DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Bạn thích bản dịch nào của tác phẩm

Độc giả Việt Nam hẳn không xa lạ gì với “Bố Già” - cuốn tiểu thuyết được đánh giá là hay nhất về giới giang hồ Mafia ở Mỹ. Nhà văn Mario Puzo, cha đẻ của “Bố Già” lại thú nhận rằng ông không hề hào hứng khi viết cuốn sách bán chạy nhất này, ông chỉ viết n


Hiện nay, tác phẩm này đang có 3 bản dịch, đó là:
- Bố Già - Mario Puzo & Đặng Phi Bằng (dịch) https://dtv-ebook.com.vn/bo-gia_16222.html
- Bố Già - Mario Puzo & Đoàn Tử Huyến (dịch) & Trịnh Huy Ninh (dịch) https://dtv-ebook.com.vn/bo-gia_19204.html
- Bố Già - Mario Puzo & Ngọc Thứ Lang (dịch) https://dtv-ebook.com.vn/bo-gia_9200.html

Bạn đã đọc và thích bản dịch nào nhất!?

Dưới đây là so sánh đánh giá hai bản dịch của Ngọc Thứ Lang và Đặng Phi Bằng.

Ngọc Thứ Lang đã tạo lên tên tuổi của tác phẩm, đã Việt hóa tên tác phẩm một cách không thể mỹ mãn hơn.
Nhưng do phòng tác nhiều nên tác phẩm Bố Già Ngọc Thứ Lang bị mất chất Mỹ chất mafia nhiều quá, thay vào đó là chất Việt giang hồ Chợ Lớn nên nhiều khi cảm nhận tác phẩm sẽ không còn tính nguyên vẹn như khi đọc tác phẩm gốc.
Trước giờ em để ý có kha khá nhiều người không thích phong cách Ngọc Thứ Lang.

Bìa bản dịch của Ngọc Thứ Lang
Bìa bản dịch của Ngọc Thứ Lang
 
Với phe winner thì quá đơn giản : đọc bản gốc của Puzo là xong.
Nhưng đó là Winner trên thông anh văn dưới nhiều tiền mua sách gốc, còn các loser Eng bập bõm như em thì phải làm sao?!
Cũng may là ngoài Ngọc Thứ Lang còn có nhiều dịch giả khác đã tham gia dịch tác phẩm này nên cũng có tính cạnh tranh.
Không như Harry Potter - ai ko cảm được cách dịch của Lý Lan mà tiếng Anh ngu thì chỉ có nước chịu chết.
Trước em chỉ biết có mỗi bản dịch khác của Đoàn Tử Huyến & Trịnh Huy Ninh, tuy nhiên thấy nhiều người chê là đây chỉ là dịch giả tiếng Nga, và có nhiều đoạn còn mượn nguyên xi từ Ngọc Thứ Lang - chỉ chỉnh sửa bắc hóa 1 vài câu.

Nay mới biết là có thêm bản của Dịch Giả Đặng Phi Bằng và thực sự thấy hứng thú vì nó dịch theo đúng nguyên tác, tức là ông Puzo nói gì thì sẽ dịch như thế, không như Ngọc Thứ Lang sẽ là đại khái ông Puzo nói gì sẽ Việt hóa phong cách để truyền tải nội dung như thế.
 
