DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW


akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết Yêu Muộn của tác giả Pearl S. Buck & Văn Hòa (dịch) & Thiên Long (dịch).

Tựa gốc: Pavilion Of Women
Giọng đọc MC Trân Châu: Yêu Muộn

André, một giáo sĩ ngoại quốc làm gia sư dạy tiếng Anh cho con trai bà Vũ, một phụ nữ quí tộc Trung Hoa. Một hôm, vị giáo sĩ bị bọn côn đồ đánh chết. Trước giờ lâm chung của nhà tu hành, bà Vũ nhận chân được rằng mình đã yêu vị gia sư uyên bác này. Kể từ đó, bà Vũ sống với hình ảnh của André trong một cuộc sống khôn ngoan và giàu lòng nhân ái, dưới sự dẫn dắt tinh thần của người đã khuất.
***

Tóm tắt nội dung tiểu thuyết Yêu Muộn (Pavilion of Women):

Câu chuyện xoay quanh bà Vũ, một phụ nữ quý tộc Trung Hoa đã sống cả đời theo các chuẩn mực truyền thống, nhưng đến năm 40 tuổi, bà quyết định làm một điều táo bạo: tự "nghỉ hưu" khỏi vai trò quản lý gia đình, nhường quyền đó cho con dâu để tự do theo đuổi sự học và khám phá bản thân. Trong hành trình này, bà thuê André, một giáo sĩ ngoại quốc, làm gia sư dạy tiếng Anh cho con trai mình. Sự gặp gỡ và giao lưu giữa hai con người với những khác biệt lớn về văn hóa, tuổi tác và quan điểm đã dần dần dẫn đến một tình yêu sâu sắc và nhiều trăn trở.

Tuy nhiên, tình yêu này bị ngăn trở bởi định kiến xã hội, sự khác biệt văn hóa và bi kịch xảy ra khi André bị sát hại bởi nhóm côn đồ. Trước lúc André qua đời, bà Vũ nhận ra tình cảm thật sự của mình dành cho ông. Sau cái chết của ông, bà Vũ không những trưởng thành hơn trong tư tưởng mà còn sống tiếp cuộc đời với lòng nhân ái và trí tuệ mà André đã truyền lại.

Cuốn tiểu thuyết không chỉ khắc họa mối tình muộn màng mà còn là câu chuyện về sự giải phóng cá nhân và khát khao sống thật với chính mình trong một xã hội còn nặng nề những ràng buộc truyền thống.


Đánh giá tiểu thuyết Yêu Muộn:

  1. Chủ đề và thông điệp:

    • Tiểu thuyết đề cập đến các vấn đề xã hội quan trọng, như sự bất bình đẳng giới, ràng buộc bởi truyền thống, và vai trò của phụ nữ trong gia đình Á Đông. Qua hình tượng bà Vũ, tác phẩm khắc họa một người phụ nữ dũng cảm dám phá bỏ xiềng xích của định kiến để tìm kiếm hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống.
    • Tác phẩm cũng tôn vinh tình yêu không biên giới và giá trị của sự đồng cảm, giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.
  2. Nhân vật:

    • Bà Vũ là một nhân vật sâu sắc, phức tạp, vừa đại diện cho những giá trị truyền thống Á Đông, vừa thể hiện khát khao hiện đại hóa và tự do cá nhân.
    • André, tuy xuất hiện không lâu, nhưng là biểu tượng của sự khai sáng, lòng nhân ái và tư duy cởi mở, giúp bà Vũ thay đổi thế giới quan.
    • Các nhân vật phụ, như ông Vũ hay những người bạn của bà, cũng được xây dựng tỉ mỉ, phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau của xã hội.
  3. Phong cách viết:

    • Pearl S. Buck nổi tiếng với lối viết giàu cảm xúc và đầy chi tiết, giúp người đọc không chỉ hiểu mà còn cảm nhận được đời sống và văn hóa Trung Hoa một cách sống động.
    • Cách miêu tả nội tâm nhân vật rất tinh tế, đặc biệt là sự giằng xé của bà Vũ giữa tình yêu và trách nhiệm, giữa truyền thống và hiện đại.
  4. Ý nghĩa văn hóa:

