Anh Là Ai, Tôi Là Ai |
|
Tác giả | Carl Gustav Jung |
Bộ sách | Tủ Sách Tâm Lí Trị Liệu |
Thể loại | Tâm Lý Học |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 |
Lượt xem | 5353 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 full Carl Gustave Jung Trần Khánh Ly Tủ Sách Tâm Lí Trị Liệu Tâm Lý Học Sức Khỏe Tham Khảo |
Nguồn | Duong Kobo |
Ta là ai giữa đời này? Có bao giờ bạn tự hỏi mình như vậy không? Chắc chắn là có chứ!
Hoang mang không biết chính mình là ai. Lạc lõng vì mãi hoài đi sai con đường. Mất phương hướng vì không biết sức mạnh của mình nằm ở đâu. Chúng ta đầy lo âu giữa một đời nhiều sợ hãi.
Làm một điều không hiểu tại sao mình làm. Thấy bản thân quá phức tạp, ngay chính mình cũng không hiểu nổi mình. Cuộc đời trao cho bạn quá nhiều định danh, và chính bạn đầy những hiểu lầm về mình.
Rút cùng bạn không biết những định danh ấy từ đâu đến. Bạn không biết nhân cách mình được cấu thành như thế nào. Hướng nội hay hướng ngoại là những kiểu người nhất thành bất biến, hay chỉ là một thái độ sống giúp xác lập bản thân?
Quá nhiều câu hỏi giữa một đời nhộn nhạo phải không?
Thực ra bạn đã có câu trả lời ngay trong tay đây rồi. Cuốn sách này sẽ:
- Giúp bạn thực sự nhận biết những nền tảng bí mật của nhân cách
- Trao cho bạn những tri thức kinh điển giúp bạn hiểu mình sâu sắc hơn bao giờ hết
- Soi sáng những mô hình tâm lí nhờ đó bạn có thể thấu suốt bất ai
Và nếu bạn vẫn loanh quanh đi tìm Tôi là ai - Anh là ai? Thì phải nói rằng, đây chắn chắn không phải là một cuốn sách cố gắng định danh và định vị bạn đâu. Đây là một nỗ lực để giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân bạn với thế giới, với con người và với chính bạn.
Thái độ làm nên tính cách, tính cách làm nên cuộc đời. Sau cùng, hướng nội hay hướng ngoại chỉ là cách bạn LỰA CHỌN một thái độ sống.
Bạn chọn điều gì, hãy thật rõ ràng và công bằng với mình.
Bạn làm điều gì, hãy kiên tâm và nhẫn nại với mình.
Bạn tin tưởng điều gì, hãy quyết liệt với điều ấy và với chính mình.
DÙ LÀ AI, BẠN CHẮC CHẮN MỘT MAI TỎA SÁNG BỞI THẤU SUỐT RỒI BẢN THÂN LẪN CUỘC ĐỜI VÀ CON ĐƯỜNG BƯỚC ĐI PHÍA TRƯỚC
CUỐN SÁCH MANG LẠI CHO BẠN ĐIỀU GÌ
Đây là những nền tảng bí mật của nhân cách
Và ta còn chưa nói hết với nhau, những lời về một con đường đẹp đẽ. Bạn có cần vài chỉ dẫn gần gũi hơn không nhỉ? Đây chắc chắn là điều bạn không nên bỏ lỡ. Vì đây là những chỉ dẫn giúp bạn:
> Hiểu tường tận sự hình thành cách suy nghĩ và hành động của mình;
> Nắm bắt xu hướng suy nghĩ và hành động của những người xung quanh;
> Lựa chọn công việc phù hợp với tính cách và sở trường của bản thân;
> Rèn luyện và phát huy ưu điểm của bản thân để ngày càng tỏa sáng;
> Giao tiếp khéo léo, linh hoạt, khôn ngoan nhờ hiểu mình hiểu người và hiểu đời;
> Trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt nhờ giúp người khác tự tin vào chính mình;
> Thắt chặt các mối quan hệ bởi thấu hiểu, đồng cảm với con người theo cách bạn chưa bao giờ từng biết.
Và còn gì nữa nhỉ?
Chính bạn chứ ai, đẹp tuyệt vời! Trong mỗi lời bạn nói, mỗi việc bạn làm, mỗi lựa chọn bạn sống.
***
Trong các trang sau đây tôi sẽ mô tả tổng quát các mẫu hình tâm lí, và hai dạng người tôi quan tâm trước hết là người hướng nội (introverted) và người hướng ngoại (extraverted). Ngoài ra, tôi cũng sẽ phác họa đặc điểm nhất định của những mẫu người đặc biệt, ở chỗ chức năng tạo nên sự khác biệt của họ quyết định cách họ thích nghi hay định hướng với cuộc sống. Hai kiểu mẫu đầu tôi gọi là các kiểu thái độ điển hình (general attitude types), vì họ bị thôi đẩy bởi hứng thú và dục năng libido1; các mẫu hình sau tôi gọi là các mẫu hình tâm lí tiêu biểu (function-types).