Bìa bản dịch Đặng Phi Bằng
Bìa bản dịch Đặng Phi Bằng
 
Đây sẽ là bản dịch phù hợp cho những ai đã đọc Bố Già - Ngọc Thứ Lang mà ko quen được phong cách hơi bình dân giang hồ Sài gòn trong đó.
Bản dịch của Đặng Phi Bằng em thấy dịch giả đã bám sát theo nguyên tác, thể hiện hồn cốt của Puzo, phong cách Mafia Mẽo Ý chứ không như Bố Già tiếng Việt hồn cốt Ngọc Thứ Lang.
Do Fan Ngọc Thứ Lang quá đông, nên google Đặng Phi Bằng Bố Già không có nhiều bài viết đề cập đến,
Nên hôm nay em bỏ chút thời gian, viết về bản này, để anh em có thêm tư liệu tham khảo,
==========================================​
So sánh giữa các bản dịch​:
Chương 2:​
• Nguyên tác:
The voice that came over the phone was unrecognizable with hate and passion. "You fucking bastard,” Woltz screamed. “I’ll have you all in jail for a hundred years. I’ll spend every penny I have to get you. I’ll get that Johnny Fontane’s balls cut off, do you hear me, you guinea fuck?”
Hagen said kindly, “I’m German-Irish.” There was a long pause and then a click of the phone being hung up. Hagen smiled. Not once had Woltz uttered a threat against Don Corleone himself. Genius had its rewards.
• Đặng Phi Bằng
Từ bên kia đầu dây vang lên tiếng gào, căm giận đến lạc cả giọng của Jack Woltz:
- Lũ khốn khiếp. Tao sẽ cho tụi mày tù mục xương. Sẽ chi đến đồng bạc cuối cùng, dù phải dốc hết túi để tống chúng mày vào tù, tao cũng lam bằng được. Tao sẽ thiến thằng điếm Johny Fontane. Mày nghe rõ chưa ? Hả thằng Ý nhà quê?
Hagen nói nhẹ nhàng:
- Tao là thằng Đức-Ái Nhĩ Lan
Im Lặng một lúc, rồi có tiếng đặt điện thoại xuống.
Hagen mỉm cười. Đây đâu phải là lần đầu lão hăm dọa Ông Trùm. Và lão được lãnh phần thưởng rồi đó.
Đoạn này Đặng Phi Bằng dịch sai nguyên tác
• Bản Ngọc Thứ Lang:
Giọng trong tê-lê-phôn hối hả, giận dữ làm sao! Chẳng nhận ra tiếng ai... nhưng còn ai ngoài lão? Jack Woltz gầm lên: “Bọn chó đẻ khốn nạn! Ông tống cha chúng mày vào tù hết, cho chúng mày rũ tù cả đám. Ông chơi chúng mày xả láng, chơi hết nghiệp ông cũng chơi! Thằng Johnny Fontane ông sẽ thiến nó, nhớ vậy quân chó đẻ....”
Hagen tỉnh bơ: “Coi, tôi có cha có mẹ đàng hoàng”. Tiếng cúp máy giận dữ. Lão Woltz này hay thực... Vẫn còn biết né, vẫn không dám nhắc đến cái tên Vito Corleone!
• Bản Trịnh Huy Ninh & Đoàn Tử Huyến:
Giọng bên đầu dây đằng kia toang toác chối tai đến không nhận ra nổi:
— Đồ dòi bọ hôi thối, - Woltz hét the thé - Bố mày nhốt hết chúng mày vào nhà đá bây giờ. Mất bao nhiêu bố mày cũng chơi, phen này chúng mày rũ tù cả đám. Cái thằng Johnny Fontane, ông cứ phải cho không ngóc đầu lên nổi mới hả, mày nghe ra chưa, quân Italian đê tiện kia.
Hagen nói ngọt xớt:
— Thằng em là người Đức lai Irland cơ ạ!
Lại ngưng một lúc lâu, sau đó trong ống nghe có tiếng xoạch một cái, Woltz bỏ máy. Hagen cười khẩy. Woltz không dám nói lời nào động đến Don Corleone. Tài năng đã được công nhận.
1. Chương 4​
Gốc :
Paulie Gatto stood up to shake hands. Michael looked at him curiously. He knew Paulie was his father’s bodyguard but did not know that Paulie had stayed home sick that day. But he sensed tension in the thin dark face. He knew Gatto’s reputation as an up-and-coming man, a very quick man who knew how to get delicate jobs done without complications, and today he had failed in his duty.
Đặng Phi Bằng:
Paulie Gatto đứng dậy bắt tay Micheal. Nó tò mò nhìn thằng Paulie. Nó biết Paulie là hộ vệ của ông già, nhưng chưa biết chuyện hôm nay thằng Paulie lại nghỉ bệnh. Nó nhận thấy nét căng thẳng trên mặt Paulie. Nó biết thằng Paulie là một đứa có tiếng tiến bộ, nhanh nhạy, tháo vát, vậy mà hôm nay lại thất bại khi đang làm công việc bảo vệ ông già sao?
Ngọc Thứ Lang:
Liền sau đó Paulie Gatto đứng dậy bắt tay, điệu bộ nó lạ khác hẳn! Biết nó là cận vệ của ổng nhưng Michael đâu đã hay nó bị cảm, xin nghỉ từ sáng? Vẻ khác lạ trên khuôn mặt nó không giấu nổi Michael: thằng này xưa nay chơi kĩ nổi tiếng khôn ngoan, ai cũng biết sao nó lại nhè đúng lúc tai họa đổ ập xuống nhà này để vắng mặt nhỉ?
THL - DTH:
Paulie Gatto cũng bước đến chào hỏi. Michael tò mò nhìn gã. Biết Paulie là cận vệ của bố mình, nhưng Michael chưa biết rằng hôm nay gã kêu bị cảm nên không đi làm. Anh để ý ngay bộ mặt căng thẳng trên bộ mặt ngăm ngăm của thằng cận vệ. Nghe nói Paulie xưa nay chơi kĩ, có nhiều hứa hẹn, làm việc nhanh gọn lắm. Hôm nay gã xuống sắc.
Mạn phép bình loạn :
Đoạn văn, tác giả có đề cập là Micheal ko biết vụ Paulie nghỉ việc, chỉ biết là nó là cận vệ ông già, nổi tiếng được việc xưa nay, hôm nay nó ko hoàn thành nhiệm vụ và thấy nó khác lạ,
Ko hiểu câu "ai cũng biết sao nó lại nhè đúng lúc tai họa đổ ập xuống nhà này để vắng mặt nhỉ?" là Ngọc Thứ Lang muốn diễn tả ý nghĩ của ai ?
Người dẫn truyện Ngọc Thứ Lang hay là Micheal ?
Nếu là Micheal thì câu này hoàn toàn sai vì Micheal chỉ biết nó ko hoàn thành nhiệm vụ, ko rõ nó vắng mặt ( đã dịch ở trên )
Nếu là ng dẫn truyện thì có vẻ không phù hợp văn cảnh này cho lắm vì đang trong mạch suy đoán của Micheal,
=====================================