    • Yêu Muộn không chỉ là câu chuyện tình yêu mà còn là bức tranh toàn cảnh về xã hội Trung Hoa truyền thống. Pearl S. Buck, với kiến thức sâu rộng về văn hóa và lịch sử Trung Quốc, đã khéo léo đưa người đọc đến gần hơn với thế giới quan và nhân sinh quan của người Á Đông.
  5. So sánh với các tác phẩm khác:

    • Tác phẩm này có thể được so sánh với các câu chuyện khác về phụ nữ Á Đông như Đoạn Tuyệt của Nhất Linh. Dù mang bối cảnh khác nhau, cả hai đều tập trung vào sự vùng lên của người phụ nữ trong một xã hội trọng nam khinh nữ.

Đề xuất:

  • Yêu Muộn là một cuốn tiểu thuyết mang tính nhân văn sâu sắc, phù hợp cho những độc giả yêu thích các câu chuyện về tình yêu, văn hóa và sự giao thoa giữa các nền văn minh.
  • Với bối cảnh phong phú và cách miêu tả chân thực, đây là tác phẩm đáng đọc để hiểu thêm về xã hội Trung Hoa truyền thống cũng như những giá trị nhân văn vượt thời gian mà Pearl S. Buck mang đến.
***

Sáng nay tôi đã cảm thấy cái lạnh ùa đầy trong căn phòng bếp, một mùa đông nữa lại đến, trên bàn dưới ánh đèn vàng nhạt ly cà phê đang nhỏ từng giọt chầm chậm thơm lừng quyến rũ. Tôi còn rất nhiều việc cần làm trong ngày hôm nay nhưng hương cà phê, ánh đèn với cái gió lạnh đầu ngày khiến tôi trở nên lười biếng, mở máy để cái thứ réo rắt mê đắm của tiếng đàn Yiruma nhẹ nhàng lướt qua, đành lỗi hẹn với công việc tôi lại cho phép mình một ngày nữa đọc tiếp cuốn “Yêu muộn” của nhà văn Pearl.S.Buck.

Pearl.S.Buck sinh năm 1892 mất đầu năm 1973 tại Hoa Kỳ, cha của bà là mục sư Tin lành qua truyền đạo tại Trung Hoa, ngay từ nhỏ bà đã theo cha qua Trung Hoa và sinh sống tại đây bốn chục năm ròng.
Bà nói rành tiếng Trung, Pearl.S.Buck đã bỏ dày công tìm hiểu, nghiên cứu về phong tục tập quán Trung Hoa và những tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà là những tiểu thuyết nói về phong tục tập quán của đất nước này.

Những tác phẩm của P.B là cầu nối văn hóa giữa phương Đông và phương Tây thập niên 30, những tác phẩm ấy góp tiếng nói đấu tranh bình đẳng dân chủ cho phái nữ, khi mà phụ nữ còn bị khinh thường, còn bị xã hội trọng nam khinh nữ, còn bị ràng buộc bởi những luật lệ. Bà Vũ trong “Yêu muộn” dưới ngòi bút của tác giả là một phụ nữ có tư tưởng mới lạ, mà chắc chắn những con người ở thời điểm ấy cho là quá táo bạo, ngông cuồng.

Đọc Yêu muộn, tôi hình dung đến phụ nữ Việt, cũng vào thời điểm đó có nhân vật Loan trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh, Loan đã mạnh dạn đấu tranh cho quyền tự do của mình và Dũng người đàn ông vì tình yêu cũng tháo bỏ hết những định kiến để yêu Loan. Các quan niệm phụ nữ chỉ được phép ở nhà sau, không được phát biểu, không được học hành của xã hội cũ đã hạn chế biết bao những người tài hoa như bà Vũ trong Yêu muộn, của Loan trong Đoạn tuyệt.

