DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

100 Kiệt tác văn học kinh điển hay nhất mọi thời đại

Sau hai năm xem xét cẩn thận, Robert McCrum đã lựa chọn 100 tiểu thuyết vĩ đại nhất viết bằng tiếng Anh của mình...


top 100 classics
 

 
Câu chuyện về một người đàn ông tìm kiếm sự thật qua ngòi bút đơn giản và sắc sảo của Bunyan là một trong những tiểu thuyết kinh điển tiếng Anh phải đọc.

2. Robinson Crusoe – Daniel Defoe (1719)
Đến cuối thế kỷ 19, không có cuốn sách nào trong lịch sử văn học tiếng Anh đã dịch và chuyển thể nhiều như quyển Robinson Crusoe, đây quả là tuyệt tác của văn học thế kỷ 18 mà khó ai có thể cưỡng lại.

3. Gulliver’s Travels (Gulliver du ký) – Jonathan Swift (1726)

Một kiệt tác châm biếm làm nên tên tuổi Jonathan Swift Gulliver. Đứng thứ ba trong danh sách 100 tiểu thuyết kinh điển Anh ngữ mà bạn nhất định phải đọc trước tuổi 30.

4. Clarissa – Samuel Richardson (1748)
Clarissa là một nữ anh hùng bi thảm, bị áp lực bởi gia đình điền chủ vô đạo đức của mình để kết hôn với một người đàn ông giàu có mà cô ghét, trong cuốn sách mà Samuel Johnson mô tả là “cuốn sách đầu tiên trên thế giới thấy được trái tim con người.”

5. Tom Jones – Henry Fielding (1749)
Tom Jones là một cuốn tiểu thuyết cổ điển tiếng Anh nắm bắt được tinh thần của thời đại và có các nhân vật nổi tiếng đã đến để đại diện cho xã hội Augustus trong tất cả thói lắm lời, hỗn loạn, và đầy châm biếm.

6. The Life and Opinions of Tristram Shandy, Gentleman (Cuộc đời và Cao kiến của quý ngài Tristram Shandy) – Laurence Sterne (1759)
Cuốn tiểu thuyết sinh động của Laurence Sterne đã gây thích thú và kinh ngạc khi lần đầu tiên xuất hiện, nhưng tiếc thay thế hệ ngày nay đã dần quên đi tuyệt tác văn chương này.

7. Emma – Jane Austen (1816)
Emma là một kiệt tác của Jane Austen, một sự pha trộn lấp lánh của cuốn sách đầu tay của mình với một cảm giác sâu sắc của trái tim và ngòi bút của nữ tác giả.

8. Frankenstein – Mary Shelley (1818)

Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Mary Shelley đã được ca ngợi là một kiệt tác của thể loại kinh dị và rùng rợn.

9. Nightmare Abbey – Thomas Love Peacock (1818)
Những niềm vui lớn của Nightmare Abbey được lấy cảm hứng từ tình bạn giữa Thomas Love Peacock với Percy Bysshe Shelley, tác phẩm được xem là một trong những biểu tượng của phong trào phong trào văn học lãng mạn thời kỳ đó.

10. The Narrative of Arthur Gordon Pym of Nantucket (Câu chuyện về Arthur Gordon Gym xứ Nantucket) – Edgar Allan Poe (1838)
Trong cuốn tiểu thuyết này Edgar Allan Poe đã mang một câu chuyện phiêu lưu cổ điển với yếu tố siêu nhiên đã cuốn hút và làm ảnh hướng bao nhiêu thế hệ nhà văn sau đó.

11. Sybil – Benjamin Disraeli (1845)
Câu chuyện về một thủ tướng tương lai hiện lên sáng chói qua tiểu thuyết gia vĩ đại nhất thời Victoria.
jane eyre phim

Một cảnh trong phim chuyển thể từ tiểu thuyết Jane Eyre

12. Jane Eyre – Charlotte Brontë (1847)
Jane Eyre của Charlotte Brontë trở thành một kiệt tác của nước Anh thời Victoria. Đó là bước đột phá lớn mang đến cảm giác đối thoại thân mật của chính tác giả với người đọc.

13. Wuthering Heights (Đồi gió hú) – Emily Brontë (1847)
“Đồi gió hú” của Emily Brontë gây chú ý không chỉ vì vẻ đẹp hoang sơ của nó mà còn vì sự táo bạo của chính tác giả khi dám nghĩ và viết ra trong thời kỳ này.

