Sách “Tôi Tự Học” của tác giả Nguyễn Duy Cần đề cập đến khái niệm, mục đích của học vấn đối với con người đồng thời nêu lên một số phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả. Tác giả cho rằng giá trị của học vấn nằm ở sự lĩnh hội và mở mang tri thức của con người chứ không đơn thuần thể hiện trên bằng cấp.
Trong xã hội ngày nay, không ít người quên đi ý nghĩa đích thực của học vấn, biến việc học của mình thành công cụ để kiếm tiền nhưng thực ra nó chỉ là phương tiện để đưa con người đến thành công mà thôi. Bởi vì học không phải để lấy bằng mà học còn để “biết mình” và để “đối nhân xử thế”. Cuốn sách này tuy đã được xuất bản từ rất lâu nhưng giá trị của sách vẫn còn nguyên vẹn.
Những tư tưởng, chủ đề của sách vẫn phù hợp và có thể áp dụng trong đời sống hiện nay. Thiết nghĩ, cuốn sách này rất cần cho mọi đối tượng bạn đọc vì không có giới hạn nào cho việc truy tầm kiến thức, việc học là sự nghiệp lâu dài của mỗi con người. Đặc biệt, cuốn sách là một tài liệu quý để các bạn học sinh - sinh viên tham khảo, tổ chức lại việc học của mình một cách hợp lý và khoa học. Các bậc phụ huynh cũng cần tham khảo sách này để định hướng và tư vấn cho con em mình trong quá trình học tập.
***
Tôi còn nh ớ một câu chuyện ngụ ngôn Ả Rập rất ngộ nghĩnh sau đây do văn sĩ Anatole France thuật lại: Có một Nhà Vua gọi các bậc trí giả trong nước, bảo tìm tòi và mang lại cho ông sự khôn ngoan. Các bậc bác học ấy sưu tầm tất cả sách vở hay nhất trong nước để chở đến cho Nhà Vua. Nhà Vua đang bận vui chơi trong một yến tiệc nên không có ngày giờ đọc: “Nhiều quá! Làm sao đọc hết được? Suốt đời ta cũng không đọc hết. Các người hãy tuyển lại trong đống sách ấy những quyển nào hay nhất và cần thiết nhất thôi!”
Các nhà bác h ọc mới ngày đêm tuyển chọn, còn được một mớ sách hay nhất, bèn đem chở đến Nhà Vua. Bấy giờ Nhà Vua đang mơ màng buồn ngủ, bèn bảo: “Vẫn còn nhiều quá! Các khanh cố gắng thêm lên, đọc lại thật kỹ các sách này và tóm tắt lại tinh hoa của nó, viết thành một quyển sách thôi, rồi ta sẽ đọc quyển ấy để thu thập sự hiểu biết của những bậc thông minh nhất thế giới từ cổ chí kim, có phải tiện hơn không?”
Các nhà bác h ọc uyên thâm nhất, cặm cụi cả năm trường mới rút đặng tinh hoa vào một bộ sách duy nhất. Lòng mừng khấp khởi, vị cao niên nhất trong các nhà thông thái ôm bộ sách quýấy vào đền. Nhà Vua cũng vẫn chê là còn dài dòng lắm:
“Khanh hãy c ố gắng rút tất cả tinh hoa bộ sách này làm thành một câu thôi, như thế ta chỉ học lấy câu ấy để biết được tất cả cái biết của con người từ xưa đến nay, trong khắp thiên hạ”.
Nhà thông thái tr ở về, và sau một tháng trở vào đền, cầm theo câu tư tưởng tinh hoa của tất cả sự hiểu biết của con người, viết trên một tấm lụa ngà: “Con người sinh ra, yếu đuối, trần truồng. Càng ngày càng lớn hơn, về sức mạnh cũng như về dục vọng, nhưng lòng tham muốn lại không bao giờ thoả mãn. Rồi tàn tạ, rồi tiêu vong”.
Nhà Vua đang bận sửa soạn ra quân tỏ vẻ giận dữ nói: “Điều ấy có gì mà phải nói. Ta đã biết dư rồi! Chúng anh toàn là bọn láo cá!”.
...
Mời các bạn đón đọc
Tôi Tự Học của tác giả
Nguyễn Duy Cần.