Cái cách mà những người phụ nữ thời ấy vùng vẫy tự mình tháo bỏ sợi dây trói định kiến, dám đối diện với thị phi, dám mạnh dạn đấu tranh cho tình yêu tôi nghĩ họ thật dũng cảm. Loan trong Đoạn tuyệt khi đứng trước quan tòa, đối diện với tội giết chồng nét mặt Loan lúc đó thản nhiên, không lộ một chút sợ hãi lo lắng. Mọi người ngạc nhiên khi thấy Loan trả lời quan tòa bằng thứ tiếng Pháp điềm đạm dõng dạc, thì bà Vũ lại là người ở vào cái tuổi 40 mới tìm học thứ tiếng nước ngoài và trong những lần đàm đạo với Andre bà Vũ đã nảy sinh tình yêu với vị giáo sĩ này. Và cái cách bà Vũ yêu dưới ngòi bút của P.B quả thật là một bức phá táo bạo, luôn làm cho độc giả ở trong trạng thái phân vân, lúc đồng tình lúc chê trách bà Vũ.

Phụ nữ trong các tác phẩm của P.B luôn là những người đàn bà đẹp và quý phái, trong “Yêu muộn” bà Vũ lấy chồng 24 năm có 7 người con, còn sống bốn cậu con trai mất hai trai và một gái. Đến ngày sinh nhật 40 tuổi mà sắc đẹp của bà vẫn như ở tuổi 25, bà Vũ có một gia đình gia thế, có hai con dâu. Theo phong tục Trung Hoa thì lúc này bà có thể giao công việc quản lý gia đình cho con dâu, nhưng với sự tinh tế khác thường bà chưa vội bàn giao. Chính trong ngày sinh nhật này bà Vũ kể cho người bạn thân của mình là bà Khương biết mình muốn lấy vợ lẽ cho chồng và mình sẽ rút lui về sau nhà, chuyên tâm học hỏi về đạo của người ngoại quốc và tiếng Anh.

Trong những ngày học hỏi và tiếp cận phong tục tập quán của một quốc gia khác, bà Vũ từ ngưỡng mộ kiến thức uyên thâm của thầy dạy, dẫn đến một tình yêu đôi lứa mà ở độ tuổi này được coi như là sai trái và muộn màng. Bà Vũ là đại diện cho lớp phụ nữ lấy chồng sinh con đều do quan niệm xã hội, môn đăng hộ đối, cha mẹ đặt để. Ở với nhau vì nghĩa vụ nhiều hơn là vì tình yêu. Đến khi yêu thì trái tim dù ở độ tuổi nào cũng đập loạn nhịp khác thường. Cái cách yêu của bà Vũ như thế nào các bạn phải tìm đọc để cảm nhận. Riêng tôi, tôi thầm chấp nhận và vun vén cho mối tình này của bà Vũ, dù cho bị coi thường nhưng thôi thì ai cũng có quyền được hưởng hạnh phúc vậy tại sao phải đắn đo nhiều làm gì khi trái tim biết đập nhịp yêu.

“Bà đứng bên ngưỡng cửa, một bên là vườn, một bên là thư phòng. Phút chốc, bà có cảm tưởng như mình đang ở giữa hai thế giới.”

Đúng vậy Yêu muộn là hai thế giới nội tâm của nhân vật. Sự cô đơn khi yêu và trách nhiệm của cuộc sống đã khiến bà Vũ tự mình sa vào cái vòng luẩn quẩn. Yêu muộn diễn tả mối tình của bà Vũ với vị giáo sĩ ngoại quốc mà bà thuê dạy con trai thứ ba học. Đừng tưởng rằng khi các cô thiếu nữ yêu thì có những cách bày tỏ khờ khạo nhé, bà Vũ yêu cũng thế thôi, nhưng nhờ sự trưởng thành từng trải do tuổi đời đem lại, nên cái cách đối diện với tình yêu của bà Vũ có điềm tĩnh hơn một chút. Mối tình trong Yêu muộn trở nên trong suốt như pha lê, tinh khôi như lòng con trẻ.

Trong Yêu muộn chúng ta còn bắt gặp nhiều tình yêu muộn khác, cũng éo le ngang trái, cũng phi thường bi đát. Tất cả được tả lại với lối viết cổ điển vẽ lên bức tranh yêu phong phú và tuyệt vời. P.B rất cảm thông với các mối tình này, những cuộc tình nở muộn dù không có kết quả gì nhưng nó cũng có nét đẹp riêng và đáng trân trọng, nó nhận được những chia sẻ rất tích cực từ người đọc, đại diện là những suy nghĩ của bạn bè bà Vũ trong Yêu muộn.