14. Vanity Fair (Hội chợ phù hoa) – William Thackeray (1848)
Hội chợ phù hoa nổi bật trong danh sách này như một tác phẩm vĩ đại thời kỳ Victoria, được viết và xuất bản giữa thời kì phát triển của dòng văn học Anh.

15. David Copperfield – Charles Dickens (1850)
David Copperfield đã đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Dickens, đã giúp ông trở thành nghệ sĩ tuyệt vời và cũng đã đặt nền móng cho sau này, những kiệt tác xuất sắc hơn.

16. The Scarlet Letter (Chữ A màu đỏ) – Nathaniel Hawthorne (1850)
Cuốn sách đáng kinh ngạc của Nathaniel Hawthorne như một biểu tượng mãnh liệt và ám ảnh như Edgar Allan Poe.

17. Moby-Dick (Cá voi trắng) – Herman Melville (1851)
Trí tuệ, hài hước và hấp dẫn, câu chuyện mang tính sử thi của Melville tiếp tục tạo ra những vệt dài trên nền văn học Mỹ sau hàng trăm năm phát hành.

18. Alice’s Adventures in Wonderland (Alice ở xứ ở Thần tiên) – Lewis Carroll (1865)
Câu chuyện ảo tưởng mang đầy màu sắc rực rỡ của Lewis Carroll là một trong những tác phẩm thiếu nhi gây ảnh hưởng nhất và được yêu thích nhất trong nền văn học kinh điển thế giới.

19. The Moonstone (Đá mặt trăng) – Wilkie Collins (1868)
Kiệt tác của Wilkie Collins ca ngợi là một tiểu thuyết trinh thám Anh vĩ đại nhất, là một sự kết hợp tuyệt vời của giật gân và thực tế.

20. Little Women (Người phụ nữ nhỏ bé) – Louisa May Alcott (1868-9)
Câu chuyện nguyên bản của Louisa May Alcott nhằm vào kể về đời sống của phụ nữ trong thời đại cũ nhưng đã không bao giờ được in ra.

21. Middlemarch – George Eliot (1871-2)
Đây có thể xem là một trong những tượng đài vĩ đài nhất của tiểu thuyết viết về thời Victoria.

22. The Way We Live Now – Anthony Trollope (1875)
Lấy cảm hứng từ cơn giận dữ của tác giả trút lên thời kỳ trì trệ của Anh, và bác bỏ bởi các nhà phê bình vào thời điểm đó, The Way We Live Now được công nhận là kiệt tác của Trollope.

23. The Adventures of Huckleberry Finn (Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn) – Mark Twain (1884/5)
Câu chuyện về một cậu bé nổi loạn và một nô lệ chạy trốn nhằm tìm sự giải thoát tại các vùng biển của Mississippi của Mark Twain vẫn là một tuyệt tác cổ điển của văn học Mỹ.

24. Kidnapped – Robert Louis Stevenson (1886)
Một câu chuyện phiêu lưu ly kỳ, đầy những tình tiết lịch sử và nghiên cứu hấp dẫn của nhân vật Scotland, bị bắt cóc đã không hề mất đi sức mạnh của nó cho đến tận hôm nay.

25. Three Men in a Boat (Ba gã cùng thuyền) – Jerome K Jerome (1889)
Câu chuyện cổ điển của Jerome K Jerome về một sự rối tung tình cờ trên sông Thames vẫn còn là một viên ngọc đầy hài hước một cách sống động.

26. The Sign of Four (Dấu bộ tứ) – Arthur Conan Doyle (1890)
Conan Doyle đã mang đến chuyến thám hiểm thứ hai của Sherlock Holmes và bác sĩ Watson đầy gây cấn với những tình tiết thú vị.
 
dau bo tu phim
Helmut Berger và Richard Todd trong bộ phim chuyển thể của tiểu thuyết The Picture of Dorian Gray năm 1970.

27. The Picture of Dorian Gray (Chân dung Dorian Gray) – Oscar Wilde (1891)
Câu chuyện được xem là chân dung của chính tác giả Oscar Wilde thời trẻ, sắc đẹp và tham nhũng đã được thể hiện một cách mãnh liệt và đi cùng sự từ chối của nhiều đơn vị xuất bản lúc ra mắt.

