Chân Dung Dorian Gray |
|
Tác giả | Oscar Wilde |
Bộ sách | |
Thể loại | Kinh điển |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook prc pdf epub azw3 |
Lượt xem | 10878 |
Từ khóa | eBook prc pdf epub azw3 full Oscar Wilde Nguyễn Thơ Sinh Tiểu Thuyết Kinh Điển Văn học Ireland Văn học phương Tây |
Nguồn | Hoa Quân Tử |
Năm 1890, Oscar Wilde ra mắt cuốn tiểu thuyết duy nhất của mình và đã gây sốc với văn đàn Anh bấy giờ.
Trong suốt hơn 100 năm sau, cuốn tiểu thuyết Bức họa Dorian Gray nổi tiếng trên toàn thế giới, trở thành tác phẩm tiêu biểu cho quan niệm "nghệ thuật vị nghệ thuật" và được đông đảo công chúng đón nhận.
Bức họa Dorian Gray của văn hào Anh Oscar Wilde kể về cuộc đời của chàng trai Dorian Gray - người sở hữu vẻ đẹp ngoại hình đầy mê hoặc - trong mối quan hệ với họa sĩ Basil Hallward và quý tộc Henry Wotton.
Trong niềm say mê vẻ ngoài của chàng thanh niên trẻ trung, Basil đã vẽ nên bức chân dung Dorian Gray, để rồi bức họa đó đã thay Dorian lưu lại tất cả những gì xấu xí nhất, suy đồi nhất mà anh đã làm. Nhờ bức họa, dù hưởng thụ lối sống sa đọa và xấu xa, Dorian vẫn giữ mãi được dáng vẻ ngây thơ, tươi trẻ của mình cho đến khi lìa đời.
Cuốn tiểu thuyết của Oscar Wilde khai thác môtíp quen thuộc là "giao kèo với quỷ dữ". Mặc dù đây không phải môtíp mới, nhưng Oscar Wilde vẫn đem đến cho độc giả một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ.
Từ đầu đến cuối, tác giả tập trung mô tả vẻ đẹp trong sáng, ngây thơ, tươi trẻ của Dorian khi anh ta sống và yêu, đồng thời cũng mô tả cả sự suy đồi của vẻ trong sáng, ngây thơ, tươi trẻ ấy ẩn hiện qua bức chân dung mà Basil vẽ khi Dorian sa đọa về cả đạo đức và lối sống. Càng sa đọa, Dorian càng trẻ đẹp, bức họa càng tồi tàn.
Toàn bộ tác phẩm không nhấn mạnh đến lợi ích hay tác hại của "sự giao kèo", mà khiến người đọc trăn trở về nghệ thuật và cái đẹp: Thế nào là cái đẹp? Cái đẹp có đi liền với đạo đức không? Cái đẹp có chức năng hay tác dụng gì? Cái đẹp tồn tại độc lập hay phụ thuộc vào người ngắm?
Khi Dorian nhìn vào chính mình trong bức chân dung đã tàn tạ đến mức khủng khiếp, cậu quyết định dùng dao hủy đi bức tranh.
Thế nhưng bức tranh có bị hủy hoại hay không, vẻ đẹp đích thực có bị hủy hoại hay không, người đọc khó lòng trả lời được. Bởi cuối cùng, thứ mà mấy người làm công nhìn thấy trong phòng không phải một bức tranh bị đâm nát, mà là một Dorian mang vẻ tàn ác và nhàu nát vô cùng.
Nếu Basil là đại diện cho người nghệ sĩ truy cầu cái đẹp và tình cảm mù quáng khi đứng trước vẻ đẹp bên ngoài, Henry đại diện cho sự châm biếm cùng cực đối với con người và xã hội đương thời, thì nhân vật Dorian Gray vừa là đại diện dễ thấy nhất cho cái đẹp, nhưng anh ta cũng là đại diện rõ ràng nhất cho con người: vừa mang vẻ đẹp hoàn hảo, lại vừa mang khả năng suy đồi rõ ràng nhất.
Còn bức họa Dorian đại diện cho điều gì, đây là điều mỗi người đọc cần tự mình khám phá.
Không chỉ lưu giữ nét đẹp cổ điển của ngôn ngữ Anh thế kỷ 19, những vấn đề về nghệ thuật và nhân sinh từng được đề cập trong sách cho đến nay cũng vẫn còn nguyên giá trị.
***
Bức Chân dung Dorian Gray đưa người đọc nhận ra những điều kích sâu lắng, phức tạp và thiêng liêng hơn của thân phận con người. Dorian Gray, nhân vật chính của tiểu thuyết, với những khác khao ích kỷ của bản năng và trăn trở của mặc cảm, ngộ nhận; những cám dỗ cố hữu của nhục thể và sự kháng cự quyết liệt của tinh thần, những cú trượt ngã không phanh, những nổ lực trong tuyệt vọng, và cả sự tự vấn, phản tỉnh... tất cả đang quyện vào nhau như một bức thảm được dệt nên bằng những sợi chỉ tối tăm hoảng loạn nhuộm bằng máu.