Bộ truyện A Rập "Nghìn Lẻ Một Đêm" và bộ truyện Ba Tư "Nghìn Lẻ Một Ngày" có thể coi như hai anh em sinh đôi. Không chỉ bởi tên sách và thời gian ra đời của chúng: Mười tập "Nghìn Lẻ Một Đêm" do nhà Đông phương học Antoine Galland chuyển từ tiếng A Rập sang tiếng Pháp ra mắt bạn đọc từ năm 1704 đến năm 1711 tại Paris - sau khi ông mất, còn ra thêm hai tập nữa. Năm tập của "Nghìn Lẻ Một Ngày" do một nhà Đông phương lỗi lạc khác là Francois Pétis De La Croix thực hiện từ nguyên bản tiếng Ba Tư, được xuất bản cũng tại Paris từ năm 1910 đến năm 1912. Cấu trúc hai bộ truyện giống nhau: Có một truyện mở đầu làm khung cảnh để từ đấy nhìn ra một khoảng trời lung linh muôn vàn vì sao cổ tích, ở đó người trần thế và thần linh chung sống với nhau, thực hư trộn lẫn, trí tưởng tượng bay bổng lên thiên đàng, xuống địa ngục rồi trở về trái đất, bên cạnh nhiều chi tiết huyễn hoặc là cuộc sống thực tại được miêu tả bằng những nét bút tả chân... Thành công của bộ "Nghìn Lẻ Một Ngày", ít nhất trong hơn một trăm năm đầu, không mấy kém. Từ tiếng Pháp bộ truyện được dịch ra nhiều thứ tiếng như Đức, Anh, Hà Lan, Đan Mạch, Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và... Ba Tư. "Nghìn Lẻ Một Ngày là một công trình hoàn hảo nhất của nghệ thuật kể chuyện theo phong cách thế kỷ XVIII... Độc giả nào chưa đọc bộ sách ấy, chưa thể nói mình đã thông hiểu mọi tuyệt tác của nền văn học Pháp".
Bộ Nghìn Lẻ Một Ngày tuy ra đời sau khi bộ Nghìn Lẻ Một Đêm toả sáng chói lọi, vẫn được nhiều nhà văn và học giả đương thời đánh giá cao. Văn hào và triết gia đi tiên phong thế kỷ ánh sáng:
Voltaire (1694-1778), người mà người ta đồn có lần cho rằng trong số các tác gia lỗi lạc cùng thời với ông như
Jean Jacques Rousseau, Diderot, Montesquieu, Bernadin De Saint Pierre... chỉ mỗi một Lesage có thể sánh ngang văn tài của mình, đã đánh giá cao bộ
Nghìn Lẻ Một Ngày. Voltaire viết trong bộ Thời đại vua Louis XIV của ông như sau: "...
Người ta đọc được của F. Pétis de la Croix Chuyện Thành Cát Tư Hãn và Chuyện Tamerlan (tức Timour-I Lang) dựa theo các tác gia cổ người A Rập, cùng nhiều tác phẩm có ích khác; tuy nhiên bản dịch bộ Nghìn Lẻ Một Ngày của ông là cuốn sách có nhiều người đọc hơn cả..." tại một bài khác,
Voltaire lại viết: "
Nghìn Lẻ Một Đêmhay Nghìn Lẻ Một Ngày đều giống như nhau thôi, đều cùng là Nghìn lẻ Một" - ý nhà văn muốn nói cả hai tác phẩm cùng hấp dẫn, phong phú tuyệt vời không mấy khác nhau.