28. New Grub Street – George Gissing (1891)
Tác phẩm của George Gissing miêu tả các sự kiện khó khăn của một đời sống văn học vẫn còn hiện hữu đến ngày nay như nó đã từng có trong những năm cuối thế kỷ 19.

29. Jude the Obscure – Thomas Hardy (1895)
Hardy bày tỏ nỗi lòng sâu kín nhất của mình trong quyển tiểu thuyết đầy tức giận, trống trải này, và sau khi bị vùi dập bởi những nhận xét đầy thù nghịch, ông không bao giờ viết cuốn khác nữa.

30. The Red Badge of Courage – Stephen Crane (1895)
Câu chuyện về hành trình tìm lại nhân tính của một người lính trẻ của Stephen Crane là nền tảng cho cuốn tiểu thuyết vĩ đại về nội chiến Mỹ.

31. Dracula – Bram Stoker (1897)
Câu chuyện ma cà rồng kinh điển của Bram Stoker là câu chuyện mang đậm tinh thần thời đại nhưng vẫn còn âm vang suốt hơn một thế kỉ sau này.

32. Heart of Darkness – Joseph Conrad (1899)
Tuyệt tác của Joseph Conrad về chuyến hành trình thay đổi cuộc đời trong khi tìm kiếm Mr Kurtz mang trong mình vẻ đơn giản của một câu chuyện thần thoại vĩ đại.

33. Sister Carrie – Theodore Dreiser (1900)
Theodore Dreiser chẳng phải là một nhà văn chăm chút từng câu chữ, nhưng có một động lực mạnh mẽ ẩn trong quyển tiểu thuyết kiên định của ông về giấc mơ Mỹ của một cô gái nông thôn.

34. Kim – Rudyard Kipling (1901)
Trong tác phẩm về cậu bé gián điệp huyền thoại của Rudyard Kipling, nhân vật mồ côi mang hai dòng máu Ấn Anh buộc phải chọn lựa giữa hai nền văn hóa Kim, tuyệt tác đặc biệt xuất sắc mang tính thời sự của Kipling.

35. The Call of the Wild (Tiếng gọi nơi hoang dã) – Jack London (1903)
Những cuộc phiêu lưu sống động trở lại nơi hoang dã của một chú chó nhà thể hiện văn phong tuyệt vời và lối kể chuyện tài tình của Jack London.

36. The Golden Bowl – Henry James (1904)
Văn học Mỹ chưa bao giờ chứng kiến một tác phẩm nào kỳ thú, rối rắm và ngột ngạt như tác phẩm của Henry James.

37. Hadrian the Seventh by Frederick Rolfe (1904)
Câu chuyện lý thú được khéo léo sắp đặt về một gã chuyên viết thuê đồng thời cũng là một vị linh mục mà sau này trở thành Giáo hoàng đã lột tả một cách sống động chính tác giả lập dị của nó – người được DH Lawrence mô tả là một kẻ “nửa người nửa quỷ”.

38. The Wind in the Willows (Gió qua rặng liễu) – Kenneth Grahame (1908)
Một tác phẩm kinh điển về cuộc sống bên bờ sông và cũng là một đóng góp to lớn tạo nên huyền thoại nước Anh thời Edward.

39. The History of Mr Polly – HG Wells (1910)
Có rất nhiều lựa chọn tuyệt vời trong các tác phẩm của HG Wells, nhưng với bức biếm họa một nhân vật rất giống tác giả, tiểu thuyết này thật sự nổi bật.

40. Zuleika Dobson – Max Beerbohm (1911)
Thời gian đã phủ bóng lên tác phẩm châm biếm nhẹ nhàng ý nhị thời Edward của tác giả Max Beerbohm. Zuleika Dobson, viết bởi một trong những nhà văn dí dỏm bậc nhất vương quốc Anh, là một tác phẩm trào phúng kiệt xuất thời Edward kể về cuộc sống xứ Oxford; ngày nay được đánh giá là bí ẩn và giàu sức thuyết phục hơn.

41. The Good Soldier – Ford Madox Ford (1915)
Kiêt tác của Ford là một khảo cứu sâu sắc về sự biến chất đằng sau bộ mặt của một quý ông người Anh – và những ảnh hưởng về văn phong của cuốn sách vẫn còn cho đến ngày nay. .

42. The Thirty-Nine Steps – John Buchan (1915)
Tiểu thuyết tình báo ly kỳ của John Buchan, với những lối hành văn súc tích và hiện đại, một khi đã bắt đầu đọc thì khó mà đặt xuống được.

