Chơi vơi giữa dòng xoáy cuộc đời khi mà những điều khủng khiếp của chiến tranh vẫn còn ám ảnh, Ludwig Bodmer lựa chọn cách đối mặt bằng thái độ hài hước và bất cần. Tuy nhiên, bên trong anh lại là trái tim của một nhà thơ, với tâm hồn nồng nàn và lãng mạn, đang đấu tranh với thời cuộc và với chính mình để tìm ra ý nghĩa thật sự của cuộc sống mà anh đang và muốn sống.
Lấy bối cảnh thành phố quê nhà của Remarque giữa hai cuộc thế chiến, Bia mộ đên mang nhiều tính chất tự truyện và đậm màu sắc triết lý trào phúng. Như chính tác giả từng viết, đây là “câu chuyện về tuổi trẻ trễ tràng”, về một thế hệ vỡ mộng, miệt mài đi tìm lời đáp cho những câu hỏi quan trọng mà nhân loại đã dần dần quên lãng.
Remarque (1898 – 1970) là nhà văn lừng danh người Đức. Ông nổi tiếng với Phía Tây không có gì lạ, một trong những tác phẩm hay nhất về Thế chiến I. Các tác phẩm tiêu biểu khác của ông như Ba người bạn, Khải hoàn môn, Đêm Lisbon…cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định tài năng và danh tiếng của ông khắp năm châu. Năm 1931, ông được đề cử cả giải Nobel Văn chương và Hòa bình.
Bia mộ đen (Der schwarze Obelisk – 1956) một lần nữa cho thấy thiên bẩm của Remarque trong việc nhìn ra được niềm vui, lạc quan và những điều tốt đẹp giữa khổ đau, tuyệt vọng và xấu xí. Nhận xét về tác phẩm này, cây bút F.T. Marsh của tờ New York Herald Tribune từng viết: “Dí dỏm nhưng đượm buồn, vừa nghiêm túc lại có chút giang hồ, tuyệt diệu trong từng câu chữ nhưng vẫn khó nắm bắt vô vùng”.
Những tác phẩm tiêu biểu:
***
Tôi không hề gặp lại một người nào nữa hết. Nhiều lần, tôi có ý định trở về nhưng lần nào cũng bị ngăn chận. Tôi nghĩ là sẽ có một thời gian nào đó thuận tiện hơn nhưng bây giờ thì đã hết rồi. Bóng tối đã phủ trùm lên nước Đức, tôi đã mất quê hương và lúc trở về, tôi chỉ còn thấy những điêu tàn. Georges đã chết. Mụ Konersmann sau bao nhiêu công trình dọ dẫm đã khám phá ra được cuộc tình vụng trộm của Lisa và Georges. Năm 1933, mười năm sau, mụ ta tố cáo với Watzek lúc bấy giờ là chỉ huy trưởng đội S.A. Mặc dầu đã ly dị Lisa tới năm năm, Watzek vẫn cứ nhốt tình địch vào trại tập trung của hắn. Vài tháng sau, Georges chết.
Hans Hungermann, ủy viên văn hóa và là Đảng viên cao cấp đã ca tụng Đảng Quốc xã bằng một loạt thơ nóng bỏng. Năm 1945, hắn mất chỗ hiệu trưởng. Tuy nhiên, cũng như một số đảng viên khác, hắn sống một cách khá đầy đủ tiện nghi khỏi phải đi làm, nhờ có tiền hồi hưu.
Nhà điêu khắc Kurt Bach sống luôn sáu năm trong một trại tập trung và trở về què quặt. Hiện nay, mười năm sau cuộc thảm bại, hắn vẫn phải vất vả để nuôi miệng cũng như bao nhiêu nạn nhân khác của chiến tranh. Hắn chỉ mong kiếm được mỗi tháng bảy chục ngàn Đức kim, khoảng một phần mười tiền trợ cấp cho Hungermann, khoảng một phần mười số tiền mà nhà nước cấp dưỡng cho viên chúa trùm mật vụ Gestapo, người ta có sáng kiến lập các trại tập trung mà Kurt bị nhốt và trở về què quặt... Đó là chưa kể các khoản trợ cấp cao hơn cho các tướng lãnh, tội nhân chiến tranh, và các đảng viên Quốc Xã khác. Henri Kroll, vượt thoát mọi biến cố, nhận thấy mọi quyền hạn và công lý vẫn còn đứng về phía quê hương yêu dấu của chúng tôi.
Viên trung đội trưởng thiết kỵ Wolkeinstein rất lên hương. Người của Đảng và kỳ thị chủng tộc hết mình, sau chiến tranh, im hơi lặng tiếng luôn vài năm và bây giờ, cũng như bao nhiêu đồng chí khác, được làm nhân viên Bộ Ngoại giao.
Bodendick và Wernicke cố giấu được một số người Do Thái trong trại điên bất trị. Họ cho những người trốn tránh cạo đầu và học cách giả điên. Sau đó ít lâu, Bodendick bị thuyên chuyển về một làng hẻo lánh vì đã lỡ nói một vài lời bất ý khi đức Giám mục của ông ta chấp nhận làm cố vấn cho một chính phủ chỉ lấy chuyện tàn sát làm bổn phận thiêng liêng. Wernicke cũng bị đổi đi vì không chịu chích thuốc độc cho những người điên. Trước khi ra đi, ông ta đã tập hộp được một số dân Do Thái và tổ chức một cuộc chạy trốn, ông ta bị gởi ra mặt trận và chết ở đó năm 1944. Willy ngã gục năm 1942. Otto Bambuss năm 1945. Charles Kroll năm 1944. Lisa chết trong một cuộc ném bom. Bà Kroll cũng cùng chung số phận.
Edouard Knoblock thì vượt qua tất cả. Hắn phục vụ tất cả các quyền lực, tốt cũng như xấu, với tất cả nhiệt tâm. Nhà hàng của hắn bị phá hủy nhưng đã được xây cất lại. Hắn không cưới Gerda và không ai biết cô ta hiện ra sao. Tôi cũng chằng được một tin tức nào về Geneviève Terhoven.
Oscar “mắt treo cờ tang” dựng nghiệp một cách huy hoàng. Lúc chiến tranh xảy ra hắn bị gởi sang Nga làm lính trơn và kế đó được chỉ định làm Thanh Tra nghĩa địa. Năm 1945, hắn làm thông dịch viên cho quân đội chiếm đóng và chỉ vài tháng sau được làm Thị trưởng. Thị trưởng Werdenbruck. Kế đó hắn hùn với Henri Kroll, cả hai tạo dựng một xưởng mới và rất phát tài. Vào thời đó mộ bia cũng khan hiếm như bánh mì.
...
Mời các bạn đón đọc Bia Mộ Đen của tác giả Erich Maria Remarque.