Để tưởng nhớ cái ngày khủng khiếp mà Ayatollah Khomeini, lãnh tụ Hồi giáo tối cao và cũng là người thành lập Cộng hòa Hồi giáo Iran, đề ra bản án cái chết cho công dân Anh Salman Rushdie, bốn mươi tổ chức thành viên thuộc Những người canh giữ cuộc Cách mạng Hồi giáo (“Pasdaran”, một tổ chức bán quân sự nằm trong danh sách chính thức những tổ chức khủng bố của Mỹ), đã ra giá 300.000 đôla cho chiếc đầu của Salman Rushdie, thêm vào khoản tiền trước đó.
Mansour Amini, Chủ tịch Tổ chức Saraj Cyberspace, người đóng góp vào cuộc truy lùng này 500 triệu rials (khoảng 380 triệu VND), đã thông báo tên của những cơ quan báo chí tài trợ tiền, trong đó có cơ quan Fars News hay Tehran Press News, cho kẻ nào giết chết được nhà văn này.
Shahin Gobadi, đến từ Hội đồng quốc gia của Kháng chiến Iran (viết tắt trong tiếng Pháp CNRI), tuyên bố trong một thông cáo ngày 19 tháng hai: “Điều này một lần nữa chỉ ra một cách rõ ràng rằng chủ nghĩa khủng bố đã bị hòa lẫn vào bản chất của chế độ này, như những trụ cột sống còn của nó. Có một sự thật rằng, việc những phương tiện truyền thông đại chúng của chế độ này rót ngân sách cho một kẻ ám sát đã chỉ ra rằng tất cả các cơ quan chính thống đã quay lưng lại với những mục tiêu chết chóc. Thật buồn cười khi nghĩ rằng một phần của nền chính trị đầy quyền lực này có thể bị tiết chế.”
Năm 1989, Ayatollah Rouhollah Khomeini đã đề ra một bản án chống lại nhà văn Salman Rushdie, đồng thời tố cáo những lời xúc phạm nhà tiên tri Mohamet mà nhà văn viết trong quyển sách Les versets sataniques (tạm dịch: Những vần thơ của quỷ Satan), dịch sang tiếng Pháp năm 1998, NXB Bourgois. Ba nhà xuất bản Plon, Pocket và Folio đã có những lần tái bản tương ứng vào năm 1999, 2000 và 2012. Bản án chống lại nhà văn đã trở thành chủ đề của nhiều tác phẩm, trong đó có L’Affaire Rushdie (tạm dịch: Vụ việc Rushdie) của Raphaël Aubert (NXB Cerf, 1990) hay La fatwa contre Rushdie (tạm dịch: Bản án chống lại Rushdie): lời giải thích chiến lược của Ramine Kamrane (NXB Kimé, 1997).
Ngày 15 tháng hai năm trước, trong khi Iran tẩy chay Hội chơ sách Francfort vì tác giả này là khách mời danh dự, 40 cơ quan báo chí thuộc Chính quyền Iran đã tài trợ một khoản tiền khổng lồ 600.000 đôla (khoảng 500 000 euros) sẽ trao cho người ám sát được Salman Rushdie.
Chú thích:
Salman Rushdie (sinh năm 1947 tại Bombay dưới tên Ahmed Salman Rushdie) là một nhà văn người Ấn Độ. Ông nổi tiếng thế giới sau khi sáng tác Những vần thơ của quỷ Satan và bị Giáo chủ Ruhollah Khomeini của Iran ra lệnh cho tín đồ đạo Hồi trên toàn thế giới truy nã tử hình. Tới tháng 9 năm 1998, chính quyền Iran mới hủy bỏ lệnh tử hình ông.
Năm 1981, Salman Rushdie được trao giải thưởng Booker với cuốn tiểu thuyết Những đứa con của nửa đêm (Nhã Nam phát hành). Năm 1992, ông đoạt Giải quốc gia Áo cho Văn học châu Âu và Giải Tucholsky của Thụy Điển.
Các tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt:
Sayyid Ruhollah Musavi Khomeini (24 tháng 9 1902 – 3 tháng 6 1989) là một nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị gia người Iran, người lãnh đạo cuộc Cách mạng Iran 1979 trong đó chứng kiến sự lật đổ của Mohammad Reza Pahlavi, vị Shah cuối cùng của Iran. Sau cuộc cách mạng và một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc, Khomeini trở thành Lãnh đạo Tối cao của Iran – một vị trí có quyền lực tối cao cả về chính trị lẫn tôn giáo của quốc gia được hiến pháp đặt ra, cho tới khi ông qua đời. Ông còn được gọi là Ayatollah Khomeini, trong Hồi giáo Shia Ayatollah hay là Marja là người có thẩm quyền để thực hiện các quyết định pháp lý trong phạm vi của luật Hồi giáo cho tín đồ và giáo sĩ.
Là người được hàng triệu người dân Iran tôn trọng, cả lần trở về của ông từ cuộc lưu đày hay đám tang của ông đều là những sự kiện lớn của quốc gia với hàng triệu người tham dự. Ở nước ngoài, ông được biết nhiều vì sự ủng hộ những người bắt cóc con tin trong suốt cuộc Khủng hoảng Con tin Iran và lời kêu gọi fatwa (bản án) cho cái chết của công dân Anh Salman Rushdie. Khomeini được tạp chí Time bầu là nhân vật của năm năm 1979.
Phương Thảo (bookaholic.vn - theo Livres Hebdo)