43. The Rainbow – DH Lawrence (1915)
The Rainbow có lẽ là tác phẩm đặc sắc nhất của DH Lawrence, minh chứng cho một nhà văn cấp tiến, thất thường và hiện đại.

44. Of Human Bondage (Kiếp người) – W Somerset Maugham (1915)
Cuốn tiểu thuyết nửa tự thuật của Somerset Maugham thể hiện tính trung thực đầy hoang dại và tài năng kể chuyện đỉnh cao của tác giả.

45. The Age of Innocence (Thời thơ ngây) – Edith Wharton (1920)
Câu chuyện về một cuộc hôn nhân tồi tệ ở New York chính là bản cáo trạng đanh thép lên án một xã hội xa rời đạo lý và văn hóa.

46. Ulysses – James Joyce (1922)
Một ngày của ba người Dublin được tái hiện trong một tác phẩm đồ sộ với lối chơi chữ vượt trội hơn cả Shakespeare.

47. Babbitt – Sinclair Lewis (1922)
Cuốn sách đầy thú vị về nước Mỹ của những năm 1920 bù đắp những thiếu sót về cấu trúc và mẹo viết văn bằng lối châm biếm sống động và thành công trong xây dựng nhân vật.

48. A Passage to India – EM Forster (1924)
Tác phẩm thành công nhất của EM Forster dự báo được tương lai của chủ nghĩa đế quốc với một sự thấu thị phi thường.

49. Gentlemen Prefer Blondes – Anita Loos (1925)
Dù thế nào, chúng ta cũng không thể bỏ qua tác phẩm có tầm ảnh hưởng đã góp phần định nghĩa nên thời đại nhạc Jazz này của Anita Loos.

50. Mrs Dalloway (Quý bà Dalloway) – Virginia Woolf (1925)
Cuốn tiểu thuyết vĩ đại của Woolf đã biến một ngày chuẩn bị cho bữa tiệc thành tấm nền cho đề tài về tình yêu đã đánh mất, những lựa chọn trong cuộc sống, và bệnh tâm thần.
 
the great gatsby phim
Carey Mulligan và Leonardo DiCaprio trong phim The Great Gatsby.

51. The Great Gatsby (Đại gia Gatsby) – F Scott Fitzgerald (1925)
Kiệt tác về thời đại jazz của Fitzgerald đã trở thành một ẩn dụ trớ trêu về bí ẩn muôn đời của nghệ thuật.

52. Lolly Willowes – Sylvia Townsend Warner (1926)
Người phụ nữ trẻ trốn chạy lề thói bằng việc trở thành một phù thủy trong tác phẩm châm biếm về xã hội Anh sau chiến tranh Thế giới thứ I.

53. The Sun Also Rises (Mặt trời vẫn mọc) – Ernest Hemingway (1926)
Cuốn tiểu thuyết đầu tay và cũng là xuất sắc nhất của Hemingway dẫn lối đến Tây Ban Nha những năm 1920 để khám phá lòng dũng cảm, sự hèn nhát và tính chân thật đầy chất nam nhi.

54. The Maltese Falcon – Dashiell Hammett (1929)
Ảnh hưởng từ tiểu thuyết tội phạm ly kỳ của Dashiell Hammett và nam chính lạnh lùng Sam Spade có thể được tìm thấy khắp nơi, từ Chandler cho đến Le Carré Raymond Chandler.

55. As I Lay Dying (Khi tôi nằm chết) – William Faulkner (1930)
Ảnh hưởng từ câu chuyện đa ngôi kể về cuộc sống nông thôn vùng Mississippi của William Faulkner vẫn còn cảm nhận được đến ngày hôm nay.

56. Brave New World – Aldous Huxley (1932)
Góc nhìn của Aldous Huxley về xã hội loài người trong tương lai khi bị ngự trị bởi chủ nghĩa tư bản toàn cầu là điều có thể thấy trước như cái xã hội rối rắm nổi tiếng của Orwell.

57. Cold Comfort Farm – Stella Gibbons (1932)
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Gibbons đã giễu nhại trào phúng dòng tiểu thuyết đồng quê thịnh hành cuối thời Victoria và để lại ảnh hưởng sâu rộng cho các thế hệ văn chương sau đó.