Cùng chương 4:​
Nguyên tác:
He shook his head. “Neither one of them,” he said. But he said it only because Sonny had said he had the answer. If it had been a vote, he would have voted Paulie guilty.
Đặng Phi Bằng:
Nó lắc đầu bảo:
- Cả hai đều vô tội.
Nhưng nó nói thế chỉ vì Sonny đã nắm câu trả lời. Nếu bỏ phiếu, nó biết phải bỏ phiếu thằng Paulie là thủ phạm
Ngọc Thứ Lang:
Nếu bỏ phiếu kín, chắc chắn Michael sẽ gạch tên Paulie. Nó chớ không thể Clemenza được! Nhưng nếu Sonny nói biết rồi thì Michael lại không thể chỉ định ai hết.(???)
THL - DTH:
— Cả hai đều không phải, - anh nói.
Anh nói thế vì biết rằng Sonny đã biết hết rồi. Nếu buộc phải quyết án thì Michael đã nêu đích danh tội phạm là Paulie Gatto
======================================​
Chương 5 :​
Nguyên tác:
Michael didn’t say anything. He felt awkward, almost ashamed, and he noticed Clemenza and Tessio with faces so carefully impassive that he was sure that they were hiding their contempt. He picked up the phone and dialed Luca Brasi’s number and kept the receiver to his ear as it rang and rang.
Đặng Phi Bằng:
Micheal im lặng. Nó cảm thấy kỳ kỳ, gần như xấu hổ. Nó cũng thấy vẻ mặt lầm lỳ của Clemenza và Tessio, nó tin chắc hai lão đang ráng che giấu sự bất mãn. Nó bốc điện thoại lên quay số, gí ống nghe sát tai, nghe tiếng chuông reo liên tục.
Đoạn này Đặng Phi Bằng dịch thiếu câu gọi số Luca Brasi :pudency: chắc lỗi thằng đánh máy :gach:
Ngọc Thứ Lang:
Muốn thế nào cũng được. Michael chỉ gật đầu. Rõ ràng nó có cảm giác ngượng ngùng. Nó đọc được ý nghĩ của hai lão caporegime: coi cả hai thằng cùng lì lì thế kia là Clemenza và Tessio đều bất mãn rõ có điều họ không nói ra. Gác phôn cũng được. Michael bèn thi hành nhiệm vụ “liên lạc viên điện thoại”: thử gọi số của Luca Brasi thì nó vẫn biệt tăm.
THL - DTH:
Michael không nói gì. Anh thấy bối rối, thậm chí còn xấu hổ nữa. Clemenza và Tessio ngồi ngay cuối bàn, cố giấu sự coi thường đối với anh. Michael cầm máy, quay số điện của Luca Brasi, ấn chặt ống nghe vào tai và nghe những tiếng tút dài.
=====================================​
Và đây là chương huyền thoại mà các fan Ngọc Thứ Lang hay quote lại mỗi khi có tranh luận:
Nguyên tác:
…”The landlord, Mr. Roberto, came to the neighborhood every day to check on the row of five tennements that he owned. He was a padrone, a man who sold Italian laborers just off the boat to the big corporations. With his profits he had bought the tennements one by one. An educated man from the North of Italy, he felt only contempt for these illiterate Southerners from Sicily and Naples, who swarmed like vermin through his buildings, who threw garbage down the air shafts, who let cockroaches and rats eat away his walls without lifting a hand to preserve his property. He was not a bad man, he was a good husband and father, but constant worry about his investments, about the money he earned, about the inevitable expenses that came with being a man of property had worn his nerves to a frazzle so that he was in a constant state of irritation. When Vito Corleone stopped him on the street to ask for a word, Mr. Roberto was brusque. Not rude, since any one of these Southerners might stick a knife into you if rubbed the wrong way, though this young man looked like a quiet fellow”…


