan hệ tốt với nhân viên qua việc ngăn chặn, giải quyết xung đột, qua đó kiến tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp cho tổ chức, doanh nghiệp ngày càng phát triển. Để việc truyền thông đạt hiệu quả, người làm PR phải đánh trúng sự quan tâm của công chúng, sau đó phải gây ảnh hưởng đến họ theo cách mà người phát thông tin mong muốn. Người làm PR ngoài ý nghĩa của thông điệp cần phải tìm ra phong cách và phương tiện truyền thông phù hợp nhất với từng đối tượng và từng trường hợp cụ thể. Thêm vào đó chương này cũng liệt kê các cách thức giao tiếp hiệu quả với nhân viên trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Chương 4: Phòng PR nội bộ (PR in – house) và công ty cung cấp dịch vụ PR (Agency)
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều có phòng PR riêng (hay còn gọi là phòng Truyền thông). Tuy nhiên, khi cần tổ chức sự kiện, lập chiến lược truyền thông, xây dựng hình ảnh thương hiệu…nhiều doan nghiệp lại tìm đến các Agency như một giải pháp hữu hiệu. Chương 4 này sẽ giải đáp các thắc mắc về nhiệm vụ của phòng PR nội bộ và các Agency là gì, ưu nhược điểm của từng loại hình ra sao…
Bích Liên
***
Thế giới chúng ta sống dựa trên các mối quan hệ tương trợ lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển, PR cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhiều nhân viên PR tập trung vào việc sáng tạo ra các chiến lược thật ấn tượng nhằm lưu lại dấu ấn với công chúng của mình, nhưng lại quên đi tiền đề của mọi chiến lược PR hiệu quả để xây dựng được hình ảnh tốt đẹp, niềm tin cho công chúng đều bắt nguồn từ việc xây dựng các mối quan hệ. Cuốn sách này tổng hợp nhiều kiến thức của các chuyên gia trên thế giới về những cách thức, công cụ để xây dựng mối quan hệ với công chúng và có những thông tin bổ ích để các nhân viên PR, các chủ doanh nghiệp hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu nhiều hơn về bản chất đích thực của hoạt động PR. Kết hợp giữa lý thuyết, các nghiên cứu và ví dụ thực tế, hy vọng cuốn sách sẽ có trên kệ sách của bất cứ ai làm PR, hay các công việc liên quan đến PR và các chủ doanh nghiệp.
1. ĐỐI TƯỢNG BẠN ĐỌC
Bạn là sinh viên chuyên ngành quan hệ công chúng, Marketing, Báo chí – Truyền thông?
Bạn đang làm việc tại các công ty truyền thông?
Bạn yêu thích PR và mong muốn tìm hiểu về ngành nghề này?
Nếu bạn thuộc một trong ba đối tượng trên thì đừng bỏ qua cuốn sách bổ ích này.
2. NỘI DUNG CUỐN SÁCH
Cuốn sách Trên cả PR gồm bốn chương, đề cập đến khắp các mối quan hệ cũng như các khía cạnh trong mối quan hệ với PR. Cuốn sách được viết dựa trên việc tham khảo các giáo trình giảng dạy của nước ngoài, thực tế tại Việt Nam cũng như kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy và làm việc của tác giả.
Chương 1 – Thiết lập mối quan hệ với báo chí. Quan hệ với báo chí trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của người làm PR. Vì vậy trong chương này, chúng tôi giải thích tường tận cho bạn đọc hiểu rõ mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi” giữa nhân viên PR với giới phóng viên, biên tập viên, cũng như liệt kê một số cách thiết lập quan hệ với giới truyền thông nói chung và giới báo chí nói riêng (phần này bạn đọc cũng có thể tìm đọc thêm trong quyển sách Phong cách PR chuyên nghiệp).
Chương 2 – Thiết lập mối quan hệ với khách hàng, cộng đồng, chính phủ. Công chúng của PR bao gồm nhiều đối tượng, mỗi đối tượng công chúng không chỉ tác động khác nhau mà còn yêu cầu các cách thiết lập quan hệ không giống nhau trong mối quan hệ với PR. Vì thế trong chương này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu khách hàng, cộng đồng và chính phủ – những đối tượng quan trọng có liên quan đến hoạt động PR, từ đó giúp các nhân viên PR dễ dàng nâng cao nhận thức về từng đối tượng cũng như có cách xây dựng mối quan hệ thích hợp và hiệu quả.
Chương 3 – Thiết lập mối quan hệ với nhân viên/PR nội bộ. Ông bà ta từ xưa đã có câu “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Câu nói này quả thật rất chính xác, nhất là trong môi trường kinh doanh cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Câu hỏi chung mà rất nhiều doanh nghiệp đều băn khoăn đó là làm cách nào để đoàn kết khối nhân viên trong cùng một doanh nghiệp, bởi vì sự đoàn kết của toàn thể nhân viên là tiêu chí quyết định sự thành bại của doanh nghiệp đó. Trên thực tế, PR cung cấp các hình thức giao tiếp hữu hiệu không chỉ với khách hàng, cộng đồng, chính phủ mà còn với nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, chương này liệt kê các cách thức giao tiếp hiệu quả với nhân viên trong doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Chương 4 – Phòng PR nội bộ (PR in-house) và Công ty cung cấp dịch vụ PR (Agency). Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có phòng PR riêng (hay còn gọi là Phòng Truyền thông). Tuy nhiên, khi cần tổ chức sự kiện, lập chiến lược truyền thông, xây dựng hình ảnh thương hiệu… nhiều doanh nghiệp lại tìm đến các Agency như một giải pháp hữu hiệu. Vậy nhiệm vụ của phòng PR nội bộ và các Agency là gì, ưu (nhược) điểm của từng loại hình ra sao,…? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp trong chương 4.