58. Nineteen Nineteen – John Dos Passos (1932)
Tác phẩm thứ hai trong bộ ba tác phẩm USA (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) của John Dos Passos mang một cuộc cách mạng trong ý tưởng, kĩ thuật kể chuyện và ấn tượng để lại.

59. Tropic of Cancer – Henry Miller (1934)
Tác phẩm đầu tay của nhà văn người Mỹ đắm chìm vào thế giới ngầm ở Paris với tình dục phóng túng, làm thay đổi cả diễn biến của câu chuyện – nhưng không tránh khỏi việc phải đối đầu với việc kiểm duyệt.

60. Scoop – Evelyn Waugh (1938)
Áng văn châm biếm của Evelyn Waugh về Fleet Street vẫn còn sâu sắc và đáng nhớ cho đến tận ngày hôm nay.

61. Murphy – Samuel Beckett (1938)
Tiểu thuyết đầu tiên được xuất bản của Samuel Beckett là một tuyệt tác kỳ quái, một sân khấu cho tiếng nói hài hước độc đáo của riêng ông “Mặt trời lên, chẳng có gì khác thay, vào một ngày chẳng có gì mới mẻ.”

murphy phim
Humphrey Bogart, Lauren Bacall trong phim The Big Sleep.

62. The Big Sleep – Raymond Chandler (1939)
Tiểu thuyết đầu tay của Raymond Chandler với phong cách hiện thực đen tối đã làm sống lại thế giới ngầm nhơ nhớp của Los Angeles và dĩ nhiên là cả Philip Marlowe, vị thám tử tiêu biểu của thể loại trinh thám.

63. Party Going – Henry Green (1939)
Lấy bối cảnh trước thềm chiến tranh, kiệt tác hiện đại bị lãng quên này tập trung vào một nhóm những con người trẻ tuổi thích tiệc tùng với tương lai xán lạn nhưng bị trì hoãn bởi sương mù.

64. At Swim-Two-Birds – Flann O’Brien (1939)
Một lớp mê cung, đa tầng nghĩa và hài hước, tác phẩm của Flann O’Brien đã phản ánh một mẫu mực của tiểu thuyết Ai-len.

65. The Grapes of Wrath (Chùm nho phẫn nộ) – John Steinbeck (1939)
Là một trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của nước Mỹ, những trang văn về một gia đình bị chia cắt bởi đói nghèo và tuyệt vọng trong cuộc Đại suy thoái đã làm cả xã hội Mỹ bàng hoàng.

66. Joy in the Morning – PG Wodehouse (1946)
Cuốn tiểu thuyết về người đầy tớ Jeeves được PG Wodehouse viết trong những năm tháng thăng trầm nhất tại nước Đức chiến tranh xứng đáng đứng trong hàng ngũ kiệt tác của nhà văn này.

67. All the King’s Men – Robert Penn Warren (1946)
Một câu chuyện cuốn hút về lòng tham của con người, đặt trong bối cảnh những năm 1930 tại miền Nam nước Mỹ.

68. Under the Volcano – Malcolm Lowry (1947)
Tuyệt tác của Malcolm Lowry về những thời khắc cuối cùng của một cựu ngoại giao nghiện rượu ở Mexico đã mở màn cho nhiều tranh cãi.

69. The Heat of the Day – Elizabeth Bowen (1948)
Cuốn tiểu thuyết ra đời năm 1948 của Elizabeth Bowen đã lột tả hoàn hảo không khí thành London trong cuộc oanh kích Blitz (diễn ra chớp nhoáng từ năm 1940 đến năm 1941), đồng thời mang đến những góc nhìn sâu sắc về lòng người.

nineteen eighty four phim
Richard Burton và John Hurt trong bộ phim chuyển thể từ Nineteen Eighty-four.

70. Nineteen Eighty-Four – George Orwell (1949)
Kiệt tác cổ điển đầy đen tối của George Orwell được xem là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất trong tiếng Anh của thế kỷ 20.

71. The End of the Affair – Graham Greene (1951)
Câu chuyện cảm động của Graham Greene về ngoại tình và hệ quả của nó cùng một số tình tiết quan trọng trong tác phẩm của ông.

72. The Catcher in the Rye (Bắt trẻ đồng xanh) – JD Salinger (1951)
Tác phẩm của JD Salinger đi sâu vào nghiên cứu tâm lý về cuộc nổi loạn tuổi mới lớn vẫn là một trong những tiểu thuyết Mỹ gây tranh cãi nhất và được yêu thích nhất của thế kỷ 20.