Đặng Phi Bằng:
NGày nào ông chủ cho thuê nhà, lão Roberto, cũng đánh một vòng quanh năm chung cư của lão để kiểm tra. Lão là một "ông lớn", chuyên bán những tay lao động người Ý vừa mới chân ướt chân ráo tới nước Mỹ cho mấy công ty lớn. Tiền kiếm được lão lần lượt mua bất động sản, hết căn này tới căn khác để cho thuê. Vốn là một thằng cha có học đến từ Bắc Ý, lão rất khinh bỉ tụi vô học ngu dốt đến từ Sicily hay Naples. Lũ nhà quê này lúc nhúc trong những căn nhà của lão như chấy rận, ăn ở dơ dáy, xả rác tùm lum, thản nhiên nhìn chuột bọ phá phách tài sản của lão, chẳng thèm nhúc nhích xua đuổi. Lão đâu phải người xấu, lão là người chồng người cha tốt, chỉ hơi bị quá bận tâm vì tiền, tiền kiếm được phải tiêu vào những chuyện đặng chẳng đừng, tất cả làm lão muốn điên lên, nên lúc nào lão cũng cau có, gắt gỏng.
Nên khi bị Vito chặn lại ngoài đường để thưa đôi câu, lão bực lắm, nhưng đối với thằng miền nam này mà không khéo xử, là tụi nó lụi cho một dao liền, vả lại thằng thanh niên này cũng có vẻ hiền lành.



NGỌC THỨ LANG:

…”Chủ phố Roberto ngày nào chẳng tới ngó qua 5 dãy nhà cho mướn xóm này? Nhưng là người tốt thì chưa chắc vì nghe nói tiền cất từng dãy nhà cho mướn toàn do áp-phe mộ phu mà có. Nghĩa làông chủ từng đi khắp miền quê mộ dân phu cung cấp cho các đồn điền, xí nghiệp.Ông chủ là người miền Bắc lại có học thức thì đám cù lần mù chữ, thất học miền Nam có coi ra gì? Nhất là bọn đầu bò đầu bướu ở Naples, ở Sicily!

Đối với ông chủ thì chúng chỉ là thứ con sâu cái kiến, thứ vô trách nhiệm ăn đâu ỉa đấy, sân trước sân sau là để liệng rác tuốt và có thấy gián phá chuột gặm cả dãy nhà cũng làm lơ đừng ngó! Thực ra Roberto đâu phải người xấu mà là chồng tốt cha hiền. Có điều đầu óc lúc nào cũng điên lên vì tiền. Tiền kiếm được sợ ít, tiền bỏ ra làm ăn sợ mất và tiền tiêu ra sợ uổng. Tối ngày chỉ có lo tiền mà quạu quọ.