1 Libido: Dục năng (bản năng tính dục) hay dục tính. Là thuật ngữ được sử dụng trong phân tâm học để mô tả một dạng năng lượng do những đặc tính bản năng sinh dục và sinh tồn tạo ra. Theo Sigmund Freud, dục năng là một phần của bản năng và là động lực thúc đẩy mọi hành vi. Mặc dù thuật ngữ dục năng (tức libido) ngày nay bị người ta công khai bao quát hóa thành tình dục, nhưng đối với Freud, thuật ngữ này thể hiện cho tất cả nguồn năng lượng tinh thần và không chỉ giới hạn ở năng lượng từ quan hệ tình dục (Các chú thích về sau đều của ND).
Kiểu thái độ điển hình, như tôi đã nhiều lần chỉ ra, được phân biệt qua thái độ cụ thể của con người với đối tượng.
(i) Thái độ của người hướng nội với đối tượng là một thái độ chiết tách. Về bản chất, họ luôn phải đối mặt với vấn đề: Làm thế nào để dục năng libido không khởi lên trước đối tượng, nghĩa là phải liên tục chống lại hoặc làm mất tác dụng thôi miên của đối tượng.
(ii) Ngược lại, người hướng ngoại duy trì một liên hệ tích cực với đối tượng. Họ coi trọng đối tượng đến mức luôn để nó dẫn dắt và ràng buộc thái độ chủ quan của mình. Đối với họ, đối tượng luôn có tầm quan trọng tột bậc. Song về bản chất, đối tượng không bao giờ có giá trị đến mức đấy.
Hai mẫu người này về cơ bản là khác nhau, thể hiện sự tương phản rõ ràng. Ngay cả với những người không thông thạo tâm lí học, sự khác nhau đó cũng trở thành một thực tế hiển nhiên. Ai cũng biết rằng, có người ít nói lầm lì, khó hiểu, e dè và nhút nhát. Ngược lại, có người tính cách cởi mở, hòa đồng, sôi nổi, hoặc ít nhất thân thiện và dễ gần. Có người có mối quan hệ tốt với cả thế giới. Ngay cả khi bất đồng với nó, họ và thế giới ngoại tại vẫn giữ một liên hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Đương nhiên lúc đầu, người ta có xu hướng coi những khác biệt đó đơn thuần chỉ là những đặc điểm riêng. Nhưng mọi người sẽ sớm phát hiện ra rằng: Sự tương phản sâu rộng như thế không đơn thuần chỉ là trường hợp của vài cá nhân đơn lẻ. Đó là những mẫu hình thái độ điển hình, có tầm phổ quát hơn nhiều so với một trải nghiệm tâm lí hạn hẹp.
Trong thực tế, đây là sự đối lập tính cách ở mức cơ bản, đôi khi rõ ràng ở người này, có lúc mơ hồ ở người kia. Nhưng ở các cá nhân có cá tính rõ ràng, sự khác biệt này nổi lên bất cứ khi nào và trên mọi phương diện. Chúng ta có thể bắt gặp họ trong mọi tầng lớp xã hội, từ những người lao động bình thường, cho đến tầng lớp tri thức và các thành viên cao cấp nhất hay nổi bật nhất của một dân tộc. Hơn nữa, hướng nội hay hướng ngoại không phụ thuộc vào giới tính.
Một người bình thường khó có thể lựa chọn thái độ sống một cách có ý thức và có chủ ý với sự thận trọng và tỉnh táo cao độ. Giả định trường hợp rằng, một tầng lớp xã hội nhất định có nền giáo dục và môi trường tương tự nhau, sẽ có sự “đồng thanh tương ứng”, do vậy sẽ có cùng một kiểu thái độ chung phổ biến. Nhưng thực tế lại cho thấy điều ngược lại, rằng hướng nội hay hướng ngoại dường như phân bổ rất ngẫu nhiên. Trong cùng một gia đình, đứa con này có tính cách hướng nội và đứa còn lại mang tính cách hướng ngoại.
Việc lựa chọn thái độ sống nào không do ý thức quyết định, mà nhất định bắt nguồn từ bản năng vô thức nào đó. Sự tương phản giữa các mẫu hình tính cách với tư cách một hiện tượng tâm lí phổ quát, do đó kiểu gì cũng có một đặc điểm sinh học báo trước (biological precursor).
Mối liên hệ giữa chủ thể và khách thể (hay đối tượng), xét về mặt sinh học, luôn là mối quan hệ thích nghi. Bởi trong đó bao hàm tác động, điều chỉnh lẫn nhau từ hai phía. Những điều chỉnh này tạo nên sự thích ứng. Các kiểu thái độ điển hình trước một đối tượng do vậy chính là những quá trình thích nghi. Tự nhiên biết rằng, hai khuynh hướng thích nghi khác nhau về căn bản sẽ quyết định sự tồn tại xa dài hơn của sinh vật:
(i) Một khuynh hướng là gia tăng khả năng sinh sản, song khả năng phòng vệ và bảo tồn cá nhân khá yếu (Hướng ngoại);
(ii) Một khuynh hướng là trang bị các cách phòng vệ đa dạng cho cá nhân, tuy nhiên khả năng sinh sản tương đối kém (Hướng nội).