73. The Adventures of Augie March – Saul Bellow (1953)
Trong cuộc săn lùng kéo dài để xác định các cuốn tiểu thuyết vĩ đại người Mỹ, cuốn sách thứ ba miêu tả về thủ đoạn của bọn điếm của Saul Bellow đã cho độc giả thấy được nhiều mặt trái.

74. Lord of the Flies (Chúa ruồi) – William Golding (1954)
Câu chuyện về bọn trẻ trên đảo của Golding đã cho độc giả thấy được rõ về “rác rưởi & đần độn”, một quan sát tỉ mỉ về ý niệm đen tối đã trở thành một tuyệt tác cổ điển.

75. Lolita – Vladimir Nabokov (1955)
Tác phẩm Lolita của Nabokov vượt qua ranh giới của niềm vui sướng, nó đã trở thành một áng văn làm cả thế giới phải tìm đọc.

76. On the Road (Trên đường) – Jack Kerouac (1957)
Có thể nói Kerouac là nhà văn tạo nên nền văn học mang tính lịch sử của chính thế hệ ông, On the road đã trở thành nổi tiếng ngay khi vừa phát hành.

77. Voss – Patrick White (1957)
Một câu chuyện tình yêu nhằm chống lại sự biến mất của một nhà thám hiểm trong vùng hẻo lánh, Voss đã mở đường cho một thế hệ nhà văn Úc nhún vai ra khỏi quá khứ thuộc địa.

78. To Kill a Mockingbird (Giết con chim nhại) – Harper Lee (1960)
Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Harper Lee đã làm đủ một mình để đảm bảo sự nổi tiếng lâu dài cho tác giả, và vẫn là một tác phẩm cổ điển không thể bỏ qua.

79. The Prime of Miss Jean Brodie – Muriel Spark (1960)
Ngắn nhưng chứa đựng nhiều buồn vui lẫn lộn, câu chuyện của Muriel Spark về sự sụp đổ của một tình nhân người Scotland là một kiệt tác của câu chuyện viễn tưởng.

80. Catch-22 – Joseph Heller (1961)
Tiểu thuyết chống chiến tranh gay gắt này đã được làm chậm cháy lên trí tưởng tượng cho hàng triệu độc giả, được coi như một sự phê phán mang tính đột phá của về quân sự.

81. The Golden Notebook (Cuốn sổ vàng) – Doris Lessing (1962)
Được coi là một trong những tác phẩm quan trọng của phong trào phụ nữ của những năm 1960, quyển sách về việc tìm kiếm lối thoát trong hôn nhân của một phụ nữ đối với bản sắc cá nhân và chính trị vẫn còn là một thách thức, tham vọng.

a clockwork orange phim
Malcolm Macdowell trong phim A Clockwork Orange của đạo diễn Stanley Kubrick.

82. A Clockwork Orange – Anthony Burgess (1962)
Tác phẩm cổ điển đen tối của Anthony Burgess vẫn tiếp tục gây giật mình và kích động, không chịu được tỏa sáng bởi đạo diễn Stanley Kubrick.

83. A Single Man (Người cô độc) – Christopher Isherwood (1964)
Câu chuyện của một người Anh đồng tính đấu tranh với cái chết của người tình sau 8 năm yêu thương của Christopher Isherwood là một tác phẩm sáng chói và nhói đau.

84. In Cold Blood (Máu lạnh) – Truman Capote (1966)
Cuốn tiểu thuyết hư cấu của Truman Capote vềmột câu chuyện có thật của vụ giết người đẫm máu ở nông thôn Kansas, mở ra một thời kỳ đen tối của hậu chiến Mỹ.

85. The Bell Jar (Quả chuông ác mộng) – Sylvia Plath (1966)
Khóa nhạc xót thương bằng chữ của Sylvia Plath, ở đó một người phụ nữ phải vật lộn với danh tính của mình trước áp lực xã hội, là tác phẩm quan trọng về nữ quyền của người Mỹ da trắng.

86. Portnoy’s Complaint – Philip Roth (1969)
Cuốn tiểu thuyết hài hước thâm thúy về ám ảnh thủ dâm của một người trẻ Mỹ gốc Do Thái đã gây nên những cơn phẫn nộ trong giới xuất bản, nhưng đó vẫn là tác phẩm chói lọi nhất của tác giả.