Vì vậy, đang đi đường bị Vito Corleone lễ phép chặn hỏi chút chuyện,ông chủ bực lắm. Nhưng với đám dân miền Nam thì tụi nó có hỏi gì chẳng nên làm chúng mất mặt ngang có ngày ăn dao oan. Ông chủ biết vậy nên dù thằng cha này coi bộ hiền lành cũng không dám để lộ bực bội mà chỉ dừng lại nghe một cách khó chịu.”


Bản dịch của Trịnh Huy Ninh- Đoàn Tử Huyến :
…”Chủ nhà Rôbêrtô ngày nào cũng rảo một lượt qua năm ngôi nhà của ông ta nằm cùng một dãy trên phố. Bảo là người tốt bụng thì chưa chắc vì nghe nói tiền tậu nhà là nhờ trò mộ phu mà có. ông ta đây từng đi khắp nơi mộ phu cho các đồn điền, xí nghiệp kia mà. ông ta người miền Bắc, lại có chữ nghĩa, bọn miền Nam ngu dốt ông ta bóp là phải lè lưỡi ra. Bọn này ông chủ coi như rơm rác, nhếch nhác, cẩu thả, chẳng biết giữ gìn cái gì bao giờ. Thực ra mister Rôbertô không phải người ác có điều đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến tiền. Tiền kiếm được – lo ít, tiền bỏ ra làm ăn – lo mất, tiền chi tiêu – lo phí. Chỉ vì tiền mà suốt ngày cứ khó đăm đăm. Khi Vi tô Côrleône ngăn ông ta lại nói chuyện, miste Rôbertô đáp lại có phần hơi gay gắt. Gay gắt nhưng không thô lỗ, bởi lẽ dân miền Nam có thói quen hơi một tí là rút dao – tuy thế anh chàng này có vẻ hiền.”…

======================================​
Mạn phép bình loạn tiếp 

Và chỉ cần đọc qua những đoạn so sánh trên ( và còn nhiều đoạn khác nữa - đọc so ngang là thấy) sẽ có cảm giác Michael version NTL luôn có sự nguy hiểm ( hay ra vẻ nguy hiểm) hơn hẳn Michael gốc vậy :D

Michael gốc đoạn này luôn đc tác giả miêu tả 1 cách thư sinh, trầm tính ít nói, không thể hiện gì nhiều,

Mục đích chính là để làm nổi bật quá trình thay đổi của cậu chàng thông qua các chương truyện, làm người đọc bất ngờ khi chứng kiến Michael phát triển ra sao ở các phần sau,

Nhưng Michael của NTL luôn được rào trước đón sau, luôn được dịch giả ưu ái dành cho nhiều câu miêu tả, ra dáng ngầm, nôm na là ra vẻ nguy hiểm :

+ Vẻ khác lạ trên khuôn mặt nó không giấu nổi Michael
+ Nó đọc được ý nghĩ của hai lão caporegime

Phong cách Mẽo như em thấy qua bản gốc của Puzo thì họ thường rất ngắn gọn, kiệm lời kiểu Michael và giọng văn lạnh lùng khô khan, miêu tả câu chuyện qua hành động, hình ảnh nhân vật chính sẽ được thể hiện qua hành động, lời nói trong tác phẩm

Người đọc sẽ tự rút ra cảm nhận về từng nhân vật một cách chủ quan, chứ tác giả người dẫn truyện không phải là kể lể dông dài giải thích rào trước đón sau thể hiện nhiều về nhân vật chính gì cả

Nên cảm giác của nhiều ng sẽ là thấy bản gốc khô khan và ít cảm xúc hơn bản NTL

Có lẽ vì thế mà nhiều người chê hẳn bản của Puzo không hay không chất bằng bản của NTL

Nhưng cá nhân em thấy thích chất lạnh lùng ở bản gốc hơn, nó giống mafia Mẽo Ý hơn là giang hồ Sài Gòn.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000