Sự tương phản sinh học này không chỉ đơn thuần tương ứng với hai kiểu mẫu thích nghi về tâm lí (hướng ngoại và hướng nội), mà còn là nền tảng chung phổ biến của chúng. Về điểm này, cần chỉ rõ tính chất riêng của hai kiểu đó:
(i) Khuynh hướng của người hướng ngoại là liên tục thôi thúc bản thân tỏa phát và “tiêu pha” nguồn lực nội tại, đồng thời lan truyền chính mình theo mọi cách;
(ii) Khuynh hướng của người hướng nội là bảo vệ mình khỏi các đòi hỏi từ đối tượng bên ngoài, hòng bảo trì năng lượng của bản thân, từ đó củng cố vị trí an toàn và bất khả xâm phạm cho mình.
Trực giác của Blake2 đã đúng khi mô tả hai dạng người này: một bên là “sinh sôi”, và một đằng là “phá hủy”. Thực tế ví dụ sinh học phổ biến cho thấy, cả hai kiểu người này đều là mẫu hình phổ biến và đều thành công. Điều này cũng đúng với các kiểu thái độ điển hình: một bên thành công nhờ các mối quan hệ đa dạng (hướng ngoại); một bên lại gặt hái thành quả thông qua độc quyền (hướng nội).
2 William Blake (1757 - 1827) là một nhà thơ, họa sĩ người Anh. Những người đương thời coi ông là điên vì những quan điểm khác biệt của mình. Song các nhà phê bình sau này đánh giá cao về tính biểu cảm và sáng tạo của ông. Nổi tiếng với tác phẩm The Marriage of Heaven and Hell.
Thực tế là trong những năm đầu đời, trẻ em thường thể hiện một thái độ điển hình không thể nhầm lẫn. Chúng ta vì vậy giả định rằng, đấy không phải là do cuộc đấu tranh sinh tồn – cái cấu thành yếu tố xác định một thái độ nào đó trong đứa trẻ – như những gì thường được hiểu. Có ý kiến cho rằng: Ngay cả trẻ sơ sinh còn đang ẵm ngửa đã có sẵn một khả năng thích nghi tâm lí vô thức, vì tính cách đặc biệt của người mẹ ở chừng mực nào đó ảnh hưởng và dẫn đến các phản ứng cụ thể trong đứa trẻ. Tuy nhiên, tôi không hẳn đồng tình với ý kiến này. Dù viện đến các dữ kiện thực tế không thể chối cãi, lập luận đấy lại khuất phục trước thực tế cũng không thể nào phủ nhận: Hai đứa trẻ cùng một mẹ thể hiện ra là hai mẫu người khác hẳn nhau ngay từ tấm bé, trong khi thái độ của người mẹ với chúng không thay đổi chút nào.
Dù tôi không đánh giá thấp ảnh hưởng vô cùng quan trọng của cha mẹ, song trải nghiệm này buộc tôi kết luận rằng: Yếu tố quyết định kiểu thái độ điển hình phải được tìm kiếm trong thiên hướng tâm tính của đứa trẻ.
Thực tế là, dù điều kiện hay môi trường bên ngoài tương tự nhau, một đứa con thuộc mẫu người này trong khi đứa còn lại là kiểu người kia, tất nhiên suy cho cùng phải quy về thiên hướng tâm tính cá nhân. Khi nói như thế, tôi ám chỉ những trường hợp lớn lên trong điều kiện bình thường.
Dưới các điều kiện bất thường, chẳng hạn như trong trường hợp người mẹ có thái độ cực đoan, thì những đứa con cũng có thể có một thái độ giống như mẹ chúng. Nhưng như thế tức là phạm vào thiên hướng cá nhân của chúng. Với thiên hướng đấy, chúng có lẽ đã trở thành một mẫu người khác nếu không có tác động bất thường và xáo trộn từ bên ngoài kia chen vào. Thường thì, bất cứ cá nhân nào, tâm lí bị bóp méo do tác động bên ngoài, sau này sẽ dễ mắc rối loạn thần kinh chức năng. Cách điều trị chỉ được tìm ra trong khi phát triển thái độ điển hình tương ứng với khuynh hướng tính cách bẩm sinh của cá nhân đó.
Khi nói về thiên hướng tâm tính, tôi chỉ có thể nói rằng: Rõ ràng, có những cá nhân tiềm chứa khả năng thiên về một dạng tâm tính nào đó. Hoặc, thiên hướng đấy giúp họ thích nghi tốt hơn là thiên hướng còn lại.
Xét đến cùng, các nguyên nhân sinh lí học (mà chúng ta không thể tiếp cận ở đây) đóng một vai trò quyết định trong việc tạo nên khuynh hướng tính cách này. Từ góc độ trải nghiệm của mình, tôi cho rằng, việc khuynh hướng nhân cách bị lẫn lộn sẽ rất có hại cho sức khỏe (tâm - sinh lí) của cá nhân, và thường dẫn đến tình trạng suy nhược cấp tính.
Mời bạn đón đọc Anh Là Ai Tôi Là Ai của tác giả Carl Gustave Jung & Trần Khánh Ly (dịch).