87. Mrs Palfrey at the Claremont – Elizabeth Taylor (1971)
Nghiên cứu nhạy cảm về tính lập dị của nhân vật khi ở tuổi già của Elizabeth Taylor là một chân dung sắc bén và dí dỏm về cuộc sống nước Anh thời hậu chiến những năm 60, khi đang đối mặt với những đổi thay tích cực.

88. Rabbit Redux – John Updike (1971)
Harry “Rabbit” Angstrom, người bạn chí cốt xoàng xĩnh đáng mến của Updike, là một trong những nhân vật vĩ đại của văn học Mỹ, bên cạnh Huck Finn và Jay Gatsby.

89. Song of Solomon – Toni Morrison (1977)
Tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà văn đoạt giải Nobel, gợi nhớ về một thế kỷ 20 đầy biến động của những người Mỹ gốc Phi.

90. A Bend in the River (Khúc quanh của dòng sông) – VS Naipaul (1979)
Cái nhìn tối tăm của VS Naipaul về con đường đến với độc lập của một dân tộc châu Phi khiến ông phải mang tiếng là phân biệt chủng tộc, song đó vẫn là một tuyệt tác.

91. Midnight’s Children (Những đứa con của nửa đêm) – Salman Rushdie (1981)
Sự hòa quyện giữa cá thể và lịch sử trong cuốn tiểu thuyết Anh Ấn đầy hấp dẫn và thách thức về chàng trai trẻ sinh ra đúng vào giây phút độc lập của Ấn Độ.

92. Housekeeping – Marilynne Robinson (1981)
Tất cả mọi người, từ Barack Obama cho tới Bret Easton Ellis, đều ngưỡng mộ câu chuyện về chị em mồ côi và bà dì lập dị của họ tại thị trấn Idaho xa xôi của Marilynne Robinson.

money phim
Nick Frost trong phim Money với vai diễn John Self.

93. Money: A Suicide Note – Martin Amis (1984)
Tác phẩm thơ định nghĩa thời đại thái quá của Martin Amis đã đưa đến một trong những quái vật vĩ đại nhất của văn học hiện đại, John Self, và hẵn đã tự sát.
94. An Artist of the Floating World – Kazuo Ishiguro (1986)
Tiểu thuyết của Kazuo Ishiguro về người nghệ sĩ đã nghỉ hưu của nước Nhật sau chiến tranh, về sự nghiệp của ông trong những năm đen tối của đất nước, là một tuyệt tác của thể loại hư cấu.
95. The Beginning of Spring – Penelope Fitzgerald (1988)
Tác phẩm của Fitzgerald, lấy bối cảnh ở nước Nga ngay trước cuộc cách mạng Bolshevik, là tuyệt tác của bà: một bức tiểu họa vĩ đại với phép màu bất chấp mọi phê phán.
96. Breathing Lessons – Anne Tyler (1988)
Bản khắc họa về cuộc hôn nhân của bậc cha mẹ ở vùng trung Mỹ của Anne Tyler đã thể hiện tài kể chuyện, sự tính toán khôi hài và khả năng ngôn ngữ hoàn hảo của bà.
97. Amongst Women – John McGahern (1990)
Tuyệt tác Ai-len hiện đại vừa là một nghiên cứu về những khiếm khuyết của chế độ chuyên chế vừa là khúc bi thương cho một thế giới đã mất.
98. Underworld – Don DeLillo (1997)
Cây viết của “nhận thức đáng sợ”, Don Delillo dẫn người đọc vào cuộc hành trình phi thường qua lịch sử và văn hóa đại chúng của nước Mỹ.
99. Disgrace (Ruồng bỏ) – JM Coetzee (1999)
Trong tuyệt tác giành giải Booker, cái nhìn vô cùng nhân văn của Coetzee ngấm vào thế giới hư cấu vừa chào đón vừa làm xáo trộn cả những lý giải chính trị.
100. True History of the Kelly Gang – Peter Carey (2000)
Peter Carey kết thúc danh sách các tượng đài văn học của chúng ta với tác phẩm đoạt giải Booker, kể về cuộc đời và thời đại của nhân vật bỉ ổi của nước Úc, Ned Kelly.
Hanki NG - bookaholic.vn

Giá bìa 85.000

Giá bán

68.000

Giá bìa 85.000

Giá bán

68.000