Đọc Yêu muộn, chúng ta sẽ được du ngoạn các căn phòng cổ kính, gặp gỡ các nền văn hóa đa dạng, gặp những tục lệ cổ của người Trung Hoa, hiểu được một thế giới mới và đặc biệt chúng ta cũng sẽ hiểu được mọi ngóc ngách của tâm hồn người Á đông trong buổi giao thoa văn hóa các vùng miền khác nhau trên thế giới… qua những buổi học của bà Vũ.

Thế rồi chính những lần gặp gỡ vị giáo sĩ, cũng chính nhờ cô vợ lẽ mà bà Vũ cưới cho chồng, ông Vũ nhận ra ông yêu vợ của mình sâu sắc, vâng Yêu muộn là tình yêu của hai ông bà Vũ đến khi có nhân vật thứ ba xen vào mà họ đã nhận ra tình yêu của họ có trong nhau.

Trong bài viết này tôi không dành viết phân tích các nhân vật, tôi chỉ muốn nói đến cảm nhận của tôi về toàn bộ cuốn sách. – P.B đã lột tả quá sâu sắc, có khi nói rằng đó chính là câu giải thích cho những phút xao lòng giữa các quan hệ của hai giới đàn ông và đàn bà. Phân bua cho những nhịp đập khác thường của trái tim.

Yêu muộn mở ra nhiều suy nghĩ rộng lượng giữa con người với nhau, vậy bạn chần chờ gì mà không tìm đọc, riêng tôi cái cách kết thúc câu chuyện của bà Vũ – P.B đã làm tôi mãn nguyện, vâng! Cuộc sống của chúng ta vui buồn đều do chính chúng ta tạo ra, đừng nên đỗ lỗi cho bất cứ vì nguyên nhân gì. Hãy trân trọng tình yêu đừng vội đánh giá nó, dù tình yêu đó có dành cho gió bay.

 

K. 11-12-2014

 
***
Pearl Buck (tên thật là Pearl Comfort Sydenstricker, có tên Trung Quốc là Trại Chân Châu) là con một nhà truyền giáo người Mỹ. Sau khi ra đời chưa đầy 5 tháng, bà đã được cha mẹ đưa sang Trung Quốc sinh sống. Từ nhỏ và suốt cả cuộc đời bà yêu mến và thích tìm hiểu cuộc sống của người dân Trung Quốc, cảm thông với những người dân địa phương bị nhiều tầng áp bức.

Năm 1938 Pearl Buck nhận giải thưởng Nobel vì các tác phẩm mô tả đời sống nông thôn Trung Hoa một cách phong phú và xác thực (chủ yếu với tiểu thuyết Đất Lành và hai cuốn tự truyện Người Tha Hương (1936) viết về người mẹ và Thiên Thần Chiến Đấu (1936) viết về cha của bà). Sau khi nhận giải, Pearl Buck tiếp tục sáng tác rất nhiều, ngoài văn xuôi bà còn viết kịch, kịch bản phim, tiểu luận và sách cho thiếu nhi. Bà cũng là người đã dịch Thủy Hử (All men are brothers) và một số tác phẩm văn học Trung Quốc sang tiếng Anh.

Cuối đời, bà quan tâm đến đề tài các nhà bác học nguyên tử buộc phải chế tạo vũ khí giết người hàng loạt. Đồng thời, bà tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội như: sáng lập ra tổ chức không vụ lợi Hiệp hội Đông Tây (The East and West Association, 1941) nhằm truyền bá những hiểu biết giữa các dân tộc trên thế giới; cùng chồng lập nên tổ chức Căn nhà tình nghĩa (Welcome Home, 1949) giúp trẻ mồ côi; lập ra Quỹ Pearl S. Buck (The Pearl S. Buck Foundation, 1963) và tặng cho quỹ này 7 triệu đôla.

• Tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt:  

Mời các bạn tải đọc sách Yêu Muộn của tác giả Pearl S. Buck & Văn Hòa (dịch) & Thiên Long (dịch).

Mọi người cũng tìm kiếm


Giá bìa 159.000

Giá bán

127.200

Tiết kiệm
31.800 (20%)
Giá bìa 159.000

Giá bán

127.200

Tiết kiệm
31.800 (20%)